Quá nhiều bất thường trong cuộc chiến bảo vệ Ukraine, khi tương quan lực lượng ban đầu tưởng như quân Nga sẽ dễ dàng làm chủ toàn bộ Ukraine, nhưng thực tế có vẻ không như dự tính.

xe tăng Nga tại Ukraine
Xe tăng Nga bị phá hủy tại Ukraine (Ảnh chụp màn hình video Twitter)

Đến nay những thông tin cho thấy, sau khi quân đội Nga tiến vào Ukraine, việc tiến quân diễn ra chậm chạp và vẫn bế tắc trong 8 ngày sau khi thúc đẩy cuộc chiến xâm lược. Ngược lại, quân đội Ukraine đã liên tục hạ bệ xe tăng của Nga đến mức người ta không thể không đặt câu hỏi về hỗ trợ của AI (trí thông minh nhân tạo) từ quân đội Mỹ cho quân đội Ukraine.

Theo so sánh trang bị của không quân Nga và Ukraine trước chiến tranh, sau khi giành được ưu thế trên không thì quân đội Nga hoàn toàn có thể đưa xe tăng và bộ binh vào và nhanh chóng chiếm giữ các thành phố của Ukraine. Nhưng những gì được thấy trên các bản tin truyền thông là xe tăng và xe bọc thép của Nga bị đánh tan tác bên đường.

Đáng chú ý phải kể tuyến xe quân sự dài 64 km của Nga tiến gần phía bắc thủ đô Kyiv cũng bị kẹt và rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Theo những phỏng đoán cho rằng có thể có vấn đề hậu cần với quân đội Nga, hoặc có vấn đề trong hoạt động phối hợp của các quân chủng, hoặc thông tin liên lạc của quân đội Nga bị chặn, hoặc có thể do việc sử dụng lốp xe kém chất lượng của Trung Quốc, cũng có thể là động thái phản chiến mang tính tổ chức của những người lính xe tăng Nga!… Người ta giả thuyết, nếu tình cảnh này mà gặp phải quân đội của Mỹ thì toàn bộ đoàn xe sẽ tan thành xác pháo.

Do đó, khi Nga tuyên bố nắm quyền kiểm soát không phận Ukraine, giới quan sát đã thấy có những vấn đề không đơn giản như tuyên bố. Do mặc dù Ukraine không có một chiếc máy bay nào bay trên bầu trời mà lại có thể không ngừng vận chuyển vũ khí, nhiên liệu, vật tư, nhân sự từ Ba Lan đến khắp Ukraine. Các chuyên gia chỉ ra rằng nếu Ukraine không có ưu thế trên không thì không thể thúc đẩy được hoạt động như vậy.

Tướng 3 sao của không quân Mỹ đã nghỉ hưu là David Deptula từng chỉ huy vùng cấm bay ở miền bắc Iraq, cho biết ông rất ngạc nhiên khi Nga không cố gắng thiết lập ưu thế trên không ngay từ đầu. “Người Nga khó khăn trong phối hợp các hoạt động”, Deptula nói với Reuters. “Họ không giỏi như họ nghĩ, cũng không giỏi như chúng ta nghĩ”.

Ông cho biết Ukraine đang hưởng lợi từ việc chia sẻ thông tin từ nhiều nguồn, những thông tin tình báo này có thể là nguyên nhân giúp Ukraine chiếm được thế chủ động ngay từ đầu và hiện đã vô hiệu ưu thế trên không của Nga.

Giới chuyên gia quân sự Đài Loan cũng chỉ ra thực tế “khó tin” của không quân Nga, rõ ràng là có vấn đề trong khả năng chỉ huy và liên lạc của họ trên chiến trường, như phối hợp giữa không quân và lục quân cũng như giữa không quân và quân thiết giáp…

Giới chuyên gia quân sự cũng chỉ ra tính chất rất phức tạp trong thực hiện các hoạt động phối hợp trên chiến trường. Ví dụ: một khi tàu sân bay của Mỹ di chuyển thì toàn bộ hậu cần, nguồn lực và chỉ huy phải được phối hợp với nhau, dùng máy tính thông thường không thể hoàn thành phép tính phối hợp này, hiện nay chỉ có quân đội Mỹ mới có khả năng tính toán như vậy.

Ngoài ra, người ta cũng chỉ ra thiết bị Starlink gần đây được Mỹ chuyển tới Ukraine là phiên bản quân sự, đó là trạm phát di động do quân đội Mỹ và tỷ phú Elon Musk hợp tác phát triển, quân đội Mỹ sở hữu bản quyền. Musk sẵn sàng cung cấp, và quân đội Mỹ phải đồng ý mới được cung cấp cho Ukraine. Được biết chất lượng liên lạc của trạm phát di động này rất tốt, tốc độ mạng bằng một nửa tín hiệu 5G, tương đương với tốc độ của 4G.

Đại sứ Ukraine tại Nhật Bản tiết lộ trên Twitter hôm thứ Tư rằng tài liệu mật của quân đội Nga đã được Ukraine thu được trong cuộc bao vây quân Nga, cho thấy Putin đã lên kế hoạch xâm lược vào ngày 20/2 và chiếm đóng hoàn toàn Ukraine vào ngày 6/3, ngoài ra còn bao gồm toàn bộ kế hoạch hoạt động đổ bộ của Hạm đội Biển Đen trên bờ biển phía nam Ukraine. Tin tức này đã gây chấn động, người ta hỏi làm sao Ukraine có thể có năng lực tình báo siêu việt như vậy?

Nhiều suy đoán cho rằng rất có thể Ukraine đã nhờ vào khả năng tác chiến điện tử của quân đội Mỹ để đảm bảo ưu thế trên không và hoạt động bình thường của toàn bộ hệ thống chỉ huy, đồng thời áp chế được hệ thống chỉ huy quân sự của Nga; như chúng ta biết đội hình xe tăng dài 64 km của Nga bị bất động nhiều ngày, cho thấy vấn đề hệ thống chỉ huy của quân đội Nga.

Những nguồn tin cũng cho thấy không phận ở Kyiv trong nhiều đêm liên tục xuất hiện những “tia chớp” và tiếng nổ vang trời. Thông tin cho biết màu sắc của những tia chớp điện đó là từ bom nhiệt áp có khả năng sát thương rất mạnh. Nhưng điều kỳ lạ là sau trận ném bom vào ban đêm, những bức ảnh Kyiv tung ra vào ban ngày cho thấy những xác xe tăng Nga, một hàng dài xe tăng đi trước của Nga tiến vào Kyiv đều đã bị làm cho nổ tung.

Về khả năng tác chiến điện tử kinh khủng của quân đội Mỹ, hãy nhìn lại một trường hợp hồi năm 2020 (26/8/2020) khi Trung Quốc phóng tên lửa Dongfeng 25 và Dongfang 26. Khi đó Trung Quốc phóng tổng cộng 4 tên lửa, có 1 cái rơi ở Quảng Tây, 1 cái mất tích, 2 tên lửa còn lại bắn vào Biển Đông, lệch hẳn mục tiêu hàng chục km, hiện nay thông tin xác định rằng Mỹ sử dụng phương thức tác chiến điện tử để can thiệp vào việc phóng tên lửa của Trung Quốc ngay khi tên lửa rời khỏi bệ phóng.

Liệu có khả năng quân đội Mỹ hỗ trợ trực tiếp đằng sau cuộc chiến vệ quốc của Ukraine?

Qua Ngự Thi
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả.)