Lễ kỷ niệm ngày Hồng Kông bàn giao về cho Trung Quốc Đại Lục 1/7 đã đến, cũng là lúc những người nổi tiếng “ai cũng phải biểu đạt thái độ để vượt qua quan ải”

Châu Tinh Trì
Diễn viên, đạo diễn, nhà sản xuất phim Châu Tinh Trì. (Ảnh chụp màn hình video)

Rõ ràng Hồng Kông đã “trở về Trung Quốc lần 2” và “những người yêu nước cai trị Hồng Kông” đã có thêm tự tin, nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn muốn lôi kéo các ngôi sao cổ vũ cho chính quyền của mình.

Tuy nhiên, sau khi đội hình chính thức của “Buổi văn nghệ Kỷ niệm 25 năm Hồng Kông trở về tổ quốc” được ra mắt, trong “Tứ đại thiên vương” chỉ còn lại mỗi Lưu Đức Hoa. So với 25 năm trước, “Bát đại minh tinh” Trương Học Hữu, Quách Phú Thành, Lê Minh, Lưu Đức Hoa, Lâm Tử Tường, Diệp Tịnh Văn, Vương Phi, Đàm Vịnh Lân, cùng tề tựu, hiện giờ chỉ còn 2 người tham gia. Trong 25 năm qua, người Hồng Kông đã quy phục mẫu quốc hay ngày càng rời xa?

Minh tinh Hồng Kông biểu đạt thái độ và sự “mất tự do ngôn luận”

Trong những ngày qua, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ liên tiếp đăng những lời chúc mừng “Hồng Kông quay lại Trung Quốc” của các nghệ sĩ Hồng Kông. Trong số đó, Âu Dương Chấn Hoa nói về sự “cảm động” khi Quân Giải phóng Nhân dân tiến vào thành phố năm 1997. Ông cũng nói rằng muốn bỏ tên tiếng Anh của mình là Bobby, chỉ cần tên tiếng Trung là đủ. Cư dân mạng cũng liên tiếp nhắc nhở một cách ấm áp rằng ông nên đổi tên tiếng Trung của mình thành Trung Dương Chấn Hoa (Trung Dương phát âm tiếng Trung giống từ trung ương), để tránh bị nghi ngờ là “Câu Dương Chấn Hoa” (Gouyang Zhenhua, Gouyang: cẩu dưỡng).

Âu Dương Chân Hoa
Diễn viên Âu Dương Chấn Hoa. (Ảnh chụp màn hình video)

Một ngôi sao khác được CCTV nhắc đến là “vua phim hài” nổi tiếng Hồng Kông Châu Tinh Trì. Châu Tinh Trì đội một chiếc mũ mỏ vịt và không cởi ra khi trả lời phỏng vấn, ông cho biết, bản thân vĩnh viễn là người Trung Quốc, “Hồng Kông và Trung Quốc thực ra là văn hóa tương đồng, huyết mạch tương thông, cho nên ngày 1/7 chúng ta cần mãi mãi chúc mừng.”  Ông cũng đề cập rằng những người trẻ trong giới điện ảnh Hồng Kông nên tận dụng “lợi thế của Vùng vịnh Quảng Đông – Hồng Kông – Macao” để truyền tải những câu chuyện của Trung Quốc. Câu nói dường như hô ứng với đề xướng “kể hay về câu chuyện Trung Quốc” của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Châu Tinh Trì tiến vào thị trường Trung Quốc từ nhiều năm trước. Một số cư dân mạng đăng một bức ảnh chụp ông đang đọc “Tự tu dưỡng của diễn viên” trong bộ phim “Vua hài kịch”. Một số cư dân mạng còn hình dung Châu Tinh Trì đã đóng một vai kinh điển trong vở kịch của chính ông trong thực tế – một Vĩ Tiểu Bảo nịnh hót và gió chiều nào xoay chiều đó. Một số người còn cho rằng Châu Tinh Trì giỏi nói những lời ngược với ý mình, và có thể ông ấy đang đóng vai “điệp viên 007” (trong phim “Quốc sản 007”).

Embed from Getty Images

Châu Tinh Trì tại Tokyo năm 2014. (Ảnh: Keith Tsuji/Getty Images)

Nghệ sĩ, ngôi sao như “người trong giang hồ”, luôn không thể tự làm chủ được mình. Đúng như nhà viết ca từ quá cố Hoàng Triêm từng “tiên đoán” trước khi Hồng Kông chuyển giao chủ quyền về Trung Quốc, rằng Hồng Kông sẽ mất “quyền tự do ngôn luận” trong tương lai: “Bạn không muốn nói, thì có thể không nói, không muốn phát biểu ý kiến thì có thể không phát biểu. Không ai có thể bức ép bạn … Bạn không bỏ phiếu, thì không ai có quyền cầm súng chỉ vào bạn để bức hại bạn. Nhưng nếu Hồng Kông đổi thành chính phủ khác, tôi e rằng nếu bạn không muốn nói thì cũng sẽ không dễ dàng như vậy.”

Châu Tinh Trì giỏi kể những “câu chuyện Trung Quốc” nào?

Khi người dẫn chương trình hỏi tại sao có nhiều yếu tố Trung Quốc trong phim của Châu Tinh Trì, ông nói rằng chắc chắn phải đưa yếu tố Trung Quốc vào phim, bởi vì “tôi hiểu” các yếu tố Trung Quốc. “Thực tế, lịch sử và văn hóa của Trung Quốc rất sâu sắc, và nó có quá nhiều câu chuyện đặc sắc, cho nên chúng tôi chắc chắn là phải kể hay về câu chuyện Trung Quốc.”

Vậy, Châu Tinh Trì giỏi kể nhất về “câu chuyện Trung Quốc” nào?

Còn nhớ cảnh phim kinh điển nhất của “Quốc sản 007” mà Châu Tinh Trì làm đạo diễn và diễn xuất. Điệp viên “007” do Châu Tinh Trì thủ vai bị dụ đến pháp trường để bị xử bắn, chỉ thấy rằng tù nhân đầu tiên bị mù, tố cáo mình bị vu cáo tội nhìn trộm bí mật quốc gia, nhưng vẫn bị đạn quét qua và chết thảm. “007” muốn nhờ mối quan hệ của mình với “Cục trưởng Trần” để thoát thân, nhưng không ngờ người anh em của của tử tù bên cạnh đã khóc, “bố tôi là Cục trưởng Trần”, rồi chết thảm dưới viên đạn lạc. Tử tù thứ ba là người đã khổ luyện 30 năm “thiết thối thủy thượng phiêu”, trong lúc nguy ngập đã thể hiện ra khinh công xuất chúng, nhưng không ngờ vẫn không địch nổi tên lửa. Đúng lúc này, cảnh quay đột nhiên chuyển sang màu đen trắng. “007” lấy ra một tờ 100 đô la Hồng Kông, viên cảnh sát lập tức dừng bắn, nhận hối lộ xong còn đích thân châm thuốc cho “007”, mặc lên một chiếc áo vest và cuối cùng mọi người thân thiện đưa anh ta ra khỏi sân.

Trong phân cảnh ngắn ngủi này, nền tư pháp đen tối của ĐCSTQ, tác phong đi cửa sau, sự thất thường của quan trường, và đến cả việc “có tiền sai khiến được cả quỷ”, đã được Châu Tinh Trì diễn đến cực điểm. Châu Tinh Trì đã phát huy một cách tinh tế “yếu tố Trung Quốc” này, không biết nó có phù hợp với định nghĩa “kể thật hay câu chuyện Trung Quốc” của Tổng bí thư Tập không?

Một kinh điển khác là sau vụ Thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989, cựu phát ngôn viên của Quốc vụ viện ĐCSTQ Viên Mộc (Yuan Mu), đã công khai nói với thế giới rằng “không có ai chết vào ngày 4/6”. Nhân vật Cổ Tinh của Châu Tinh Trì trong “Chuyên gia xảo quyệt”, vì vô tình ăn phải “túi bột đậu nói dối”, đã nói câu thoại kinh điển “Viên Mộc thật thành thật, Lý Bằng là lãnh tụ vĩ đại nhất của chúng ta”, điều này cũng khiến người dân Hồng Kông vỗ tay khen hay.

Nói một cách chính xác, “yếu tố Trung Quốc” trong hai bộ phim trên phải là “yếu tố ĐCSTQ” – sự xấu xa và tội ác của chế độ này đã được chuyển thể thành công thành những tình tiết hài phi lý, gây tiếng vang cho Hồng Kông và thế giới Trung Quốc, đây là một trong những yếu tố thành công của các bộ phim của Châu Tinh Trì. Nếu không có vùng đất tự do, văn minh, cởi mở và chống cộng sản ở Hồng Kông trước năm 1997, và với ranh giới đỏ kiểm duyệt “Luật An ninh Quốc gia” ngày nay, Châu Tinh Trì không còn khả năng quay những tác phẩm kinh điển của năm đó nữa.

Vậy còn “yếu tố Trung Quốc”? Bộ phim “Tuyệt đỉnh Kungfu” cũng do Châu Tinh Trì đạo diễn và đóng vai chính, là sự kết hợp hoàn hảo giữa “yếu tố Trung Quốc” “yếu tố ĐCSTQ” trào phúng. Những tuyệt kỹ công phu truyền thống của Trung Quốc được thể hiện trong phim – Thập nhị lộ Đàm thối, Hồng Gia thiết tuyến quyền, Ngũ Lang Bát quái côn, Thái Cực Quyền, Vịnh Xuân quyền, kết hợp với hiệu ứng máy tính đặc biệt hiện đại và âm nhạc truyền thống Trung Quốc, đã làm mê mẩn khán giả trong và ngoài nước. Trong “Khu chuồng heo” vàng thau lẫn lộn, nhưng lại là nơi ngọa hổ tàng long, cao thủ đều ẩn dật, chân nhân bất lộ tướng, chỉ khi trừng trị kẻ xấu hành ác thì mới đứng ra, phản ánh đặc điểm kiềm chế và nhẫn nại của người Trung Quốc truyền thống.

Hàm ý trong phim thậm chí còn phong phú hơn, trong kịch có kịch. “Khu chuồng heo” là một phép ẩn dụ cho Hồng Kông, và “Phủ đầu bang” rõ ràng là sự trào phúng ẩn dụ lấy ĐCSTQ “lưỡi liềm và búa rìu” làm biểu tượng và bang Thượng Hải.

pjimage 2 8 700x366 1
Poster phim “Tuyệt đỉnh kungfu” (Ảnh: Wikimedia)

Nhân vật phản diện “Hỏa Vân tà thần” sống trong bệnh viện tâm thần, từ hình dáng đến tuyệt chiêu “Cáp mô công”, lại càng phản ánh rõ ràng cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân. Trong phim có rất nhiều yếu tố “thiên nhân hợp nhất”, khi Châu Tinh Trì tìm kiếm “Hỏa Vân tà thần” thì trên bầu trời xuất hiện chớp và mây đen, và còn xuất hiện rất nhiều cóc và biển máu, dự báo điều kinh hoàng sắp giáng xuống. Cuối cùng khi Châu Tinh Trì sử dụng “Như Lai thần chưởng”, bầu trời đã sáng và một vị Phật khổng lồ xuất hiện để giúp anh ta đánh bại “Cáp mô công”. Sự đối ứng trên trời và nhân gian chính là tinh túy của văn hóa Trung Hoa.

“Tuyệt đỉnh Kungfu” được phát hành vào năm 2004, vào thời điểm Giang Trạch Dân đang đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc, và ông ta muốn lập pháp Điều 23 vào năm 2003 để vươn cuộc đàn áp sang Hồng Kông. Sự phản kháng của cư dân “Khu chuồng heo”“Như Lai thần chưởng” của Châu Tinh Trì cho thấy 500.000 người Hồng Kông đã xuống đường vào ngày 1/7, ngăn chặn thành công cuộc xâm lược bằng luật tà ác của “Giang cóc”.

Phương Tây nổi lên gió Trung Hoa, và Hollywood dần tách khỏi ĐCSTQ

Trong các tác phẩm quá khứ của Châu Tinh Trì, “yếu tố Trung Quốc” tỏa sáng rực rỡ, nhưng những yếu tố này bắt nguồn từ văn hóa truyền thống Trung Hoa – nội hàm văn hóa, truyền thống kính trời và tin vào Thần của người Trung Quốc, còn có võ thuật truyền thống Trung Hoa. Nhưng những tinh hoa này đã bị thuyết vô thần của ĐCSTQ kể từ khi xây dựng chính quyền đến nay liên tiếp phá hoại, làm méo mó và hủy hoại. Bản chất của nó chính là sự hủy diệt, xuyên tạc và hủy diệt không ngừng; chỉ ở Hồng Kông, nơi vẫn còn tự do, thì những điều này mới có thể được bảo tồn và phát triển, đồng thời lan rộng và ảnh hưởng đến phương Tây.

Trên thực tế, ĐCSTQ không đồng nghĩa với Trung Quốc, và việc ủng hộ Trung Quốc và thúc đẩy “yếu tố Trung Quốc” không có nghĩa là ca ngợi ĐCSTQ. Ngược lại, người sáng tạo phải thoát khỏi xiềng xích tinh thần của ĐCSTQ để có được sức sáng tạo thực sự, và chỉ với văn hóa truyền thống Trung Hoa mới có thể trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận cho bạn.

Năm đó, “Tuyệt đỉnh Kungfu” đã giành được tổng cộng 22 giải thưởng điện ảnh, 33 đề cử trong và ngoài nước, số giải thưởng ở nước ngoài và doanh thu phòng vé ở nước ngoài chiếm hơn 80%. Ngày nay, các yếu tố văn hóa truyền thống Trung Quốc đã phổ biến hơn trong ngành công nghiệp điện ảnh phương Tây. Loạt phim bom tấn “Doctor Strange” của Marvel mang đậm văn hóa tu luyện phương Đông, bộ phim “Cuộc chiến đa vũ trụ” với sự tham gia của Dương Tử Quỳnh qua sự kết hợp công phu Trung Quốc với khái niệm về đa vũ trụ, đều đã đạt được thành công lớn.

Hơn nữa, Hollywood đang ngày càng tách khỏi “thị trường Trung Quốc” do ĐCSTQ kìm kẹp. Ba bộ phim nổi tiếng gần đây như “Spider-man No Way Home”, “Doctor Strange in the Multiverse of Madness” và “Top Gun: Maverick”, liên tiếp “đắc tội” với ĐCSTQ vì từ chối xóa Tượng Nữ thần Tự do, thùng báo Epoch Times và cờ của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan). Mặc dù việc “không khấu đầu” đã khiến họ mất thị trường Trung Quốc, nhưng ba bộ phim này vẫn tiếp tục lập kỷ lục phòng vé trên toàn cầu, và được báo chí nước ngoài đánh giá là “càng chống Cộng càng kiếm được tiền”.

Mặt khác, các đạo diễn và nghệ sĩ đang phát triển ở Trung Quốc liên tục bị ĐCSTQ ép buộc phải thể hiện mình là “người cầm cờ“, và họ sẽ chạm vào lằn ranh đỏ bất cứ lúc nào hoặc thậm chí bị đánh thuế để “cắt rau hẹ”. Mỗi lời nói và hành động của họ đều như đi trên dây thép gai; các thành phố lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh “phong tỏa”, các minh tinh Hồng Kông, Đài Loan di cư đến đây cũng không tránh khỏi tai họa. Đi theo ĐCSTQ, bất luận về công danh hay sự nghiệp, đều sẽ là ngày càng thấy “trùng trùng núi non, không còn đường“, chi bằng lùi một bước nghĩ về con đường phía trước, lựa chọn hướng ra thế giới, thì mới “liễu ám hoa minh hựu nhất thôn” (Núi cùng nước tận ngờ hết lối, bóng liễu hoa tươi lại một làng).

Tăng Tuệ
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, được đăng trên Vision Times.)