Quốc gia là mảnh đất dưới chân bạn và đã tồn tại hàng ngàn năm. Chính phủ chỉ là tổ chức quản lý mảnh đất này, họ không phải là một quốc gia nào cả. Yêu nước không đồng nghĩa với yêu chính phủ. Vì sao một đạo lý đơn giản như vậy, mọi người cũng không hiểu?

(Bài viết của một blogger người Trung Quốc.)

shutterstock 1884425248
Bạn có biết chính phủ là gì và quốc gia là gì không? (Ảnh: Robert Way/ Shutterstock)

Chính phủ nhà Thanh mất, nhưng quốc gia này vẫn tồn tại; chính phủ Bắc Dương vong, nhưng đất nước này vẫn tồn tại. Tôi rất yêu nước, nhưng tôi không yêu chính phủ nhà Thanh và chính phủ Bắc Dương.

Bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ không nói về các nhóm, các quốc gia, hay thậm chí về dân chủ, mà chỉ nói về 3 quyền: quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

  • Mời xem video: Blog: Hãy nói cho tôi nghe: Quốc gia là gì? Chính phủ là gì?

Ba quyền này là quyền của cá nhân, không phải là quyền lực của một nhóm, hay một quốc gia nào. Chỉ có một nền văn hóa như vậy mới thực sự làm cho một quốc gia hùng mạnh. Sức mạnh của Hoa Kỳ không phải là sức mạnh quân sự, kinh tế hay lãnh thổ, mà là sức mạnh ý thức hệ.

Vong quốc là một mệnh đề sai lầm, quốc gia là bất động sản, chỉ có kẻ thống trị mới vong. Cổ nhân nói, nước mất, núi sông còn đó; trang viên bị đốt, giếng cạn y nguyên, chính là đạo lý này. Giặc ngoại bang xâm lược và rời đi, người dân trùng tổ lại sông núi. Quân xâm lược Nhật Bản đến rồi đi, nhưng giang sơn vĩ đại vẫn còn đó.

Người xưa không thể ngờ rằng hiện giờ không khí bẩn, nước bẩn, núi, sông, dầu mỏ, khoáng sản, than đá… bị moi ra bán, kẻ bán lại mang tiền ra nước ngoài! Quả thực là “nước tan, núi sông chẳng còn”.

Tổ quốc, chính phủ và đảng phái là 3 khái niệm khác nhau:

  1. Tổ quốc tồn tại vì người dân.
  2. Chính phủ là công ty tài sản tạm thời nắm quyền quản lý và phục vụ nhân dân. Chính phủ không phải để yêu, mà là để người dân sử dụng, giám sát và bầu chọn.
  3. Đảng phái chỉ là một tổ chức của các đảng viên, và không liên quan gì đến những người ngoài đảng.

Yêu nước là điều không cần bàn cãi. Yêu nước chính là yêu mình, vì yêu mình nên lại càng yêu nước hơn.

Đừng nói chính trị không liên quan gì đến bạn, chính trị sẽ tới quấy rầy bạn bất cứ lúc nào. Đừng nói dân chủ không ăn được, quyền thế không bị kiềm chế bất cứ lúc nào cũng sẽ khiến bạn mất đi miếng cơm manh áo. Đừng nói khổ nạn của người khác không liên quan đến bản thân, nó có thể ập đến với bạn bất cứ lúc nào!

Một xã hội có ba ngành cơ bản: 1. Giáo dục, 2. Chăm sóc y tế và 3. Luật pháp.

Dù xã hội khốn khó đến đâu, chỉ cần có một nền giáo dục ưu tú, công bằng thì kẻ dưới còn có hy vọng vươn lên. Chỉ cần nền y tế không đen tối, suy đồi thì sinh mệnh sẽ được tôn trọng. Chỉ cần pháp luật thượng tôn công lý, các hiện tượng không lành mạnh của xã hội sẽ giảm thiểu tối đa…

Nếu cả ba cột trụ trên đều bị sụp đổ, thì xã hội sẽ trở thành địa ngục!

Một quốc gia có bao nhiêu nô tài bợ đỡ chỉ cần nhìn mức độ truyền thông ca ngợi các nhà lãnh đạo của họ. Một quốc gia có bao nhiêu nô lệ chỉ cần xem có bao nhiêu người im lặng khi gặp bất công. Một đất nước có tự do hay không, chỉ cần xem có bao nhiêu từ được xếp vào hàng nhạy cảm.

Một đất nước có phẩm giá hay không chỉ cần nhìn cách mọi người đối xử với kẻ yếu thế. Một quốc gia có tương lai hay không chỉ cần xem những cuốn sách mà trẻ em của họ đọc.

Tiểu nhân cũng muốn ngụy trang làm quân tử, chứng tỏ quân tử được người khác tôn trọng. Kỹ nữ cũng muốn giả làm thục nữ, chứng tỏ thục nữ được người ta yêu mến. Kẻ hèn nhát cũng muốn cư xử như những dũng sĩ, điều đó cho thấy những dũng sĩ được tôn sùng.

Ngay cả Triều Tiên độc đoán cũng muốn thể hiện rằng mình là một nền dân chủ, điều này cho thấy dân chủ chắc hẳn phải là một điều tốt đẹp.

Nền giáo dục của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không phải để khơi dậy tư duy của con người, mà là quy định rằng “bạn phải nghĩ theo cách này”. Nó không dạy mọi người cách phân tích vấn đề, mà quy định rằng “đây là câu trả lời”.

Kết quả của kiểu giáo dục này là con người thiếu tư duy độc lập, dễ thống nhất tư duy nên dễ bị kiểm soát, nhưng họ lại bị hủy hoại bởi nhóm quần tụ những nhân tài giỏi nhất thế giới. Những học giả vô đạo đức nơi nào cũng có, nhưng nhiều người như vậy chứng tỏ thể chế có vấn đề.

Bà Tư Trung Quân (Zi Zhongyun), một dịch giả và nhà sử học người Trung Quốc, nói rất hay rằng: Nếu nền giáo dục của Trung Quốc không thay đổi thì nòi giống sẽ suy thoái.

Trần Tân
(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm của tác giả, được đăng trên Vision Times.)