Nhìn lại, tăng trưởng GDP Việt Nam lúc nào cũng ở mức cao từ 5 – 6%, trong khi Mỹ đạt mức tăng trưởng 3% thì được đánh giá là một kết quả ngoạn mục. Nhưng ở Việt Nam, môi trường đang bị tàn phá, chất lượng công trình kém và nạn tham nhũng tăng khiến những giá trị tính tăng trưởng chui vào đó. Đất nước liệu phát triển được bao nhiêu?

Chỉ số tăng trưởng không thể nói lên bản chất của sự phát triển một đất nước. Vì con số tăng trưởng đó bao gồm cả chi phí cho khắc phục sửa chữa chứ đâu chỉ có chi cho phát triển? Việt Nam mở cửa 32 năm mà vẫn tụt hậu so với láng giềng. Trong khi Hàn Quốc cần 20 năm họ đã bứt phá từ nước nông nghiệp lạc hậu thành nước công nghiệp phát triển. Như vậy rõ ràng là chỉ số tăng trưởng không đáng tin cậy. Vậy thì thế giới họ đánh giá chúng ta như thế nào? Họ chỉ căn cứ vào bảng xếp hạng mức tín nhiệm của các tổ chức xếp hạng tín dụng uy tín trên thế giới (CRA) chứ không phải là GDP.

GDP biếm họa
Tranh biếm họa về GDP. (Ảnh qua thidlkt.wordpress.com)

Vậy tổ chức xếp hạng tín dụng là gì? Tổ chức xếp hạng tín dụng là tổ chức độc lập và có uy tín trên thế giới. Họ chuyên đưa ra bảng xếp hạng mức độ tín nhiệm về khả năng trả nợ của các đối tượng vay nợ quốc tế. Các đối tượng vay nợ có thể là công ty, tập đoàn hoặc các chính phủ. Cách tính mức độ tín nhiệm được định lượng, đó là cách ước tính mức độ tín nhiệm từ trước đến nay của của đối tượng vay nợ về khả năng chi trả bao gồm tất cả các số liệu kiểm tra, phân tích, hồ sơ lưu trữ về khả năng trách nhiệm tín dụng của đối tượng vay nợ.

Trên thế giới có 3 công ty lớn hoạt động trong lĩnh vực này, gọi là Big Three, chiếm 95% thị phần xếp hạng tín dụng trên thế giới, đó là Standard & Poor, Moody’s và Fitch. Khi các ông lớn này đánh sụt hạng mức tín nhiệm của ai thì các tổ chức tín dụng lớn trên thế giới hạn chế cho đối tượng đó vay hoặc thậm chí không cho vay nếu có hạng thấp. Khi quốc gia bị đánh sụt hạng mức tín nhiệm thì việc mượn nợ quốc tế bằng phát hành trái phiếu chính phủ cũng khó thực hiện do nhà đầu tư quay lưng. Vì đơn giản, khi bị đánh sụt hạng mức tín nhiệm thì quốc gia đó bị xếp vào loại khó trả nợ.

Sự đánh giá mức độ tín nhiệm của một quốc gia dựa vào phân tích nhiều yếu tố kinh tế – chính trị dẫn tới khả năng trả nợ của quốc gia đó. Trên thế giới, nhiều quốc gia dư tiền, nhưng không phải quốc gia thiếu tiền nào muốn vay cũng được. Quốc gia dư tiền họ phải thận trọng, họ không dựa vào chỉ số tăng trưởng GDP do nước đi vay đưa ra mà họ chọn cách đánh giá mức độ tín nhiệm do 1 trong 3 ông lớn đưa ra. Kết quả đó mới khách quan. Khi chính phủ quốc gia nào có mức tín nhiệm thấp, họ sẽ cân nhắc thận trọng hơn hoặc có thể không cho vay. Như vậy, trên thế giới chỉ số tăng trưởng GDP không có ý nghĩa mà mức xếp hạng tín nhiệm mới là căn cứ.

Trên thế giới có 2 loại vay nợ cơ bản, đó là vay thương mại và vay ODA. Vay thương mại là người vay toàn quyền sử dụng tiền vay mà không có sự ràng buộc nào với bên cho vay. Để được vay thương mại, mức độ tín nhiệm của quốc gia đi vay phải cao. Vì mức độ tín nhiệm cao thì mới đảm bảo cho bên cho vay khả năng thu hồi cả vốn lẫn lãi. Năm 1997, Hàn Quốc vay IMF 57 tỷ USD, 3 năm sau họ trả cả vốn lẫn lãi. Nhưng với Việt Nam, sẽ không ai dám cho vay như thế, Việt Nam không có khả năng vì Việt Nam có mức tín nhiệm thấp.

GDP biếm họa
Tiêu cực trong dự án vay ODA. (Ảnh qua gocnhinalan.com)

Vay ODA là loại vay như thế nào? Vay ODA là khoản vay dành cho những nước có mức độ tín nhiệm thấp, họ có thể trả vốn trong thời hạn rất dài (hàng chục năm). Phần lãi suất phải dỡ bỏ (hoặc để rất thấp) để giảm gánh nặng cho họ. Phần lãi được chuyển sang điều kiện ràng buộc để quốc gia cho vay tự tay lấy về. Quốc gia nợ chỉ trả số tiền gốc thôi.

Ví dụ, Nhật cho Việt Nam vay 1 tỷ đô để xây dựng một đường hầm. Ràng buộc rằng nhà thầu Nhật Bản phải trúng thầu, thiết bị sử dụng của Nhật Bản, v.v.. Tạm hình dung như thế này, gói thầu đó nếu giao cho nhà thầu Việt Nam giá chỉ 500 triệu, nhưng nhà thầu Nhật trúng thầu giá 1 tỷ. Vậy phần tiền đó thông qua nhà thầu Nhật chuyển về đất nước dưới dạng lợi nhuận. Số tiền đó cao hơn so với lãi suất của gói vay thương mại. Còn lại khoản nợ 1 tỷ Việt Nam phải trả cho Nhật sau khi đáo hạn.

Nói tóm lại, những quốc gia chỉ vay ODA là những quốc gia không có khả năng trả nợ nếu chủ nợ không có những điều kiện nghiêm khắc để bảo vệ khả năng thu lại tiền cho vay. Đồng thời tổng số tiền thực tế phải trả cho việc vay ODA không hề thấp. Việc Việt Nam mở cửa 32 năm mà không đủ tiêu chuẩn vay thương mại là một điều đáng buồn lớn.

Theo Facebook Đỗ Ngà
Chỉnh sửa và đăng tải dưới sự cho phép của tác giả

Xem thêm: