Đúng dịp năm mới, nhà sáng lập Pháp Luân Công công bố Thiên cơ: Vì sao có nhân loại. Tam giới, luân hồi, đạo đức, đó là những gì mà tôi lĩnh hội được, chỉ là một chút hiểu biết rất nhỏ của cá nhân, nay xin chia sẻ để góp thêm câu chuyện ngày Tết cùng quý độc giả nào quan tâm. Con người vì sao sinh ra? Ý nghĩa cuộc đời là gì? Xã hội hôm nay rối loạn là vì sao? Còn nhiều Thiên cơ khác nữa mà chỉ có thể hiểu bằng cách đọc bản gốc của Pháp Luân Công.

 

EpochTimes 9A6A7203 700x420 1
Các học viên Pháp Luân Công luyện công tập thể. (Nguồn: Samira Bouaou/The Epoch Times)

Tam giới là phạm vi gồm Dục giới, Sắc giới, và Vô sắc giới. Bên trên và bên ngoài Tam giới là Pháp giới.

Căn cứ theo tên mà giải. Dục giới và Sắc giới là chỉ các chúng sinh có giá trị quan và thế giới quan là theo cái ham muốn, cái tình cảm, cái mà mắt nhìn thấy tai nghe thấy mà đánh giá thế giới này. Chữ “sắc” ở đây, nghĩa hẹp là để nói những gì nhìn thấy được, nghĩa rộng là “thanh sắc”, tức là những gì nghe thấy và nhìn thấy, tức là những gì mà giác quan có thể lĩnh hội được.

Nhưng mà, trên trời còn có các vị Thần, như Thần Tình Cảm, Thần Giấc Mơ, (như hệ thống thánh thần của phương Tây) hay các vị Nam Tào Bắc Đẩu (như cách miêu tả của phương Đông). Họ là ở Vô sắc giới. Chúng ta chính là không nhìn thấy họ. Vũ trụ này có nhiều thứ mà các giác quan và các phương tiện khoa học vẫn chưa thể nào thấy được. Đó là Vô sắc giới.

Bên trên, bên ngoài cao hơn là Pháp giới, là cao hơn. Thế giới Cực Lạc mà phương Đông nói đến, hay Thiên Đường mà phương Tây nói đến, đó là nói các thiên quốc ở nơi Pháp giới.

Đứng ở Tam giới nơi đây mà nhìn lên, thì thấy Pháp giới đó là môi trường, là hoàn cảnh mà Tam giới chúng ta dựa vào mà tồn tại. Là nơi “kiến lập” nên Tam giới, theo Pháp Luân Công giảng. Nơi đó, cũng là nơi gần với vũ trụ rộng lớn hơn, phản ánh vũ trụ rộng lớn hơn.

Khi một người tu đến quả vị La Hán, thì đó là đạt vị trí thấp nhất của Pháp giới. Lên cao hơn nữa, thì còn có các quả vị cao hơn. Ví như quả vị Như Lai. Có câu thế này, lời của bậc Như Lai chính là Pháp. Câu nào cũng là Pháp. Cũng có câu thế này, La Hán không có Pháp, hoặc Pháp của La Hán không phải là Pháp.

Một bậc La Hán xuất hiện ở thế gian chỉ có thể dạy nhân loại nơi đây cách buông bỏ những thứ xấu của con người, tức là La Hán Pháp, cũng là cách tu thành một La Hán. Một bậc Như Lai xuất thế sẽ giảng ra Pháp của vũ trụ ở phạm vi rộng hơn, quan hệ nhân quả ở phạm vi rất lớn. Giáo hóa chúng sinh.

Đức Phật Thích Ca, đức Lão Tử, đức Khổng Tử, Chúa Jesus, được lịch sử tôn vinh các thánh nhân, chính là vì các ngài có công giáo hóa chúng sinh. Trong lịch sử nhân loại, chỉ ghi chép lại được một số không nhiều các thánh nhân xuất thế. Hoàn toàn khác với các bậc La Hán xuất thế.

Các ngài dạy như thế nào là biết trọng đức, như thế nào là hành vi quy phạm mà nhân loại cần phải có để có thể kiến trúc thành một xã hội văn minh, v.v. Lời của các ngài là Pháp. Một vị Như Lai cũng được gọi là bậc Pháp Vương.

Những năm đó, các bậc thánh nhân đã xuất hiện ở thế gian vào thời điểm mà xã hội nhân loại tiến nhập vào thời kỳ văn minh. Một bí ẩn tại sao Pháp của các ngài đều tương đồng? Khái niệm đạo đức, làm người tốt, v.v. đều tương đồng? Thiên cơ ấy đã được Pháp Luân Công công bố.

Đó là vì, tuy các nhân chủng là khác nhau —người da vàng, người da trắng, người da đen, v.v.— do được tạo bởi các Thần Phật khác nhau, nhưng đó chỉ là khác nhau bề ngoài thôi; còn phần sinh mệnh bên trong gồm cả cấu trúc thân thể và tư duy các tầng thứ, đều là do đấng Sáng Thế Chủ tạo ra. Câu chuyện Thượng Đế dùng bùn đất tạo ra con người của văn hóa phương Tây, và các văn hóa khác cũng lưu truyền các câu chuyện tương tự, chính là có ý nghĩa như thế.

Cõi người nơi đây, là chính-tà đồng tại, có cả Thiện và Ác. Vũ trụ không chỉ có Pháp Vương, mà còn có ma vương theo cách nói của phương Đông, hoặc là quỷ Satan hay chúng thần sa đọa, theo cách nói của phương Tây.

Những thứ tà thuyết đằng sau những phong trào đem đến hỗn loạn cho nhân loại là do cái tà ác ấy truyền ra, trái với đạo đức luân lý đem đến ổn định xã hội mà các thánh nhân đã truyền.

Học thuyết đấu tranh cho rằng phải đấu với Trời đấu với Đất đấu với Người mới là tốt, cho rằng hạnh phúc là đấu tranh, phủ nhận quy luật nhân quả của vũ trụ. Vô thần luận phủ nhận sự tồn tại của Vô sắc giới và các tầng thứ cao hơn trong vũ trụ, trong khi khoa học từ lâu thừa nhận rằng vũ trụ này còn rất nhiều điều mà các phương tiện khoa học không thể thấy được. Tiến hóa luận cho rằng con người bản chất là động vật tiến hóa mà thành, được tuyên truyền rộng rãi trong khi chính các nhà khoa học cũng tìm thấy quá nhiều lỗ hổng trong thuyết này.

Những thứ như thế khiến nhân loại từ bỏ giá trị quan mà các bậc thánh nhân đã từng truyền ra nơi nhân loại. Những tà thuyết đó là cơ sở lý luận của các phong trào gây ra hỗn loạn của xã hội hôm nay.

Trong công bố của Pháp Luân Công, cũng có Thiên cơ rằng, tại sao những thứ tà ác có thể xuất hiện nơi nhân loại, tại sao chúng Thần và chư Phật lại cho phép tồn tại những thứ đó?

Đó là để khảo nghiệm xem ở nhân loại nơi đây thì ai còn có thể kiên trì giá trị đạo đức truyền thống. Đó cũng là để tiêu trừ đi tội nghiệp, trong đó có “nguyên tội” của chúng sinh.

“Nguyên tội” mà tôn giáo phương Tây giảng đó, là ý nói người ta bẩm sinh đã có tội. Một em bé lọt lòng, hồn nhiên ngây thơ như thế, chưa từng làm bất kỳ điều gì hại ai, sao lại có tội chứ? Người Việt dùng từ “tội tổ tông” hoặc “tội nguyên tổ” để nói về ý tứ này. Nguyên tội, đó là gì?

Pháp Luân Công giảng rằng đó là vì vũ trụ đã tiến vào thời mạt hậu, tức là thời cuối cùng của một chu kỳ. Người ta gọi một chu kỳ là một kiếp. Thời mạt hậu cũng là nói về thời mạt kiếp. Khi đó các Pháp có biểu hiện rối loạn, mà biểu hiện ở xã hội nhân loại các giá trị quan chân chính bị phê phán. Nên cũng gọi đó là thời mạt Pháp, thời mà các pháp tắc đạo đức không được xã hội coi trọng.

Luân hồi trong Tam giới, vũ trụ tiến vào thời mạt hậu, thế thì đến thời mạt hậu ấy, thời diệt của chu kỳ thành-trụ-hoại-diệt ấy, thì con người từ lúc sinh ra đã có tội. Cho nên phương Tây gọi đó là “nguyên tội”. Phương Đông chúng ta gọi chung chung là do nghiệp lực mang theo từ trước.

Một quốc gia là dựa vào luật pháp mà ổn định. Nhưng các quan chức hủ hóa vì tư lợi mà làm tham nhũng, mà đấu đá làm xói mòn luật pháp. Xã hội nhân loại ổn định là dựa vào giá trị quan đạo đức và các chuẩn tắc hành vi cao thượng. Nhưng những kẻ sa đọa vì tư lợi mà truyền bá những thứ hỗn loạn xã hội. Cái ác lên ngôi. Đó là mạt pháp, cũng là mạt kiếp, cũng là biểu hiện của thời mạt hậu rồi.

Pháp Luân Công còn công bố một Thiên cơ nữa: Thời kỳ mạt hậu này, ai còn có thể kiên định vào đạo đức, ai có thể trụ vững không sa ngã bởi cám dỗ, thì sẽ được cứu độ tai qua nạn khỏi.

Pháp Luân Công được đại sư Lý Hồng Chí truyền ra năm 1992, và được người Hoa đón nhận nồng nhiệt. Đạo lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công và các tập luyện nhẹ nhàng có lợi cho sức khỏe đã được 70–100 triệu người theo học ở Trung Quốc, như thống kê năm 1998 do nhà nước công bố.

Bất chấp tình hình khó khăn ở Trung Quốc, các học viên Pháp Luân Công vẫn kiên định vào Chân-Thiện-Nhẫn và giá trị đạo đức truyền thống Trung Quốc, nghe theo lời dạy của Sư phụ của mình.

Thiên Đức
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả.)