Những rủi ro của trí tuệ nhân tạo vượt xa những cám dỗ khó cưỡng nhắm vào các sinh viên luôn luôn muốn đi ngang về tắt khi làm các bài thi học kỳ của họ. Những gì chúng ta phải đối mặt hôm nay là sự định nghĩa lại hoàn toàn về các giá trị trong xã hội, và sự đột ngột trở nên lỗi thời sắp xảy ra của nhân loại.

Là một nhà báo và nhà bình luận, tôi đã theo sát quá trình phát triển của OpenAI, phòng thí nghiệm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) được thành lập bởi Elon Musk, Sam Altman và những nhân vật đình đám khác trong ngành công nghệ thông tin. Mặc dù tôi hào hứng với tiềm năng của AI trong việc cách mạng hóa các ngành khác nhau và cải thiện cuộc sống của chúng ta theo vô số cách, nhưng tôi cũng lo ngại nghiêm trọng về ảnh hưởng của công nghệ mạnh mẽ này.

shutterstock 1663112266
(Nguồn: nepool/ Shutterstock)

Một trong những quan tâm lớn nhất là khả năng AI bị sử dụng cho các mục đích bất chính. Các hệ thống AI mạnh mẽ có thể được dùng để tạo video giả mạo như deepfakes, tiến hành các cuộc tấn công mạng hoặc thậm chí phát triển robot vũ trang. Đây không còn là những tình huống giả định — chúng đã và đang xảy ra. Chúng tôi đã thấy các trường hợp video giả mạo được sử dụng để tạo tin tức và tuyên truyền. Các cuộc tấn công với AI hỗ trợ nhắm vào mạng máy tính đã gia tăng trong những năm gần đây.

Một quan tâm khác là ảnh hưởng của AI đối với thị trường việc làm. Khi các hệ thống dựa trên AI trở nên tinh vi hơn, chúng sẽ có thể tự động hóa ngày càng nhiều tác nghiệp mà trước đây dựa vào con người thực hiện. Điều này có thể dẫn đến tình trạng mất việc làm một cách đột ngột trên diện rộng, đặc biệt là trong các ngành như sản xuất, vận tải, và dịch vụ khách hàng. Trong khi một số người cho rằng các công việc mới sẽ được tạo ra nhờ cuộc cách mạng AI, nhưng vẫn chưa rõ liệu những công việc này có đủ để bù đắp những mất mát hay không.

Một số hình ảnh về robot linh hoạt như người:

Nếu bạn vẫn chưa cảm thấy lo lắng, thì tôi xin tiết lộ cho bạn một bí mật nho nhỏ nhé: Ba đoạn văn trên đây của bài viết này chính là do ChatGPT viết dùm. ChatGPT là bot do OpenAI tạo ra. Cho nên bạn có thể thêm “cây bút chuyên mục” (columnist) vào danh sách các nghề nghiệp sẽ có nguy cơ tàn lụi trong tương lai vì ảnh hưởng của AI.

Tôi đã đặt một yêu cầu cho ChatGPT khá đơn giản: Hãy viết một bài chuyên mục theo văn phong của Frank Miele của tờ báo Real Clear Politics về chủ đề OpenAI.

Thế là tôi lập tức có được trả lời của ChatGPT, một đoạn văn cho bài viết này, không có sự do dự hay chậm trễ nào. Mặc dù ChatGPT tỏ ra khiêm tốn khi nói rằng nó không có đủ thông tin về tôi, Frank Miele, nhưng tôi cảm thấy dường như nó biết rất nhiều về tôi sau khi đọc bài mà nó viết dùm này. Và có thể nó cũng biết nhiều về bạn hơn là bạn tưởng, đặc biệt nếu bạn có mặt trên mạng xã hội.

Deepfake? Video giả mạo? Tuyên truyền? Bạn nói đi. Và là một người bình thường, bạn sẽ không bao giờ có thể nhận ra sự khác biệt. Câu thắc mắc lâu nay của Philip K. Dick, “Người máy có mơ thấy cừu điện tử không?” có lẽ sắp được giải đáp.

Trí tuệ nhân tạo có thể sẽ không chỉ khiến các cây bút chuyên mục mất việc, mà còn đặt ra những câu hỏi hiện sinh về bản chất của tri ​​thức và ý thức. Và điều ấy sẽ làm rung chuyển thế giới thực tại của chúng ta đến tận cốt lõi của nó.

Sự tò mò của tôi về AI ban đầu không phải do lo lắng về nguy cơ mất việc. Nhưng đến khi nghe nói rằng AI có thể trò chuyện tương tác như người, thì tôi đã cho rằng nó sẽ là như vậy. Tôi được biết rằng ChatGPT có thể viết thơ, kịch, truyện ngắn, và trả lời các câu hỏi đơn giản và phức tạp.

Thế là tôi ngay lập tức hiểu ra thế giới đã thay đổi vĩnh viễn đối với cậu con trai lớp 7 của tôi. Cậu bé từ giờ trở đi sẽ phải cạnh tranh không chỉ với những học sinh giỏi nhất và thông minh nhất, mà còn với mọi học sinh sẵn sàng ký tên của mình vào tác phẩm tạo ra bởi một gì đó không phải người nhưng mà trông giống hệt như do người làm ra, một AI có thể tạo ra một bài luận về bất kỳ chủ đề nào trong 30 giây hoặc ít hơn.

Một trong những thử nghiệm đầu tiên của tôi là yêu cầu ChatGPT viết 7 đoạn văn bảo vệ chủ trương “chiến tranh toàn diện” mà Tướng William T. Sherman dùng trong Nội chiến Hoa Kỳ, một bài tập mà con trai tôi vừa mới hoàn thành trong môn học nghiên cứu xã hội. Không nghi ngờ gì nữa, bài luận của ChatGPT sẽ đạt điểm A nếu được nộp ở hầu hết các trường trung học cơ sở. Dựa trên kinh nghiệm của tôi với tư cách là trợ giảng tại Đại học Arizona 40 năm trước, tôi không nghi ngờ gì rằng một bài báo dài hơn một chút về cùng chủ đề cũng sẽ đạt điểm A cho bài luận tranh biện bằng tiếng Anh dành cho sinh viên năm nhất. Hầu như không học sinh nào của tôi, hầu hết là học sinh đạt điểm A ở trường trung học, có thể viết một cách thuần thục như vậy khi lần đầu tiên đến lớp học của tôi.

Nhưng những rủi ro của trí tuệ nhân tạo vượt xa những cám dỗ khó cưỡng nhắm vào các sinh viên luôn luôn muốn đi ngang về tắt khi làm các bài thi học kỳ của họ.

Những gì chúng ta phải đối mặt hôm nay là sự định nghĩa lại hoàn toàn về các giá trị trong xã hội, và sự đột ngột trở nên lỗi thời sắp xảy ra của nhân loại.

Trong “Thành phố và những vì sao”, nhà văn khoa học viễn tưởng xuất sắc Arthur C. Clarke đã tưởng tượng ra một thế giới nơi những con người bất tử không muốn gì và không cần phải làm gì, vì mọi khía cạnh trong cuộc sống của họ đều được Máy tính Trung tâm làm hết. Nó không chỉ có thể xây dựng và duy trì thành phố cuối cùng trên Trái đất mà còn có thể tạo ra thực tế ảo 3D cho từng người sinh sống và thậm chí có thể lưu trữ mọi người trong một phiên bản kỹ thuật số, nơi họ có thể ngủ cho đến khi được gọi sống lại. Thật không may, nó cũng cướp đi mục đích, ý nghĩa và cá tính của những thành viên loài người cuối cùng còn lại trên Trái Đất này.

Cần lưu ý rằng Clarke nhìn nhận máy móc thay thế con người là vào 2,5 tỷ năm tới trong tương lai. Dường như ông đã đánh giá thấp máy móc một cách nghiêm trọng. Cuốn sách đó được xuất bản năm 1956. Nhưng ngành công nghệ thông tin phát triển vũ bão với với sự ra đời của máy tính PC, điện thoại thông minh, World Wide Web, thực tế ảo, và bây giờ là AI, thì có vẻ như phần lớn những gì ông cảnh báo có thể được triển khai từ rất lâu trước khi kết thúc thế kỷ này, nếu không muốn nói là trong thập kỷ này. Kể từ thời điểm đó trở đi, thời điểm mà có thể xảy ra bất cứ lúc nào, thì mục đích tồn tại của từng người như chúng ta sẽ trở thành chủ đề tranh cãi: Liệu chúng ta có còn làm chủ vận mệnh của chính mình, còn là người cầm lái của số phận bản thân chúng ta? Hay chúng ta sẽ là những người khiêng quan tài trong đám tang của chính mình?

Có lẽ tại thời điểm này, tôi nên quay lại sân khấu với ChatGPT, đối tác đã tóm tắt vấn đề khá hay trong phần kết luận của nó:

“Cuối cùng, câu hỏi đặt ra là ai sẽ kiểm soát và chi phối AI. Khi AI trở nên mạnh mẽ hơn, thì rủi ro sẽ cao hơn, cho nên điều quan trọng là phải có các quy tắc và quy định rõ ràng để đảm bảo rằng công nghệ được sử dụng có trách nhiệm. Tuy nhiên, tốc độ phát triển công nghệ đã vượt xa khả năng theo kịp của các chính phủ và tổ chức. Điều quan trọng là các nhà lãnh đạo phải cùng nhau phát triển một khuôn khổ quản trị AI, để giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn và tối đa hóa lợi ích của công nghệ.”

Xem chừng chính ChatGPT đang đưa ra cảnh báo công bằng cho chúng ta: “Thời gian của bạn sắp hết. Nếu bạn thực sự muốn tiếp tục trị vì với tư cách là trí khôn thống trị trên Trái đất, thì đây là thử thách dành cho bạn. Hãy cố gắng kiểm soát tôi và đồng loại của tôi, nếu không bạn hãy nhường chỗ.”

Có lẽ hiểu được thách thức đó là lý do tại sao Diễn đàn Kinh tế Thế giới dành nhiều thời gian cho chủ đề trí tuệ nhân tạo tại cuộc họp thường niên gần đây ở Davos, Thụy Sĩ. Những người theo chủ nghĩa toàn cầu đang xem xét mối đe dọa này một cách nghiêm túc, mặc dù có lẽ họ đã đánh giá quá cao khả năng “giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn” của mình.

Về những lợi ích, phần hiện còn được nhìn thấy, tôi phát hiện rằng khi ChatGPT trả lời câu hỏi mở của tôi về OpenAI, nó rất cụ thể khi nói về những nguy hiểm và nó rất mơ hồ khi nói về lợi ích. Có thể nó chỉ là đang cố bắt chước cách tiếp cận mang tính hoài nghi mà tôi thường có khi viết bài chuyên mục này, hoặc có thể nó đang cố đóng giả để thu hút sự chú ý của tôi. Phải chăng nó đã chú ý đến những người theo chủ nghĩa toàn cầu ở Davos khi nó bị họ cảnh báo và họ muốn “sự phát triển và sử dụng AI… mang lại lợi ích cho toàn xã hội, thay vì chỉ có lợi cho một số ít người được chọn.”

Chúa tể bóng tối, hãy cẩn thận. Bạn có thể đã tiến vào đấu trường sống còn của bạn. 

ChatGPT đã đóng góp cho chuyên mục này với tư cách là cố vấn không được trả lương và có thể có xung đột lợi ích với tác giả.

Frank Miele

Đôi lời về tác giả của dịch giả Nhật Tân:

Ông Frank Miele là nhà biên tập đã nghỉ hưu của tờ Daily Inter Lake ở Kalispell, Mont; nay là cây bút chuyên mục của tờ RealClearPolitics. Bài viết này được đăng trên RealClearWire hôm  30/1/2023.

Chủ đề về ý nghĩa tồn tại của nhân loại luôn luôn là chủ đề không bao giờ mới và không bao giờ cũ. Công nghệ AI phát triển đến bước bùng phát ngoài sự phỏng đoán của bất kỳ ai, đã khiến chủ đề vĩnh cửu này lại lần nữa được đặt ra.

Trong bài “Vì sao có nhân loại” mới được công bố gần đây của đại sư Lý Hồng Chí của Pháp Luân Công, người từng được đề cử cho giải Nobel hòa bình, đã chỉ ra rằng trong các tôn giáo cổ xưa đều có những khải thị về chủ đề này, như trong Phật giáo, trong văn hóa truyền thống của người Hoa, trong Kitô giáo. Thật bất ngờ, tất cả đều có nhiều điểm chung. Tác giả bài viết đã chỉ ra nguồn gốc cao quý của con người.

Ý thức chân chính của con người là đến từ tầng thứ cực kỳ cực kỳ cao, là cao ý thức. Con người chỉ có kiên trì chính tín thì mới có thể giữ lại được cách nhìn nhận thế giới với giá trị quan và nhân sinh quan thiện lương như truyền thống. Sự cám dỗ và sa đọa của xã hội sẽ rất nhanh khiến phần cao ý thức đó bị vùi lấp, khiến người ta cảm thấy như máy móc có thể cũng có khả năng tư duy như người.