Sau khi đảo chính giành quyền lực bất hợp pháp, chính quyền quân sự Myanmar ngày càng điên cuồng giết hại người dân. Tuy vậy cho đến nay, các biện pháp của phương Tây mà đứng đầu là Mỹ chưa cho thấy hiệu quả gì. Thực chất Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang lợi dụng Myanmar làm thuốc thử ngoại giao chính quyền mới của Mỹ.

Bài viết của Tử Long, thể hiện quan điểm của cá nhân tác giả.

shutterstock 19278271551
Người biểu tình Myanmar (Ảnh: Maung Nyan/ Shutterstock)

Tình trạng hỗn loạn ở Myanmar đã diễn ra trong gần hai tháng kể từ ngày 1/2, nhưng mức độ điên loạn của thế lực quân sự Myanmar ngày càng gia tăng. Các thông tin truyền thông cho thấy liên tục xảy ra tội ác quân đội và cảnh sát Myanmar bắn chết trẻ vị thành niên, có cả bé gái 7 tuổi bị bắn chết ngay tại nhà. Các nhóm nhân quyền ước tính rằng ít nhất 20 trẻ em dưới 18 tuổi đã chết do đàn áp. Ngày càng có nhiều người Myanmar tố cáo ĐCSTQ hậu thuẫn cuộc đảo chính, trong khi các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Myanmar cũng giảm đi đáng kể vì can thiệp của ĐCSTQ.

Mới tuần trước quân đội Myanmar đã gia tăng cường độ trấn áp, chỉ riêng trong ngày 27/3 hơn 100 người đã bị quân đội bắn chết, chúng giết hại tùy tiện, gần như bắn chết bất cứ ai nhìn thấy trên đường phố, thậm chí còn cho quân đến bắn vào đám tang của nạn nhân để xua đuổi người dân làm thiệt mạng một cậu bé 13 tuổi. Theo Tổ chức Kháng chiến Myanmar, số người chết do cuộc đảo chính ở Myanmar cho đến nay đã vượt quá 400 người, nhưng trên thực tế số người chết có thể còn cao hơn.

Vụ giết người nghiêm trọng nhất xảy ra vào ngày thành lập quân đội Myanmar 27/3, hôm đó quân đội Myanmar đã tiến hành duyệt binh quy mô lớn, thời điểm duyệt binh cũng chính là lúc quân đội và cảnh sát giết hại hàng loạt người dân. Sau cuộc đổ máu, bộ trưởng quốc phòng của 12 nước bao gồm cả Mỹ, Anh, Nhật Bản và Đức… ra tuyên bố chung lên án quân đội Myanmar và kêu gọi quân đội Myanmar chấm dứt bạo lực giết hại người dân.

Trong hai tháng từ sau vụ đảo chính, phương Tây đứng đầu là Mỹ đã nhiều lần gây sức ép lên Myanmar và áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những kẻ liên quan, nhưng tình hình Myanmar chưa cho thấy thuyên giảm. Quân đội Myanmar dường như không sợ các lệnh trừng phạt của phương Tây, những lời cứng rắn của chính quyền Biden như “gió thoảng bên tai”. Rõ ràng đến nay cho thấy hành động của châu Âu và Mỹ không hiệu quả đối với nước độc tài.

Thảm cảnh đáng ngại tại Myanmar khiến thế lực đứng sau là ĐCSTQ cảm thấy lạc quan. Chính ĐCSTQ đã sử dụng Myanmar để kiểm tra điểm mấu chốt ngoại giao của chính quyền Mỹ nhiệm kỳ mới, ít nhiều cũng đã làm thế giới phương Tây do Mỹ lãnh đạo cảm thấy bối rối. Ngoài ra, một trong những mục đích khác của ĐCSTQ là gây thêm những vấn đề thách thức phiền phức làm hao tâm tổn trí và sức lực của Mỹ.

So với hành động đơn thương độc mã của chính quyền Mỹ thời ông Trump trước đây, hiện nay dường như chính sách đoàn kết các nước của chính quyền mới Biden nhằm đối phó ĐCSTQ có vẻ không thực tế, chỉ một Myanmar nhỏ bé mà Mỹ cũng bất lực. ĐCSTQ đã bày binh bố trận cẩn thận trong sự kiện Myanmar, không nghi ngờ gì biểu hiện của ông Biden hiện nay đã mang lại nhiều thời gian cho Bắc Kinh. Hãy nhìn lại thời Chiến quốc Trung Quốc xưa kia, kết cục cuộc tấn công chung của 6 nước vào nước Tần là bị nước Tần thôn tính từng nước một, nếu các cường quốc lúc bấy giờ có thể dốc toàn lực chống lại được nước Tần thì làm sao toàn bộ bị xóa sổ?

Tình trạng bối rối ở Myanmar vẫn chưa được giải quyết, còn ĐCSTQ đã tạo ra những vấn đề mới cho Mỹ: ngay thời điểm quân đội Myanmar đang tàn sát người dân thì tại thủ đô Tehran của Iran, Ngoại trưởng ĐCSTQ Vương Nghị và Ngoại trưởng Iran Zarif đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược trong thời hạn 25 năm trị giá 400 tỷ USD.

Thỏa thuận quy định trong 5 năm tới ĐCSTQ đầu tư tổng cộng 280 tỷ USD vào ngành công nghiệp hóa dầu của Iran, ngoài ra cũng sẽ chi 120 tỷ USD để nâng cấp hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng của Iran. Trong tình trạng Mỹ đang tăng cường các biện pháp trừng phạt nhằm vào Iran, động thái của ĐCSTQ là lời trấn an và tiếp sức quan trọng dành cho Iran. Trong nhiệm kỳ chính quyền Biden này, chắc chắn ĐCSTQ sẽ tận dụng vấn đề hạt nhân Iran để một lần nữa gây rắc rối cho Mỹ. Với tư cách là một nhân tố bất ổn ở Trung Đông, Iran có thể chia sẻ cho ĐCSTQ phần không nhỏ áp lực từ phía Mỹ.

Đối thoại Trung-Mỹ lần đầu thời chính quyền Biden đã hoàn toàn vô nghĩa, ngay lập tức ĐCSTQ tạo ra hai “rắc rối” để đáp trả Mỹ. Về âm mưu, chắc chắn Mỹ không phải là đối thủ của ĐCSTQ. Đáng tiếc là Mỹ vẫn đặt nhiều kỳ vọng vào sự hợp tác với ĐCSTQ trong các lĩnh vực như khí hậu, thực tế ĐCSTQ vẫn không ngừng gây ra những vấn đề cho Mỹ mà Mỹ không thể ngăn chặn tổn thất kịp thời.

Nguyên nhân sâu xa khiến chiến lược Trung Quốc của Mỹ khó khăn cũng thể hiện ở một số vấn đề lợi ích nhóm ở Mỹ. Ông Kissinger 98 tuổi, được biết đến như một người bạn cũ của nhân dân Trung Quốc, gần đây ông này đã hét lên rằng Mỹ phải đạt được sự đồng thuận với Trung Quốc về một trật tự quốc tế mới, nếu không, có thể một lần nữa thế giới phải đối mặt với tình hình như trước cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Hàm ý trong tuyên bố của ông Kissinger có thể là nếu không làm hài lòng ĐCSTQ thì cuộc chiến Trung Quốc và Mỹ là khó tránh khỏi. Đồng thời ông Kissinger cũng bày tỏ sự cần thiết phải trau dồi tư duy chính sách đối ngoại với các đồng minh và có được sự đồng lòng từ các nước khác. Tư duy của ông Kissinger vẫn còn bế tắc trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, hy vọng Mỹ áp dụng chiến lược đoàn kết đồng minh để xoa dịu những mâu thuẫn trên thế giới.

Từ lâu ĐCSTQ đã học được nhiều bài học từ sự tan rã của Liên bang Xô Viết, ngày nay ĐCSTQ sử dụng tiền bạc thay vì vũ lực để tạo dựng quyền uy trên toàn cầu một cách khôn khéo. Mục tiêu chiến lược của ĐCSTQ rất mới mẻ, đó là thay thế vị trí số một thế giới của Mỹ, tạo ra một trật tự thế giới mới. Còn Mỹ thì nỗ lực phòng thủ để giữ vững vị thế hiện nay, nhưng xung khắc Mỹ và ĐCSTQ là không thể hòa giải, cho nên tư tưởng xoa dịu mâu thuẫn của ông Kissinger là không thực tế.

Ngoài ra, còn phải kể đến tuyên bố của Ngoại trưởng Blinken rằng Mỹ sẽ không trừng phạt ĐCSTQ vì virus, trong khi Mỹ là nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới với khoảng 560.000 người đã mất mạng do virus. Nếu một vấn đề quan trọng như vậy mà chính quyền mới của Mỹ làm ngơ thì không nên mong đợi Mỹ sẽ cứu những người dân đau khổ của Iran và Myanmar thông qua cộng đồng quốc tế. E rằng tình hình chính trị quốc tế hiện nay có khả năng trở thành một màn biểu diễn của các “chính khách cải lương”.

Tử Long, Vision Times
Bài viết thể hiện quan điểm của cá nhân tác giả.

Xem thêm: