Trong một bài viết trên Epoch Times hôm 2/5, qua quan sát những biến động tình hình ngoại giao và thương mại tại Trung Quốc và Việt Nam, tác giả cho rằng Việt Nam đang trở thành điểm sáng thu hút đầu tư nước ngoài và mở ra khả năng thay thế vị trí “công xưởng thế giới” của Trung Quốc.

phi cang bien TP.HCM thu phi cang bien
Việt Nam đang trở thành điểm sáng thu hút đầu tư nước ngoài. (Ảnh: Igor Grochev/Shutterstock)

Ngày 30/4, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính. Ngày 1/5, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cùng tham dự Hội thảo hợp tác đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng Việt Nam – Nhật Bản. Ông Fumio Kishida cho biết Nhật Bản có tổng cộng 92 dự án đa dạng hóa chuỗi cung ứng trong ASEAN mà đứng đầu là Việt Nam với 39 dự án. Ông Kishida nêu rõ “không gian hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam là không giới hạn”. Công luận có quan điểm cho rằng việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thúc đẩy ngoại giao “sói chiến” áp bức và thực hiện chính sách cực tả trong 10 năm qua khiến các xã hội phương Tây do Mỹ và Nhật Bản đại diện đang dần tránh xa, theo đó đang dần chuyển hướng chuỗi cung ứng sang Việt Nam và vị thế “công xưởng thế giới” của Trung Quốc đang dần được thay thế bằng Việt Nam.

Thực tế như nhiều diễn tả từ công luận, địa vị “công xưởng của thế giới” của ĐCSTQ đang bị Việt Nam thay thế. Theo trang thông tin điện tử của Chính phủ Việt Nam, ngày 1/5 tại Hội thảo Hợp tác Việt Nam – Nhật Bản trong đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã cho biết Chính phủ Việt Nam đã lãnh đạo, chỉ đạo các tầng lớp, các ngành tăng cường phát triển và ứng dụng công nghệ, cải cách và đổi mới, nghiên cứu, tìm hiểu và tham gia tích cực vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cung cấp các dịch vụ để phát triển nhanh và bền vững. Ông Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh giới doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu ngày càng cấp thiết về cải cách công nghệ và chuyển đổi số nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất, sẵn sàng đón đầu làn sóng đầu tư mới trong bối cảnh các tập đoàn đa quốc gia đang nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Nói cách khác Việt Nam không còn là một Việt Nam chỉ sản xuất hàng dệt may và các sản phẩm công nghiệp nữa mà đang thực hiện toàn diện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và chuẩn bị trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng sản xuất tiên tiến của phương Tây, mục tiêu là thay thế vị trí của ĐCSTQ trong chuỗi cung ứng quốc tế.

Thông tin quan trọng nêu trên cũng được Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tiết lộ và cho rằng Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Thứ nhất, ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam là chìa khóa cho sự hoạt động và hợp tác hiệu quả của các công ty Nhật Bản tại Việt Nam, do đó hai bên cần hợp tác để nâng cấp năng lực và công nghệ của các ngành công nghiệp phụ trợ. Thứ hai, Nhật Bản và Việt Nam mong đợi giải quyết các vấn đề kinh tế hiện có thông qua chuyển đổi kỹ thuật số, số hóa các thủ tục kinh doanh và thủ tục điện tử. Thứ ba, đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua sự vươn lên nhanh chóng của Việt Nam. Ông Fumio Kishida cho biết: “Không gian hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản là vô hạn”. Có thể thấy rằng địa vị “công xưởng thế giới” của ĐCSTQ đang bị các nước dân chủ như Nhật Bản từ bỏ.

Theo trang thông tin điện tử của Chính phủ Việt Nam, vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp) vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2022 đạt gần 11 tỷ USD, trong đó thực tế sử dụng vốn là khoảng 5,92 tỷ USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 4 tháng qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 44 tỉnh và các thành phố của Việt Nam: trong đó tỉnh Bình Dương đứng đầu thu hút gần 2,35 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 21,7% tổng vốn đầu tư nước ngoài và hợp tác với Việt Nam, tăng gần 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái; tỉnh Bắc Ninh đứng thứ hai thu hút vốn đầu tư nước ngoài 1,57 tỷ USD, và Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ ba thu hút 1,28 tỷ USD đầu tư nước ngoài. Xét theo lĩnh vực đầu tư thì hoạt động sản xuất chế tạo thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất khi đạt 6,2 tỷ USD và chiếm 57,2% tổng số hợp đồng đầu tư nước ngoài, đứng thứ hai là ngành bất động sản thu hút 2,8 tỷ USD, tiếp theo là ngành bán lẻ và công nghệ. Trong 4 tháng đầu năm 2022 có tổng số 72 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, trong đó Singapore đứng đầu với 3,1 tỷ USD, Hàn Quốc đứng thứ hai với 1,82 tỷ USD, và Đan Mạch đứng thứ ba với vốn đầu tư 1,32 tỷ USD. Theo số liệu chính thức, Nhật Bản không phải là nước duy nhất đầu tư vào Việt Nam mà có tới 72 nước trên thế giới!

Tương tự, tỷ phú Lý Gia Thành (Li Ka-shing) cũng sang Việt Nam đầu tư. Đầu tháng Tư truyền thông Việt Nam đưa tin Tập đoàn Cheung Kong của ông Lý Gia Thành đã thảo luận cùng tập đoàn Vạn Thịnh Phát của Việt Nam về việc đầu tư vào Thành phố Hồ Chí Minh. Theo Thời báo Sài Gòn của Việt Nam, một cuộc họp đặc biệt giữa Tập đoàn Vạn Thịnh Phát với Tập đoàn Cheung Kong vừa được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi và lãnh đạo các sở, ngành đã có cuộc gặp với Chủ tịch Triệu Quốc Hùng (Chao Guoxiong) của Tập đoàn Cheung Kong, Tổng Giám đốc Trương Huệ Vân của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, và Giám đốc Văn phòng Trung Quốc Li Hao của Tập đoàn ORIX Nhật Bản. Theo nguồn tin, Cheung Kong đã định vị Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm chiến lược về tài chính và công nghệ, đồng thời hứa hẹn giới thiệu các dự án bất động sản cao cấp bao gồm từ nhà ở, văn phòng đến trung tâm thương mại. Ông Lý Gia Thành được biết đến là nhà đầu tư khôn ngoan đã bất ngờ xuất hiện trên thị trường bất động sản Việt Nam, điều này có thể báo trước sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam trong 30 năm tới, còn đối với Trung Quốc là sự kết thúc thời kỳ dựa vào “công xưởng thế giới” để phát triển tốc độ cao.

Trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của Việt Nam, ngày 27/4 truyền thông Trung Quốc đã đăng tải bài viết với tiêu đề “Xuất khẩu của Việt Nam trong tháng Ba đã vượt qua Thâm Quyến? Chuyên gia: Đừng hoảng sợ, qua đó kêu gọi mọi tầng lớp xã hội ở Trung Quốc không lấy lo lắng thay cho can đảm. Theo số liệu do Tổng cục Hải quan Việt Nam công bố, xuất khẩu của Việt Nam trong tháng Ba đạt 34,71 tỷ USD (khoảng 227,2 tỷ RMB), tăng 14,8% so với cùng kỳ năm ngoái; trong khi số liệu từ Hải quan Thâm Quyến cho thấy kim ngạch xuất khẩu thương mại của Thâm Quyến trong tháng Ba là khoảng 120 tỷ RMB, giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Có thể thấy Thâm Quyến đã bị Việt Nam vượt xa. Đáng chú ý là trong quý I/2022, kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện điện thoại của Việt Nam đã đạt gần 15 tỷ USD. Sự tăng trưởng nhanh về xuất khẩu sản phẩm điện tử của Việt Nam đã gây ra một số lo lắng và cảm giác khủng hoảng trong các ngành liên quan ở Trung Quốc. Không chỉ vậy, Việt Nam hiện quá bận rộn với các đơn hàng, trong khi đơn hàng của Trung Quốc thì đang giảm mạnh. Có lẽ đây là lý do chính khiến “chuyên gia” của ĐCSTQ hô hào mọi người “đừng hoang mang”.

Trong khi giới chức ĐCSTQ kêu gọi người dân Trung Quốc “đừng hoang mang” thì họ đã tự cho thấy chính họ đang hoang mang. Vào ngày 1/5, theo Thông tấn xã Trung ương Trung Quốc, để giải cứu nền kinh tế thì từ ngày 26 – 29/4 ĐCSTQ tổ chức 4 cuộc họp cấp cao liên quan các chính sách và đường lối kinh tế, cả 4 cuộc họp đều nêu rõ vấn đề nền kinh tế Trung Quốc đang chịu thách thức lớn. Thế giới bên ngoài cho rằng các yếu tố gây ra áp lực kinh tế của Trung Quốc bao gồm: chính sách thiên tả của ĐCSTQ trong 10 năm qua đã khiến các nhà đầu tư nước ngoài không yên tâm; luật an ninh quốc gia mà ĐCSTQ cưỡng bức ở Hồng Kông đã khiến giới tư bản quốc tế lo ngại về tương lai Trung Quốc; ngoại giao nước lớn kiểu “sói chiến” của ĐCSTQ là điều không thể chấp nhận được đối với châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Sự giám sát chặt chẽ của ĐCSTQ đối với nhiều ngành kể từ năm ngoái, chiến tranh Nga-Ukraine, Fed tăng lãi suất, và chính sách ‘Zero COVID’ cứng rắn của ĐCSTQ đều đã đánh vào thị trường niềm tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Niềm tin thị trường có thể được khôi phục hay không phụ thuộc vào việc ĐCSTQ có thể kịp thời đưa ra một chính sách thị trường “khai sáng” hay không. Do Trung Quốc may mắn không bị tẩy chay toàn bộ từ phương Tây trong vấn đề thân Nga trong cuộc chiến xâm lược Ucraine nên có thể nói bất ổn chủ yếu đến từ nội bộ ĐCSTQ, từ chính sách tả khuynh nhanh chóng của ĐCSTQ.

Để đẩy mạnh phát triển, Việt Nam đã phê duyệt chiến lược ngoại thương xuất nhập khẩu đến năm 2030, theo đó đề xuất tốc độ tăng trưởng kim ngạch thương mại xuất khẩu toàn quốc của Việt Nam từ năm 2021 – 2030 bình quân năm từ 6% đến 7%. Cụ thể bình quân năm từ năm 2021 – 2025 ngoại thương xuất khẩu của Việt Nam tăng 8-9%, từ năm 2026 – 2030 xuất khẩu bình quân năm tăng 5-6%; về tăng trưởng nhập khẩu từ năm 2021 – 2030 thì bình quân năm là 5-6 %. Đối với cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, tỷ trọng xuất khẩu của nhóm sản phẩm chế tạo trong tổng lượng hàng hóa xuất khẩu thì đến năm 2025 chiếm 88%, đến năm 2030 chiếm 90%; trong đó tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm công nghệ lần lượt là 65% và 70% vào năm 2025 và 2030. Về thị trường xuất khẩu, trong tổng kim ngạch xuất khẩu: xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu đến năm 2025 chiếm 16-17%, đến năm 2030 chiếm 18-19%; xuất khẩu của Việt Nam sang châu Mỹ đến năm 2025 chiếm 32-33%, đến năm 2030 chiếm 33-34%; xuất khẩu của Việt Nam sang châu Á đến năm 2025 chiếm 49-50%, đến năm 2030 chiếm 46-47%. Những dữ liệu hoạch định chiến lược chi tiết này giống như một thời gian biểu cho việc thay thế “công xưởng thế giới” của Trung Quốc. Sự trỗi dậy của Việt Nam mở ra khả năng ấn định nhiều nước hơn có thể thay thế vị trí “công xưởng thế giới” mà ĐCSTQ tự hào cũng như khả năng nhà cầm quyền tàn bạo mang nợ máu lớn với nhân dân Trung Quốc sẽ dần bị tan rã theo quá trình này!

Xuyên Nhân
(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, được đăng trên Epoch Times.)