Hôm nay, có thể nói rằng “Trung Quốc mộng” đã tan vỡ, ý nói là đối với thế giới phương Tây, xã hội dân chủ tự do của “Trung Quốc mộng” đã tan vỡ. Vậy cái gì là ‘Trung Quốc mộng”? Đó là giấc mơ Trung Quốc chuyển mình theo hệ thống dân chủ pháp luật đã tan vỡ, là giấc mơ mong đợi giai cấp tư sản Trung Quốc đấu tranh tự do chính trị đã tan vỡ.

shutterstock 1354076078
(Nguồn: B.Zhou/ Shutterstock)

Trong 10 năm qua, quan điểm của Chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã có biến hóa cực lớn. Không quá khi mô tả đó là sự quay ngoắt 180 độ. Ngày nay, các chính trị gia của cả hai đảng tại Hoa Kỳ đều coi ĐCSTQ là kẻ thù kinh tế, kẻ thù chính trị và kẻ thù quân sự số một của họ. Người dân Hoa Kỳ cũng có cùng quan điểm. Điều này có quan hệ trực tiếp với việc không “náu mình chờ thời” (thao quang dưỡng hối) sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền.

Sự cai trị của Tập Cận Bình được thể hiện trên 5 khía cạnh chính:

1. Quyền lực tập trung cao độ. Hầu hết mọi nguồn lực kinh tế đều phải tập trung vào tay ĐCSTQ. Các công ty dịch vụ công nghệ và dân sinh vốn được hưởng một mức độ tự do nhất định trong quá khứ lần lượt bị khuất phục. Các công ty tư nhân phải lần lượt giao nộp tất cả dữ liệu của họ lên trên. Tiếng nói của người dân không có bất kỳ ý nghĩa gì. Ngay cả lịch sử đảng ĐCSTQ cũng đã bị sửa đổi. Đây là cuộc tẩy não lớn nhất kể từ Cách mạng Văn hóa;

Thứ hai, hỗ trợ mạnh mẽ công nghệ cao. Điểm cụ thể của “Made in China 2025” là sản xuất công nghệ cao của Trung Quốc 2025. Đại đa số công nghệ cao đều có liên quan đến quân sự;

Thứ ba, hiện đại hóa quân đội. Hải quân của ĐCSTQ hiện là lớn nhất trên thế giới. ĐCSTQ đang thiết lập các căn cứ cảng trên toàn thế giới để phản ánh phạm vi ảnh hưởng của hải quân;

Thứ tư, dùng kinh tế để mở đường ngoại giao, cách làm này phổ biến ở nhiều chế độ độc tài và các nước đang phát triển vì không có các yêu cầu về nhân quyền và bảo vệ môi trường như các nước phát triển khác. Về viện trợ nước ngoài, ĐCSTQ có thể nói: Thà cho nước bang giao chứ không cho đầy tớ. Chính phủ Bắc Kinh cung cấp cho nước ngoài nhiều vắc-xin hơn ở tại Trung Quốc;

Thứ năm, sử dụng chủ nghĩa dân tộc, chủ quyền quốc gia và chuyện thống nhất Đài Loan để tạo ra hình tượng mạnh mẽ. Tuần trước, 28 chuyên cơ quân sự đã tập trận ở miền nam Đài Loan, trước đây việc xâm lược Đài Loan là điều không tưởng, nhưng ngày nay thế giới phương Tây cho rằng đó chỉ là vấn đề thời gian.

Từ cuộc chiến thương mại dưới thời Trump (Trump) đến sự hình thành liên minh chống cộng của các đồng minh với chính quyền Biden hiện tại, tất cả đều là phản ứng tự nhiên trước mối đe dọa từ Trung Quốc. Ba năm trước, Hội nghị Thượng đỉnh G7 đã không đề cập một lời nào về ĐCSTQ. Hội nghị Thượng đỉnh G7 năm nay đã trực tiếp yêu cầu Bắc Kinh khôi phục tự do ở Hồng Kông và tôn trọng nhân quyền, đặc biệt là nhân quyền của người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. 7 nước công nghiệp cũng yêu cầu điều tra nguồn gốc của dịch bệnh và đưa ra các biện pháp đối phó cụ thể chống lại “Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường”. Ngay cả NATO, vốn được thành lập để chống lại Liên Xô, giờ đây ngày càng coi ĐCSTQ là kẻ thù.

Trong Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ đã chơi con bài Trung Quốc, bây giờ có vẻ như chính quyền Biden sẽ chơi con bài Nga. Biden đã gặp Putin và vạch ra lằn ranh đỏ cho sự tuân thủ nguyên tắc cộng đồng trong các lĩnh vực như tấn công mạng, Ukraine và các khu vực gây tranh cãi khác. Mục tiêu là tập trung nỗ lực chống lại ĐCSTQ. Cuộc đấu tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là cuộc đấu tranh quan trọng nhất trong thế kỷ này. Tục ngữ có câu “giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời“, cộng đồng quốc tế có cố gắng đến đâu cũng không thể thay đổi được ĐCSTQ. ĐCSTQ cũng không thể buông bỏ chuyện hiện đại hóa quân sự, tập trung công nghệ cao và thể chế kinh tế tư bản quan liêu, càng không thể đi theo con đường dân chủ, tự do và pháp chế. Điều duy nhất mà xã hội tự do có thể làm đó là chống lại ĐCSTQ trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, quân sự và ngoại giao.

Đông Phương, Vision Times 
(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm và ý kiến ​​cá nhân của tác giả)

Xem thêm: