Trong khoảng thời gian từ ngày 18 – 24/8, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là tờ Nhân dân Nhật báo, đã đăng loạt 5 bài bình luận, tự phô trương bản thân bằng những lời dối trá, dài dòng, dùng lá bài “Trung Quốc”, “người Trung Quốc”, “văn hóa truyền thống”… để tiếp tục lừa gạt thế giới tin rằng ĐCSTQ yêu hòa bình và không hề nguy hiểm. Tuy nhiên, động thái này vô tình phơi bày rõ mối lo sợ bị quốc tế ngày một bao vây và cô lập.

bac kinh thien an mon shutterstock 142872388
Trong khoản từ 18 – 24/8, tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, đã cho đăng 5 bài xã luận, nội dung phần lớn phô trương bản thân bằng những lời dối trá, tự phơi bày nỗi sợ hãi bị quốc tế bao vây và cô lập. (Ảnh: Songquan Deng/ Shutterstock).

Tiêu đề chung cho loạt bài là: “ĐCSTQ và nhân dân trên hành trình vĩ đại” trong đó chia 5 phần gồm:

  1.     “Trăm năm mưa gió, lịch sử và nhân dân đã lựa chọn ĐCSTQ.”
  2.     “Đặt nhân dân lên trên hết, ĐCSTQ không có chút lợi ích đặc biệt nào.”
  3.     “Cách mạng tự cường, được nhân dân hết lòng ủng hộ.”
  4.     “Thế giới một nhà, chung tay xây dựng ‘vì tương lai nhân loại’.”
  5.     “Đương đầu với thách thức, phấn đấu vì sự nghiệp tiến bộ của nhân loại.”

Tại sao ĐCSTQ lại vội vã giải thích?

Truyền thông đảng nói: “Tuy nhiên, hoàn cảnh quốc tế đang ngày càng trở nên phức tạp hơn, bất ổn hơn và  rõ ràng chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa dân túy ngày càng gia tăng, tư duy bá quyền và hành vi bắt nạt ngày một trầm trọng.” “Thế giới làm sao vậy? Nhân loại phải làm sao đây?”

Chính quyền ĐCSTQ đưa ra các tội danh: “chủ nghĩa bảo hộ”, “chủ nghĩa đơn phương”, “bắt nạt” làm cớ cáo buộc Hoa Kỳ chống lại Huawei. Tuy nhiên, họ không dám đề cập đến hành vi lâu nay của mình như gián điệp, ăn cắp trí tuệ, không cần thừa nhận hoặc xem xét, họ mù quáng yêu cầu các quốc gia khác mở cửa cho họ. Khi Hoa Kỳ và thế giới nhận ra rằng lợi ích của mình đang bị tổn hại và quyết định bít các lỗ hổng, ĐCSTQ liền tấn công họ và cáo buộc đối phương là “bá quyền”.

ĐCSTQ than vãn: “Thế giới làm sao vậy?” Bởi vì ngày càng có nhiều quốc gia bắt đầu nhận ra bản chất và sự đe dọa từ ĐCSTQ, chống lại đảng đã dần trở thành xu hướng chung trong cộng đồng quốc tế. ĐCSTQ không lo lắng cho nhân loại mà thực sự đang lúng túng tự hỏi: “Phải làm sao đây?”

ĐCSTQ có thực sự đang muốn duy trì hòa bình thế giới?

Các bài xã luận tuyên truyền trên cũng lần nữa cố tình gộp chung Trung Quốc và đảng cầm quyền, che giấu mưu đồ đằng sau cái gọi là “ý chí quốc gia”. Theo tác giả, “Một số người trên thế giới lo lắng rằng Trung Quốc sẽ đi theo con đường ‘Nước mạnh phải làm bá chủ’. Một số người đã đưa ra cái gọi là ‘Thuyết đe dọa từ Trung Quốc’.”

Trên thực tế, trong hai năm qua, các chính trị gia như Phó Tổng thống Hoa Kỳ và Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã rất mạnh mẽ trong việc tách bạch Trung Quốc khỏi “ĐCSTQ”. Điều này thể hiện rất rõ ràng trong nhiều bài phát biểu, đề cập đến “mối đe dọa từ ĐCSTQ” hơn là “mối đe dọa từ Trung Quốc.” ĐCSTQ giả vờ không biết gì, cố gắng bóp méo nhận định đúng sai của Hoa Kỳ thành tâm lý hẹp hòi ngăn cản bước tiến của Trung Quốc.

Truyền thông đảng nhận xét “tích cực tranh thủ môi trường quốc tế hòa bình để tự phát triển và sử dụng sự phát triển của chính mình để duy trì tốt hơn hòa bình thế giới, thúc đẩy sự phát triển chung, luôn là ý chí quốc gia kiên định của Trung Quốc”.

ĐCSTQ có thật tâm muốn thế giới hòa bình?

Trong nhiều năm, ĐCSTQ đã hậu thuẫn mạnh mẽ kinh tế cho các chế độ độc tài Bắc Triều Tiên và Iran, sử dụng họ như các con bài mặc cả để mở rộng ảnh hưởng chính trị của mình, đồng thời thúc đẩy họ đối đầu với Hoa Kỳ và củng cố liên minh tà ác. Đằng sau những vụ khủng bố và bạo động các khu vực trên thế giới, luôn có bóng ma ĐCSTQ.

Năm 1999, hai sĩ quan quân đội Trung Quốc là đồng tác giả cuốn sách “Chiến tranh không hạn chế” công khai đề xuất chiến lược chiến tranh đột phá tất cả quy tắc và ranh giới cuối cùng để đánh bại Hoa Kỳ. Năm 2016 ra mắt cuốn sách phiên bản chỉnh lý, tác giả cho rằng chiến tranh mạng, chiến tranh tài nguyên, chiến tranh truyền thông, chiến tranh tài chính, chiến tranh văn hóa…. đều sẽ tạo ra những chiến trường khốc liệt trong tương lai.

Thực tế cho thấy, ĐCSTQ đã phát động “chiến tranh không hạn chế” chống lại tự do ở nhiều khu vực. Ví dụ, trong những năm gần đây, tình báo và truyền thông phương Tây liên tục vạch trần và lên án các cuộc tấn công mạng của tin tặc Trung Quốc. Các cơ quan chính phủ, công ty tư nhân, công ty quân sự và bệnh viện ở Hoa Kỳ, Úc và Châu Âu đều đã bị xâm nhập.

Theo tuần báo Le Point của Pháp, kể từ tháng Ba năm nay, nhiều bệnh viện và cơ sở dữ liệu y tế ở châu Âu đã bị tấn công bởi các tin tặc quy mô lớn từ Trung Quốc. Tuần báo dẫn lời truyền thông nước Pháp cho biết, mục đích của họ là đánh cắp thông tin bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán, thông tin y tế và phương pháp điều trị cụ thể ở châu Âu để so sánh với các ca bệnh ở Trung Quốc, nhằm phân tích xu hướng lây nhiễm virus trên thế giới.

Bắt đầu từ ngày 1/7, ĐCSTQ khăng khăng thực hiện Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông, Điều 38 của luật này chính là tham vọng muốn quản lý thế giới. Sự kiện đã gây náo động trong cộng đồng quốc tế. Cuối tháng Bảy, theo luật này, cảnh sát Hồng Kông đã truy nã 6 cư dân Hồng Kông ở nước ngoài, bao gồm một công dân Mỹ và hai người tị nạn ở Anh và Đức. Vào ngày 10/8, cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ 10 nhà hoạt động ủng hộ dân chủ trong đó có tỉ phú Lê Trí Anh. Hơn 200 cảnh sát ập vào tòa nhà của Apple Daily để khám xét. Khủng bố trắng tràn ngập trên đất Hồng Kông.

Ngày 21/7, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ truy tố Lý Hiểu Vũ (Li Xiaoyu) và Đồng Gia Trí (Dong Jiazhi) thuộc Sở An ninh Quốc gia Quảng Đông, cáo buộc đánh cắp một lượng lớn dữ liệu từ các công ty công nghệ cao và cố gắng đánh cắp bí mật vắc xin virus corona mới. Theo cáo trạng, hai người này đã tấn công thiết bị máy tính của nhiều quốc gia trong hơn mười năm, đặc biệt là đánh cắp bí mật thương mại, thiết kế vũ khí, hệ thống quân sự… gây thiệt hại “hàng trăm triệu USD”.

Ngày 31/7, Bắc Kinh chính thức tuyên bố ra mắt hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu Bắc Đẩu 3 (Beidou-3). Một bài báo trên tờ Khoa học Trung Quốc  tiết lộ chiến lược sử dụng hệ thống Bắc Đẩu, so sánh với thuộc tính quân sự của Hệ thống Định vị Toàn cầu GPS Hoa Kỳ, nói rằng GPS của Hoa Kỳ đã đóng góp vào chiến tranh của nhân loại như: “tấn công phẫu thuật một cách chính xác” (Surgical strike), “vô hiệu hóa mục tiêu cố định”, “đánh chặt đầu” và các thuật ngữ mới khác. Đồng thời còn nhắc tới: “Một khi chiến tranh xảy đến, chỉ cần vô hiệu hóa hệ thống GPS của đối phương, cuộc chiến đương nhiên sẽ không còn cân xứng.”

Bài báo tuyên bố, “Việc hoàn thành hệ thống Bắc Đẩu 3 có nghĩa là Trung Quốc không chỉ có thể làm mọi thứ như GPS có thể làm mà còn có thể hoàn toàn không chịu ảnh hưởng và không bị kiểm soát bởi các bên. Ý nghĩa đối với quốc phòng và an ninh quốc gia là rất quan trọng.

Trung Quốc một mặt tích cực tìm kiếm thu mua lại các kênh truyền thông nước ngoài, sử dụng các tổ chức sinh viên hải ngoại, tham gia mặt trận thống nhất, hỗ trợ thu thập thông tin tình báo, một mặt để nhân viên ngoại giao vu khống Hoa Kỳ và các quốc gia khác là nguồn gốc phát tán virus. Những hành động này đều nằm trong chiến thuật “chiến tranh không hạn chế”, mục đích là xuất khẩu tư tưởng của ĐCSTQ, đàn áp quyền tự do ngôn luận, truyền thông và học thuật phương Tây, gây suy yếu sự ổn định của xã hội tự do.

Tất cả các phương thức độc hại trên đều đe dọa an ninh thông tin và an ninh quốc gia của các quốc gia khác. Đây chẳng phải cũng đang đe dọa đến hòa bình thế giới sao?

ĐCSTQ đang mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân?

Các bài bình luận truyền thông của ĐCSTQ lặp đi lặp lại những tuyên truyền dối trá như: “tất cả vì nhân dân”“vì hạnh phúc của nhân dân”, tuyên bố rằng “mục đích phát triển của Trung Quốc là giành được tôn nghiêm và an toàn, cũng như cuộc sống tốt đẹp cho những người dân từng trải qua khó khăn.”

Trên thực tế, kết quả của 71 năm ĐCSTQ cầm quyền, ngoài sự giàu có của nhóm người quyền lực, hàng tỷ nhân dân không hề có được tôn nghiêm và an toàn. Vô số các phong trào: cải cách ruộng đất, phản hữu, túc phản, trấn phản, nạn đói, Cách mạng Văn hóa, Lục tứ Thiên An Môn, cuộc đàn áp Pháp Luân Công, tín đồ cơ đốc, những người bất đồng chính kiến ​​và luật sư nhân quyền… bạo quyền đã gây ra cái chết cho hơn 80 triệu người Trung Quốc và tước đoạt các quyền cơ bản về ngôn luận, tín ngưỡng, xuất bản, bầu cử… của hơn 1,4 tỷ người.

Năm 2020, khi virus Trung Cộng (hay virus corona, virus viêm phổi Vũ Hán) bùng phát, chính quyền Bắc Kinh đã giấu diếm thông tin và đàn áp những người “thổi còi”, khiến cho dịch bệnh gần như vượt khỏi tầm kiểm soát và làm thảm họa thêm trầm trọng hơn. Những người dân Vũ Hán yêu cầu chính quyền bồi thường đã bị quản thúc và không có cách nào để khiếu nại.

Từ tháng 6 – 7, 27 tỉnh, thành phố và huyện ở Trung Quốc đã xảy ra lũ lụt nặng nề chưa từng thấy. Thảm họa ở một số khu vực hoàn toàn là do xả lũ. Hơn 60 triệu người trên khắp đất nước bị ảnh hưởng bởi thiên tai, số lượng người thiệt mạng không thể thống kê chính xác, thiệt hại về tài sản như nhà cửa, đường xá, cầu cống, đất canh tác… lên tới hàng trăm tỷ nhân dân tệ.

Dưới bóng tối của dịch bệnh và lũ lụt, ĐCSTQ vẫn tăng cường giám sát dân chúng và tiếp tục vi phạm nhân quyền. Các nhà báo công dân, luật sư nhân quyền và các học giả có chính kiến lần lượt bị bắt, giấy phép của họ bị thu hồi và bị sa thải một cách vô lý. Vài ngày trước, một cư dân ở Thường Châu, Giang Tô, tên là Ông Kim Muội đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ thời báo Epoch Times, kể về câu chuyện thương tâm của gia đình ba người bị cảnh sát địa phương khủng bố.

Bình luận viên tờ Nhân dân Nhật báo cho biết: “Trung Quốc phát triển nền kinh tế nhanh chóng trong khi vẫn duy trì ổn định xã hội một cách lâu dài. Đây không chỉ là kỳ tích vĩ đại do đảng lãnh đạo nhân dân Trung Quốc tạo ra …”

Truyền thông đảng giấu nhẹm sự thật họ mù quáng cho khai phá khắp nơi, với cái giá hủy hoại môi trường sinh thái, hy sinh tài nguyên con cháu thế hệ sau sinh sống, vắt kiệt hơn một tỷ  lao động làm phương tiện để tạo ra “đại nhảy vọt kinh tế.”

Họ cho phong tỏa Internet, ngân sách dùng vào “duy trì ổn định” cao ngất trời vượt hơn cả dùng vào quân sự, dùng nắm đấm sắt để đối phó với nhân dân. “Sự ổn định xã hội lâu dài” được viết nên bởi một danh sách dài lê thê về áp bức và khủng bố.

Bài báo còn đưa tin, con đường chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của đảng “luôn nhận được sự ủng hộ rộng rãi và kiên định từ nhân dân Trung Quốc.”

Tuy nhiên, người dân không được tự do phát biểu trên Internet hoặc trả lời phỏng vấn báo chí truyền thông. Chính quyền không dám trao cho mỗi người dân phiếu bầu, không thể đưa ra các cuộc thăm dò ý kiến ​​thực sự. Loại “ủng hộ rộng rãi” này có thể thuyết phục được ai?

Chính quyền ĐCSTQ hiểu nếu không đem tổ chức ràng buộc với Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc, thì nó không có gì để nói. Nên ngay cả trong thâm tâm biết: mọi người đều biết nó đang nói dối, nó cũng phải tự tiêm cho mình vài mũi “máu gà” dối trá để tạo sự tự tin một cách hoang tưởng.

Nỗi sợ hãi lớn nhất của ĐCSTQ

Ngày 23/7, trong một bài phát biểu tại California, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo nói: Nếu thế giới tự do không thay đổi ĐCSTQ, thì ĐCSTQ chắc chắn sẽ thay đổi chúng ta”.

“Thay đổi ĐCSTQ” chính là giúp nhân dân Trung Quốc giải thể ĐCSTQ và xóa bỏ chế độ chuyên chế. Lời kêu gọi này từ Hoa Kỳ đã gây ra nỗi sợ hãi lớn nhất của ĐCSTQ.

Truyền thông đảng tuyên bố: “ĐCSTQ và nhân dân Trung Quốc cũng kiên quyết phản đối những nỗ lực phi thực tế nhằm thay đổi Trung Quốc, và kiên quyết phản đối việc tạo ra cái gọi là ‘chiến tranh lạnh mới’.” Thực tế là: ĐCSTQ phản đối, nhân dân Trung Quốc ủng hộ bằng cả hai tay, và ĐCSTQ không có quyền đại diện cho người dân Trung Quốc.

ĐCSTQ trông có vẻ to lớn và khó lung lay, nhưng “thuyền đỏ” bên trong từ lâu mục nát, không ai còn tin vào chủ nghĩa cộng sản. 90 triệu đảng viên Trung Quốc đều đang sống “thân tại Tào doanh, tâm tại Hán”. Nhiều người đã ra khỏi đảng, trong tâm cắt đã cắt đứt với đảng; thật tâm rũ bỏ bóng ma đỏ; số nhiều đang tìm cách đào thoát nhằm không phải chịu cảnh bị chôn vùi cùng ĐCSTQ; số khác còn tham vọng nhưng vẫn chưa mất hết lương tâm, lập kế hoạch chuyển đổi dân chủ, sẵn sàng hợp tác với những người ngoài đảng và các lực lượng dân chủ phương Tây.

Hiện tại, chính quyền Bắc Kinh đang liên tục gặp ác mộng. Cuộc khủng hoảng của ĐCSTQ không phải là cuộc khủng hoảng ở Trung Quốc, cũng không phải khủng hoảng thế giới, đây chính xác là một cơ hội và bước ngoặt để nhân loại trừ bỏ bóng ma chủ nghĩa cộng sản. Hiện tại, chính phủ và người dân các nước đang đứng trước ngã rẽ: đi theo ĐCSTQ hay ủng hộ chính nghĩa.

(Bài viết thể hiện lập trường và quan điểm của tác giả)

Điền Vân / Epoch Times (Mộc Lan biên dịch)

Xem thêm: