Trong cuộc tổng tuyển cử Mỹ, đâu đâu cũng lấp ló ‘bóng ảnh ma quỷ kỳ dị’ của Trung Quốc, cái bóng ma này còn kèm theo tiếng leng keng kim tiền của Trung Quốc. “Vấn đề con trai của ông Biden”, Hunter Biden, chính là một trong số đó. 

cha con nha ong Biden
Ông Joe Biden và con trai Hunter Biden (Ảnh ghép từ các bức ảnh của: Pixabay, Ralph Alswang Flickr, Barack Obama Flickr)

“Biden Bắc Kinh” liệu đúng với thực tế?

Để tiện cho phân tích bên dưới, trước tiên xin giới thiệu một chút về mối quan hệ giữa ứng cử viên tranh cử Tổng thống của Đảng Dân chủ, cựu Phó Tổng thống Joe Biden với Trung Quốc. 

Ông Biden có một biệt hiệu là “Biden Bắc Kinh” (Beijing Biden), là từ ngữ mà Tổng thống Mỹ Trump dùng trong quảng cáo tranh cử vào tháng Tư năm nay, ý tứ là chỉ trong quá khứ ông Biden đã quá hữu hảo với Trung Quốc, Mỹ muốn chặn Trung Quốc thì phải chặn ông Biden trước. Quảng cáo đã trích dẫn lời của ông Biden phát biểu công khai trong tại bang Iowa ngày 2/5/2019: “Trung Quốc sẽ ăn mất bữa trưa của chúng ta? Thôi đi”, “Trung Quốc không phải là đối thủ cạnh tranh của Mỹ”. 

Câu này không phải là bôi nhọ ông Biden, ông ấy xác thực đã từng nói, mà không chỉ nói một lần “Trung Quốc không phải là đối thủ cạnh tranh của nước Mỹ”. Ông ấy còn có nhiều câu chuyện liên quan đến Trung Quốc, ví dụ con trai của ông là Hunter Biden sau khi tháp tùng ông thăm Trung Quốc, Trung Quốc đã tặng cho túi quà. Câu chuyện này cũng giống với chuyện về công ty khí đốt tự nhiên của Ukraine, ông Biden đều lên tiếng phủ nhận. Ngày 23/9 năm nay, Ủy ban An ninh nội địa và Ủy ban Tài chính thuộc Thượng viện Mỹ đã công bố báo cáo phối hợp điều tra trong nhiều tháng, nội dung liên quan đến mối quan hệ lợi ích giữa con trai ông Biden là Hunter Biden và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), và cả vai trò của anh ta trong hội đồng quản trị của công ty khí đốt tự nhiên của Ukraine, còn có các giao dịch tài chính rộng và phức tạp giữa anh ta và công dân nước ngoài. 

Phóng viên của New York Times tại Trung Quốc chắc chắn hiểu rõ những mối quan hệ này, nhưng bỏ qua mối quan hệ lợi ích nhạy cảm nhất giữa Hunter và Trung Quốc, đã viết một số bài báo từ một mối quan hệ khác ca ngợi Biden là một ứng cử viên Tổng thống hiểu về ngoại giao. Ví dụ, bài viết “40 năm Biden và Trung Quốc: Từ ủng hộ Trung Quốc trỗi dậy đến cứng rắn với Trung Quốc” (đăng ngày 8/9/2020), đã kể lại ngắn gọn về lịch sử quan hệ của  ông Biden và Trung Quốc: Kể từ tháng 4/1979, ông Biden với tư cách là thành viên bình thường đầu tiên của phái đoàn Quốc hội được Mỹ cử đến thăm Trung Quốc kể từ khi ĐCSTQ thành lập chính quyền vào năm 1949. Đến năm 2001, Biden, với tư cách là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, đã dẫn đầu một phái đoàn thăm Trung Quốc để giúp mở ra một thời kỳ quan trọng trong hệ Mỹ – Trung, thiết lập quan hệ thương mại với Trung Quốc, giúp Trung Quốc – một quốc gia cộng sản, gia nhập WTO. Đồng thời ông cũng nói với Giang Trạch Dân: “Mỹ hoan nghênh sự trỗi dậy của một Trung Quốc thịnh vượng và hội nhập trên trên vũ đài toàn cầu, bởi vì chúng tôi kỳ vọng đây sẽ là một Trung Quốc tuân thủ các quy tắc”, Biden cũng gửi thông điệp tương tự báo chí Mỹ sau khi về nước. 

Trong những thập kỷ sau đó, ông Biden luôn giữ thái độ thân thiện với Trung Quốc, trong hai năm 2011 và 2012, Biden và Tập Cận Bình đã gặp nhau ít nhất 8 lần. Những lời phê bình của ông Biden về Trung Quốc đã không xuất hiện cho đến cuộc tổng tuyển cử năm 2020. Phóng viên [của bài viết trên New York Times] này tin rằng “Biden đã phải đối mặt với một cuộc tấn công dữ dội từ Tổng thống Trump trong chiến dịch tranh cử, và những nhận xét của ông về Trung Quốc cho thấy tư duy của ông đã thay đổi mạnh mẽ”. Bài viết này không muốn đối mặt với một việc: ông Biden chỉ trích Trung Quốc chỉ là một kế tạm thời để tránh bị người khác nắm đằng chuôi tấn công mình. Một bài viết khác trên New York Times, “Chiến lược đồng cảm: Ngoại giao không chính thức của Biden”, đánh giá cao khả năng thiết lập mối quan hệ thân thiện riêng tư của ông Biden với lãnh đạo các nước, đặc biệt là lãnh đạo Trung Quốc.

Ngày 8/10, cựu Thượng nghị sĩ của bang Montana, ông Max Baucus – người từng là đại sứ tại Trung Quốc từ năm 2014 đến đầu năm 2017, nói trong chương trình “Squawk Box Asia” của CNBC: Nếu Biden trúng cử, quan hệ Mỹ – Trung sẽ được “thiết lập lại” trở lại “ngoại giao thầm lặng”. Theo Phòng Thương mại Mỹ, công ty tư vấn của cựu đại sứ Bocas cung cấp dịch vụ cho các công ty Trung Quốc và Mỹ. Ông là giám đốc của Ingram Micro được mua lại bởi Tập đoàn HNA của Trung Quốc và là cố vấn của Tập đoàn Alibaba. Trong chương trình phỏng vấn, ông thể hiện đầy kỳ vọng về việc sau khi ông Biden làm Tổng thống sẽ khôi phục lại mối quan hệ hữu hảo Mỹ – Trung. 

Những sự thực trên cho thấy, ông Biden có mối quan hệ tốt với Trung Quốc, và ông Biden cũng tự xưng có mối quan hệ cá nhân thân thiết với ông Tập Cận Bình. Đây đều là những sự thật không cần bàn cãi, vấn đề đặt ra là hiểu về mối quan hệ này như thế nào. Các chính trị gia Dân chủ Mỹ, các nhà tài phiệt Phố Wall và các phương tiện truyền thông cánh tả, những người không quan tâm đến việc Trung Quốc là một quốc gia cộng sản toàn trị, mà chỉ quan tâm đến lợi ích của họ, mặc nhiên coi mối quan hệ của ông Biden với Trung Quốc như một kho báu và cần nỗ lực khai quật cũng như tận dụng nó.

Bắc Kinh ủng hộ ai, hướng chảy của dòng tiền là thành thật nhất

Tuyên truyền của Trung Quốc ủng hộ ai, thì người đó đều được tuyên truyền nước ngoài của Trung Quốc biện giải thành quan điểm ​​và lập trường, đồng thời phủ nhận các quan hệ lợi ích. Nhưng có một thứ sẽ không biết nói dối, đó là tiền của Trung Quốc chảy vào túi của ai thì người đó được Bắc Kinh coi như đối tác chính trị.

Ông Biden và Đảng Dân chủ đã nhận được số tiền quyên góp đặc biệt lớn trong năm nay. Thượng nghị sĩ Cruz của Đảng Cộng hòa đã đưa ra con số trên Twitter vào ngày 13/10: “20 nhóm siêu hỗ trợ tranh cử lớn nhất đã quyên góp cho Đảng Dân chủ 422 triệu USD, 189 triệu USD đóng góp cho Đảng Cộng hòa, sự ủng hộ của Phố Wall dành cho Biden và Đảng Dân là mang tính áp đảo”.

Tất nhiên, kết quả của cuộc tổng tuyển cử không hoàn toàn quyết định bởi số tiền vận động tranh cử. Năm 2016, số tiền gây quỹ của bà Hillary gấp đôi so với ông Trump, nhưng không phải vì điều đó mà bà Hillary thắng cử. Chỉ có điều, việc các ứng viên thiếu kinh phí vận động là cũng sẽ gây nhiều khó khăn. Do đó, các công ty đa quốc gia toàn cầu ở Mỹ, đặc biệt là các công ty có quan hệ mật thiết với Trung Quốc, đã liên tiếp quyên góp tiền cho Đảng Dân chủ. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, vì lợi ích của họ từ lâu đã gắn liền với các chính sách quốc tế của Đảng Dân chủ. 

Ví dụ, ông Bloomberg đã từng nói năm 2018, ông đã đầu tư hàng trăm triệu đô la để mua 21 ghế nghị viên cho Đảng Dân chủ để bà Nancy Pelosi trở thành chủ tịch, việc chi tiền hối lộ để bầu cử phe này là chuyện thường. 

Tuy nhiên, Bắc Kinh cho rằng càng nhiều tiền thì càng có nhiều bảo hiểm, họ trực tiếp hỗ trợ Đảng Dân chủ Mỹ và Biden thông qua nhiều kênh khác nhau. Các kênh truyền thông phi chủ lưu và một số cơ quan giám sát chính phủ ở Mỹ liên tiếp khai thác các thông tin này:

Cơ quan quản lý phi lợi nhuận của chính phủ đã đệ đơn khiếu nại lên Bộ Giáo dục Mỹ tại Trung tâm Chính sách và Pháp lý Quốc gia (NLPC) để tiến hành “điều tra đầy đủ” về khoản tài trợ của Trung Quốc thông qua Đại học Pennsylvania tài trợ cho Trung tâm Biden. Theo thông tin mà trung tâm này công bố, Trung tâm Biden mở cửa vào năm 2017. Trong suốt năm 2017, cho đến khi Joe Biden tuyên bố tranh cử Tổng thống vào tháng 4/2018, Đại học Pennsylvania đã nhận được 70 triệu USD từ Trung Quốc, trong đó 22 triệu USD được liệt kê là “ẩn danh”. Trường đại học Pennsylvania và Trung tâm Biden đồng tài trợ cho Hội thảo Nghiên cứu Trung Quốc tại bang Pennsylvania năm 2020 được tổ chức vào ngày 31/1/2020. Đại sứ Hoàng Bình (Huang Ping), Tổng Lãnh sự Trung Quốc tại New York, đã có bài phát biểu tại lễ khai mạc. Số tiền đến từ Trung Quốc này cuối cùng đã đến Trung tâm Biden. Chủ tịch NLPC Peter Flaherty nói: “Trung tâm Biden hiển nhiên là mở rộng hoạt động ở Trung Quốc”.

Tổ chức American Bridge do Nghị sĩ Đảng Dân chủ David Brock sáng lập, từng đưa ra báo cáo cho biết, vào cuối năm 2018, cơ quan này đã nhận được 450 cổ phiếu do Baidu của Trung Quốc tặng, món quà này đã được tiết lộ trong các văn bản thuế mới nhất của họ. Theo bảng biểu 990 của American Bridge, món quà này có trị giá 101.037 USD. Nhóm của ông Brock đang chuẩn bị chi ít nhất 50 triệu đô la để chống lại ông Trump.

Một câu chuyện “tiền Trung Quốc” khác được lưu truyền rộng rãi ở Mỹ là trường hợp BLM (phong trào Người da đen đáng sống) lấy tiền từ Trung Quốc rồi đổi chủ, quyên góp cho Đảng Dân chủ. Nhiều phương tiện truyền thông Mỹ đã đưa tin với tiêu đề “Elephant in the Room” (con voi trong phòng). Vào ngày 21/9, Herschel Walker, một cựu ngôi sao bóng đá chuyên nghiệp người Mỹ, đã đăng một đoạn video trên Twitter và nói rằng, “Tôi vừa biết rằng Đảng Dân chủ đã quyên góp được rất nhiều tiền, và rất nhiều trong số đó đến từ ActBlue”; “ActBlue là một nền tảng gây quỹ. Nhiều nhóm xử lý các khoản quyên góp thông qua tổ chức này có liên hệ với Đảng Dân chủ. Trong số đó, tổ chức BLM được thành lập bởi những người tự xưng là ‘những người theo chủ nghĩa Marx được đào tạo’ đã ‘đưa rất nhiều tiền cho ActBlue’”. Walker nói rằng BLM có một tổ chức cấp dưới là đối tác với một tổ chức ở Trung Quốc, và tổ chức Trung Quốc này cung tiền cho họ. Dòng tiền được Walker khắc họa là: Ban đầu, tiền từ Trung Quốc, đến tổ chức Trung Quốc đó, sau đó đến BLM, và cuối cùng là đến Đảng Dân chủ.

Walker không nói rõ công ty con BLM mà anh chỉ là công ty nào. Nhưng chưa đầy một tuần trước khi Fox có bài phân tích, ông Mike Gonzalez, một nhà nghiên cứu cấp cao tại tổ chức tư tưởng bảo thủ Quỹ Di sản (The Heritage Foundation), đã tiết lộ trên trang web tin tức chính trị Daily Signal rằng, đồng sáng lập BLM Alicia Garza, đã thành lập “Phòng thí nghiệm tương lai người da đen” (Black Futures Lab), nhận tài trợ từ tổ chức thân Trung Quốc là “Hiệp hội người Hoa tiến bộ” (Chinese Progressive Association, CPA).  Nhà nghiên cứu Mike Gonzalez nói rằng CPA “luôn luôn là cái loa phát thanh của Trung Quốc”“hợp tác với Trung Quốc, thúc đẩy lập trường của Trung Quốc tại Mỹ”.

Bản chất của tổ chức này (CPA) đã được Đại học Stanford giới thiệu trong một bài luận văn có thẩm quyền vào năm 2009, “CPA ban đầu được khởi xướng bởi một tổ chức thân Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ủng hộ và cánh tả, mục đích nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về tư tưởng và ý thức  đối với cách mạng Trung Quốc Đại Lục. Quyền lợi của người lao động, đồng thời cam kết tự quyết, kiểm soát xã hội và ‘phục vụ vì nhân dân’.”  Bài viết này hiện vẫn có thể tìm thấy trên trang Marxist.org.

Bắc Kinh hao tâm tổn sức vì cuộc bầu cử Mỹ, và bộ máy tuyên truyền vẫn tiếp tục nhảy theo nhịp của CNN và New York Times. Do lo sợ mối quan hệ của ông Biden với Trung Quốc sẽ bất lợi cho tình hình tranh cử của Biden, nên đã từng có thời điểm tung tin đồn rằng Bắc Kinh muốn ông Trump đắc cử và muốn sử dụng kiểu tuyên truyền ngược này để hỗ trợ Đảng Dân chủ và các phương tiện truyền thông chủ lưu tại Mỹ. Tuy nhiên, hiện nay cuộc chiến tuyên truyền bằng các cuộc thăm dò lại không thể che giấu được những bất lợi thực tế trong cuộc chiến tranh cử. Hiện tại, Trung Quốc cũng thông qua các cơ quan ngôn luận ở nước ngoài để tung tin nói rằng: “Ông Trump liệu có thất cử hay hay không, thực ra không quan trọng đối với Trung Quốc, và Trung Quốc đã đưa ra hai phương án ứng phó”. Tuy nhiên, theo lẽ thường, khoản đầu tư vào dự án của bất kỳ chính phủ hay bất kỳ ai đều là hy vọng sẽ được đền đáp. Câu chuyện về tiếng leng keng kim tiền của Trung Quốc trong bầu cử Mỹ kể trên không phải là tất cả, nhưng nó phần nào cũng đã cho thấy một cách rõ ràng rằng chính quyền Trung Quốc hy vọng ai đắc cử Tổng thống Mỹ. 

Hà Thanh Liên
(Bài viết thể hiện lập trường và quan điểm của cá nhân tác giả, 
được đăng trên Epoch Times)

Xem thêm: