Ai là người đã sáng lập nên Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ? Là Tổng thống Washington, người đã tự mình tập hợp lòng quân, nhưng lại không tham luyến quyền lực? Hay là Tổng thống Jefferson, người đã viết “Tuyên ngôn Độc lập” đầy xúc động, bộc bạch linh hồn của Hoa Kỳ với thế giới? Hay là những người lính đã hy sinh cuộc sống bình thường an toàn của họ và lựa chọn hành quân với đôi bàn chân trần giữa tuyết lạnh vào đêm Giáng sinh năm 1776? Hay là 55 vị đại biểu đã tham gia vào Hội đồng lập hiến năm 1787 và xây dựng nên bản hiến pháp hoàn hảo nhất trong lịch sử nhân loại cận đại?

Bài viết của Hạ Văn, thể hiện quan điểm và ý kiến riêng của cá nhân tác giả.

50086395873 2130f4a3bd b
(Ảnh: Andrea Hanks/ Tòa Bạch Ốc)

Ai đã khiến các vì sao tỏa sáng?

Bà Kristi Noem, nữ thống đốc bang Nam Dakota, đã nói trong một bài phát biểu tại President Hill vào ngày 3/7 năm nay: “Hãy nhớ rằng, nền độc lập của chúng ta là kết quả của nhiều vì sao được xếp lại cùng nhau. Chúng bao gồm một nhóm các nhà văn độc nhất vô nhị, các nhà tư tưởng tài ba và những vị tướng vĩ đại. Và cũng đừng quên, họ được hỗ trợ bởi một đội quân do người dân thường hợp thành đã đánh bại đế chế hùng mạnh nhất thế giới.”

Bài phát biểu của bà Noem đã nhận được tràng pháo tay dài của khán giả, bao gồm cả Tổng thống Trump.

Thống đốc Noem nói đúng, những vị cha lập quốc Hoa Kỳ giống như những ngôi sao sáng, tính cách và tài năng của họ đều được người đời ngưỡng mộ. Nhiều người từng nghĩ, làm thế nào một nhóm các nhân vật phi thường lại xuất hiện trên thế giới cùng một lúc trong thời đại đó và dựng nên nước Mỹ?

“Làm thế nào một đất nước có thể sinh ra mà không có sự giúp đỡ của Chúa?”

Tại sao tất cả các ngôi sao lại xuất hiện cùng lúc? Câu hỏi này có thể được trả lời bởi phát biểu của tổ phụ Hoa Kỳ Benjamin Franklin tại Hội nghị Lập hiến. Ông Franklin là người lớn tuổi nhất trong số những vị cha lập quốc của Hoa Kỳ. Ông đã 81 tuổi khi tham gia Công ước Lập hiến năm 1787. Nhưng khi cuộc họp đã đi được nửa chặng đường, các vị đại biểu vẫn có tầm nhìn rất khác nhau về chính phủ liên bang trong tương lai, khiến quá trình lập hiến diễn ra chậm chạp. Sự khác biệt giữa các vị đại biểu quá lớn, tới mức dường như không có hy vọng đạt được sự đồng thuận.

Ông Franklin lo lắng nhưng không thể làm gì khác, ông đã phát biểu trước các vị đại biểu như sau:

“Sau 4 đến 5 tuần tham gia chặt chẽ và liên tục lập luận, tranh luận với nhau, chúng ta đã tiến triển rất chậm. Chúng ta có quan điểm khác nhau về hầu hết mọi vấn đề. Cuối cùng những vấn đề này đều có số lượng ủng hộ và phản đối nhiều như nhau. Theo tôi, đây là bằng chứng cho trí tuệ không hoàn hảo của con người ….”

“Tình hình hiện tại của chúng ta giống như mò mẫm trong bóng tối để tìm kiếm chân lý chính trị, và khi sự thật được phơi bày, chúng ta hầu như không có khả năng phân biệt chúng. Quý vị ơi, tại sao chúng ta chưa bao giờ nghĩ đến việc khiêm tốn cầu xin Chúa soi sáng trí tuệ của chúng ta? Vào đầu cuộc chiến với Anh quốc, khi chúng ta ý thức được sự nguy hiểm, chúng ta cầu nguyện trong căn phòng này mỗi ngày, cầu xin Chúa bảo hộ. Thưa quý vị, những lời cầu nguyện của chúng ta đã được lắng nghe và chúng ta cũng nhận được câu trả lời từ bi. Chúng ta, tất cả những người tham gia vào cuộc chiến tại thời điểm đó thường được trải nghiệm ý muốn của Chúa đang bảo hộ chúng ta …. “

“Thưa quý vị, tôi đã sống rất lâu. Càng sống lâu, tôi càng tin vào chân lý rằng, Chúa quyết định mọi thứ của nhân loại. Nếu một con chim sẻ rơi trên mặt đất, nó sẽ không thoát khỏi sự dõi theo của Ngài. Làm thế nào một đất nước có thể sinh ra mà không có sự giúp đỡ của Chúa? … “

“Tôi tin chắc rằng, nếu không có sự chấp thuận và giúp đỡ của Chúa, …, chúng ta sẽ bị chia rẽ bởi những lợi ích cục bộ nhỏ nhoi của mình. Sự nghiệp của chúng ta sẽ hỗn loạn, chúng ta sẽ bị hậu thế coi là điều đáng xấu hổ. Tệ hơn là, hậu thế vì thất bại bất hạnh của chúng ta, mà tuyệt vọng về việc con người có thể sử dụng trí tuệ của mình để thành lập chính phủ. Từ đó phó mặc cho đầu cơ, chiến tranh và xâm lược.”

“Do đó, tôi thỉnh cầu, mỗi sáng từ bây giờ, trước cuộc họp của chúng ta, chúng ta sẽ cầu Chúa ban phước lành cho các cuộc thảo luận của chúng ta ….”

Đề xuất của ông Franklin được chấp nhận. Kể từ đó, cuộc họp bắt đầu được bao trùm trong bầu không khí vị tha và nhượng bộ lẫn nhau. Nhóm những người đại diện có chủ kiến, thông minh và có nguyên tắc mạnh mẽ này cuối cùng đã đạt được một thỏa thuận, Hiến pháp Hoa Kỳ cuối cùng cũng ra đời.

Những người tham gia vào thời điểm đó cũng rất ngạc nhiên về điều này. TT.  Washington đã viết trong một bức thư gửi cho bạn bè: “Theo tôi, đây dường như là một phép màu. Những người đại diện từ rất nhiều bang khác nhau (Các bạn biết rằng lối sống, hoàn cảnh và ý kiến của họ đều ​​khác nhau) sẽ hợp lại thành lập chính phủ liên bang, chỉ còn rất ít ý kiến phản đối.

TT. Madison, người sau này trở thành Tổng thống thứ 4 của Hoa Kỳ, viết: “Điều kỳ diệu thực sự là, rất nhiều khó khăn đã được khắc phục và họ đồng lòng chưa từng có. Đây hoàn toàn là điều nằm ngoài mong đợi. Bất kỳ một người thẳng thắn nào khi nhìn lại tình huống cục diện này, cũng đều không thể không kinh ngạc. Không một nhà tư tưởng sùng đạo nào lại không nghĩ rằng đây là kết quả dưới bàn tay toàn năng của Chúa. Bàn tay toàn năng của Chúa đã ban cho chúng ta sự giúp đỡ thường xuyên và rõ ràng như vậy trong nhiều giai đoạn cách mạng then chốt.”

50086358313 c9a071ae23 b
(Ảnh: Andrea Hanks/ Tòa Bạch Ốc)

TT. Trump sử dụng từ ngữ tôn giáo nhiều hơn rất nhiều so với các vị tổng thống tiền nhiệm

“Tuyên ngôn độc lập” ngay từ đầu đã nêu rõ: “Tất cả mọi người đều được tạo ra bình đẳng, và đấng tạo hóa (Creator) đã ban cho họ một số quyền bất khả xâm phạm, bao gồm quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.” “Hiến pháp Hoa Kỳ” cũng ra đời trong lời cầu nguyện của các vị đại biểu trước Thiên Chúa.

Trong số các đời tổng thống Mỹ 100 năm qua, ai là người kiên định nhất với tinh thần của 2 văn kiện lớn này của Hoa Kỳ? Một nghiên cứu được xuất bản bởi Ceri Hughes, học giả tại Đại học Wisconsin-Madison ở Hoa Kỳ vào đầu tháng 10 năm nay cho thấy, trong lời nói của TT. Trump, các thuật ngữ như Chúa và Thượng đế xuất hiện thường xuyên hơn ở Hoa Kỳ, so với những vị tổng thống kế nhiệm trong 100 năm trước.

Ông Hughes là một học giả chuyên về truyền thông chính trị. Ông đã phát hiện ra điều này sau khi phân tích 448 bài phát biểu quan trọng trong các đời tổng thống Mỹ kế nhiệm. Trong các bài phát biểu quan trọng, TT. Trump sử dụng bình quân 7,3 lần những từ ngữ về tôn giáo và Chúa / 1.000 từ. Trong khi các tổng thống tiền nhiệm chỉ sử dụng 3,5 lần. Tức là TT. Trump sử dụng gấp đôi mức bình quân. Khi sử dụng trực tiếp từ “Chúa” , TT. Trump bình quân sử dụng 1,4 lần / 1.000 từ. Các tổng thống khác bình quân chỉ sử dụng 0,55 lần. TT. Trump vượt mức bình quân gần 3 lần.

p2814161a545674690
TT. Trump sử dụng ngôn ngữ về tôn giáo và tín ngưỡng vượt xa so với các tổng thống từ 100 năm trước. (Ảnh: The Conversation; Nguồn dữ liệu: International Journal of Communicaiton)

Cả lời nói và hành động đều phản ánh tư tưởng. Về hành động, TT. Trump chắc chắn là vị tổng thống cứng rắn nhất chống lại Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và chủ nghĩa xã hội của phe cánh tả Hoa Kỳ. Đằng sau ĐCSTQ và chủ nghĩa xã hội cánh tả đều là tư tưởng của ma quỷ cộng sản, đều đang đưa nhân loại từ con đường truyền thống tin vào Chúa, tới bước tự hủy hoại bản thân, rời xa đạo đức, hướng đến chủ nghĩa toàn trị và tôn thờ ma quỷ. Có hai thế lực, một là quay trở về với truyền thống, hai là hủy diệt nhân loại. Sự tương phản giữa thiện và ác không thể rõ ràng hơn.

Ngày nay, dẫu các kênh truyền thông cánh tả và giới tinh hoa chính trị vội vã thông báo chiến thắng của ông Biden, nhưng cuộc bầu cử Hoa Kỳ vẫn chưa kết thúc. Các cuộc điều tra vốn đang được tiến hành vẫn tiếp tục tìm ra bằng chứng về sự gian lận quy mô lớn của đảng Dân chủ. Ngày 6/11, TT. Trump đã ra một tuyên bố nói rằng: “Chúng tôi sẽ sử dụng mọi biện pháp hợp pháp để bảo vệ quá trình bầu cử và đảm bảo rằng người dân Mỹ hoàn toàn tin tưởng vào chính phủ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ vì các bạn và đất nước của chúng ta”.

Không những vậy, đông đảo những người bảo vệ các giá trị truyền thống ở nhiều bang khác nhau khắp Hoa Kỳ, cũng đang biểu tình ôn hòa khắp nơi, yêu cầu điều tra gian lận bầu cử.

Ai sẽ là tổng thống tương lai của Hoa Kỳ? Theo lời tự vấn ban đầu của người cha lập quốc Franklin, sau chiến thắng của cuộc Chiến tranh giành độc lập của Hoa Kỳ và sự ra đời của Hiến pháp Hoa Kỳ, câu trả lời sẽ được tìm thấy: Nếu Chúa để nước Mỹ giáng sinh và hùng mạnh, thì vào thời điểm quan trọng này của cuộc đọ sức giữa thiện và ác, sao Chúa có thể giao nước Mỹ vào tay của ma quỷ? Vậy nên, TT. Trump chính là người được chọn.

Hạ Văn
(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm và ý kiến ​​cá nhân của tác giả.)

Xem thêm:

Bầu cử Mỹ 2020: Cuộc giao tranh kịch liệt giữa chính – tà, thiện – ác