Những ngày này, Chiến lang 2 – một bộ phim do diễn viên võ thuật Ngô Kinh thủ vai chính đang làm mưa làm gió tại thị trường Trung Quốc Đại Lục, doanh thu trong nước đạt tới mức 700 triệu đô la và vẫn đang trên đà lập nên kỷ lục của bộ phim có doanh thu cao nhất tại Đại Lục, vượt cả phim Avatar năm 2009. Tuy nhiên, ở một bức tranh khác tại thị trường Mỹ, Chiến lang 2 chỉ thu về 1,1 triệu đô la. Một câu hỏi được đặt ra, là vì sao lại có sự tương phản lớn đến như vậy?

Hà cớ gì mà Chiến lang 2 không tạo được ảnh hưởng mạnh mẽ ở nước ngoài như thị trường trong nước? Xét về mặt nghệ thuật, Chiến lang 2 là một phim hành động thường thường bậc trung, đề cao chủ nghĩa anh hùng cá nhân. Nhưng trên hết, Chiến lang 2 đã tuyên truyền một cách vụng về và sống sượng cho sức mạnh của quân đội Trung Quốc. Nó sống sượng bởi tất cả những gì Trung Quốc đang thể hiện trên trường quốc tế đều chẳng ăn nhập chút nào với những gì Ngô Kinh đang gắng sức xây dựng trên phim.

Một cảnh khó chấp nhận của Chiến lang 2 là, trong khi các nước tham gia vào đội quân gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc như Mỹ, Châu Âu đều quay tàu bỏ lại công dân của mình, thì chỉ có mình tàu Trung Quốc ở lại chờ đợi và phái binh lính giải cứu công dân Trung Quốc cũng như những thường dân vô tội ở Châu Phi…

Ai có thể tin được, khi nhân vật nữ chính người Mỹ gọi điện đến Đại sứ quán Mỹ trong hoàn cảnh khó khăn, thì chỉ nhận được những tiếng tút dài vô tận, còn nam chính do Ngô Kinh thủ vai thì cười khẩy, ẩn ý rằng chỉ có Trung Quốc mới là nước thực sự quan tâm đến công dân của mình…

Mỉa mai hơn nữa còn là cảnh Ngô Kinh tay lồng lá cờ Trung Quốc, đưa đoàn người được giải cứu đi qua vùng chiến sự, với một câu nói chạy qua: “Khi bạn gặp nguy hiểm ở nước ngoài, đừng từ bỏ. Hãy nhớ, phía sau bạn có một tổ quốc hùng mạnh”.

Chiến lang 2 - Bom tấn hay là màn tuyên truyền sống sượng?
Cảnh phim Chiến Lang 2. (Ảnh qua qz.com)

Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu Trung Quốc thật sự là một cường quốc chính nghĩa. Nhưng tất cả những điều Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thể hiện ra lại hoàn toàn trái ngược. Ở bên ngoài Đại Lục, ai mà không biết tới những thảm kịch trong Đại nhảy vọt, Đại Cách mạng Văn hóa, thảm sát Lục Tứ tại quảng trường Thiên An Môn 1989, đàn áp Phật giáo Tây Tạng, đàn áp người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, đàn áp cộng đồng Công giáo không chịu khuất phục, đàn áp và mổ cướp nội tạng những người tập Pháp Luân Công, hay mới đây nhất là phá bỏ học viện Phật giáo Larung Gar?

Số lượng người dân Trung Quốc bỏ mạng trong các cuộc đàn áp này gấp nhiều lần số người thiệt mạng trong các cuộc đại chiến thế giới, hay các cuộc diệt chủng mà nhân loại thừa nhận. Riêng Đại nhảy vọt đã khiến 45 triệu người Trung Quốc chết bất thường. Bản thân Đặng Tiểu Bình thừa nhận số người chết thật sự trong Đại Cách mạng Văn hóa là “con số trên trời, vĩnh viễn không thể tính đếm được”. Một đêm trên quảng trường Thiên An Môn, 10.000 trí thức trẻ bị xe tăng cán và súng bắn ngã gục. Trong 18 năm đàn áp bức hại 70 triệu người tập Pháp Luân Công, có bao nhiêu người đã bị mổ cướp nội tạng sống?

Vậy mà rất nhiều thảm kịch trong các sự kiện này, người Trung Quốc Đại Lục đều không hề hay biết. “Khi bạn gặp nguy hiểm ở nước ngoài, đừng từ bỏ. Hãy nhớ, phía sau bạn có một tổ quốc hùng mạnh” – Tổ quốc hùng mạnh ấy dưới bàn tay thống trị của ĐCSTQ sẵn sàng đàn áp bạn, sẵn sàng kéo bạn xuống bờ vực, sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để tước đi quyền tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận của bạn. Sự tuyên truyền và kiểm duyệt của chính quyền Trung Quốc với người dân Đại Lục quả là đáng sợ. Liệu người Trung Quốc có thể vượt qua thời kỳ đen tối này hay không?

Blogger Nhược Phàm

Xem thêm: