Vào ngày 26/4/1986, vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Ukraine đã gây chấn động thế giới. Thảm họa hạt nhân khiến hơn 3 triệu người mắc phải nhiều dạng bệnh tật, 300 ngàn người bị ung thư, gần 100 ngàn người đã thiệt mạng, nhưng những con số này vẫn đang tăng lên theo thời gian, chắc chắn còn khó lường hơn nhiều nếu tính cả số người bị chết và bệnh tật do ảnh hưởng gián tiếp.

vu no hat nhan chernobyl 2
Cho đến nay, sự cố Chernobyl là sự cố rò rỉ hạt nhân nghiêm trọng nhất trên thế giới, còn giới chức chính quyền Liên Xô cũ đã che giấu và lừa dối trong việc xử lý hậu quả (Ảnh: Shutterstock)

Tuy nhiên, so với vấn đề sai phạm về kỹ thuật, vấn đề khiến người ta phẫn nộ hơn là câu chuyện giới chức trách Liên Xô thời đó đã cố tình che giấu và lừa dối trong việc xử lý hậu quả sự cố.

Sau vụ nổ, do lo ngại gây hoang mang cho người dân và ảnh hưởng đến ngày lễ 01/5 có tham dự của Bí thư thứ nhất Ukraine, mặc dù kiểm tra bức xạ hạt nhân ở ngôi làng gần hiện trường vụ nổ cho thấy đã tăng gấp hàng trăm lần đủ gây chết người, nhưng vì phục tùng chỉ đạo của chính phủ nên các chuyên gia giải thích rằng, lượng phóng xạ cao được phát hiện là do máy kiểm tra bị trục trặc.

Một số lượng lớn người được tuyển dụng khẩn cấp gồm lính cứu hỏa, công nhân và kỹ sư đã không được thông báo bất kỳ vấn đề gì, không cung cấp cho họ một trang bị bảo vệ nào, thay vào đó là trước tiên yêu cầu họ ký một thỏa thuận bảo mật, quy định họ trong mọi thời điểm đều không được tiết lộ cho bất cứ ai những gì họ chứng kiến. Trong số người bị chính quyền che giấu có người chưa đến 20 tuổi, họ đã dũng cảm lao vào vùng lửa, cởi quần áo ra để dập lửa, lấy chân giẫm lên than chì đang cháy… Những người này vì vậy đã bị nhiễm chất phóng xạ, sau đó hoặc là thiệt mạng do bệnh tật, hoặc sống cuộc đời còn lại trong cảnh tàn phế.

Tất cả các phóng viên đến hiện trường đều không được phép chụp ảnh. Những người chụp lén ngay lập tức bị cảnh sát tịch thu.

Một nhà khoa học người Belarus vì dám chất vấn về thiết kế của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, lập tức bị chính quyền bắt giữ.

Hai ngày sau vụ tai nạn, người dân ở ngôi làng gần nhà máy điện hạt nhân nhất mới bắt đầu sơ tán, nhưng chính quyền vẫn phong tỏa thông tin, che giấu sự thật không cho người dân biết.

Ba ngày sau sự cố, Moscow mới cử một đội điều tra đến hiện trường. Sự xuất hiện của họ chỉ giải quyết một vấn đề: thu giữ tất cả các tài liệu về bức xạ hạt nhân, Hiroshima và Nagasaki, và thậm chí cả tài liệu về tia X. Quan điểm của họ là: để mọi người không nhìn thấy hoặc nghe thấy, tự nhiên không hoảng loạn, “cảm xúc sẽ ổn định”.

Một tuần sau sự số, khi thông tin lan tới Thụy Điển cách xa hơn 1100 km, chỉ ra mây phóng xạ bay tới Thụy Điển, khi đó chính phủ Liên Xô mới ý thực được sự việc đã được quốc tế hóa, không thể che giấu được nữa, lúc này mới bắt đầu sơ tán người dân trên quy mô lớn. Điều đó có nghĩa là, do tình trạng chính quyền che giấu và dối trá, hàng trăm ngàn người đã phải sống trong bức xạ tương đương với 400 quả bom nguyên tử mà Mỹ thả vào Hiroshima Nhật Bản năm 1945, đã bị bức xạ suốt một tuần!

Trong sự cố này, những vùng bị nhiễm bụi phóng xạ nghiêm trọng nhất gồm Nga, Ukraine, Belarus thuộc Liên Xô cũ và các nước Đông Âu bị Liên Xô kiểm soát như Romania và Bulgaria; phản ứng đầu tiên với sự cố của những chính phủ “đại gia đình” này rất giống nhau, đó là: phong tỏa thông tin.

Nhà văn Alexeievich người Belarus, người từng được giải thưởng Nobel, đã viết về tình hình lúc đó như sau:

Chúng tôi đang chịu đựng bức xạ 3.000 milliroentgen mỗi giờ, nhưng giới cầm quyền chỉ lo lắng về quyền lực của họ chứ không phải người dân của họ. Đây là một quốc gia của quyền lực, không phải quốc gia của nhân dân. Nhà nước luôn ở vị trí đầu tiên, còn nhân dân nhẹ như lông hồng, hầu như không có giá trị gì… Trong thành phố này lưu trữ 700 kg iốt đậm đặc (có thể chống được bức xạ hạt nhân), chuyên dùng để đối phó với những sự kiện đặc biệt này, tuy nhiên số iốt đó vẫn nằm trong nhà kho. Nỗi sợ hãi của nhân dân với chính quyền luôn lớn hơn nhiều so với nỗi sợ hãi nguyên tử.

Mọi thứ đã xảy ra, còn mọi người dân thì không có thông tin gì: chính phủ duy trì im lặng, bác sĩ cũng im lặng. Các khu vực đều chờ đợi chỉ dẫn từ chính phủ, chính phủ chờ chỉ dẫn của Minsk, và Minsk chờ lệnh của Moscow. Đây là một chuỗi mắt xích rất dài, mỗi mắt xích do một vài người ra quyết định. Số phận của chúng ta nằm trong tay một vài người…

Vài năm sau, những đứa trẻ sinh ra trong thảm họa Chernobyl, thứ chảy ra từ mạch máu của chúng không phải máu tươi, mà là một chất lỏng màu vàng gì đó không rõ được. Cho đến lúc đó vẫn còn nhà khoa học tuân theo chỉ đạo của chính quyền lên tiếng rằng, sở dĩ loài khỉ thông minh vì chúng sống gần bức xạ. Sau ba hoặc bốn thế hệ, những đứa trẻ được sinh ra trong vùng đó sẽ thông minh như Einstein…

Đây là một thảm họa do con người gây ra, một thảm kịch của nền độc tài dối trá. Cho nên, đối với những nạn nhân bị bệnh tật và tử vong vì thảm họa này, thay vì gọi là nạn nhân của phóng xạ hạt nhân, hãy gọi họ là nạn nhân của dối trá thì chuẩn xác hơn.

Che giấu và dối trá là “chất lỏng màu vàng” trong thể chế toàn trị, là mạch máu giúp nó sinh tồn. Khi sự thật được phơi bày trước thế giới, khi mọi người nhận ra rằng “chất lỏng màu vàng” chính là tế bào ung thư của quốc gia, đó sẽ là ngày tận số của chế độ toàn trị.

Thanh Vân

 Xem thêm: