Ngày 18/12 vừa qua, vòng chung kết Hoa hậu Thế giới đã được tổ chức tại rạp hát MGM National Harbor gần thủ đô Washington của Mỹ với sự tham gia của 117 hoa khôi các quốc gia, phát sóng truyền hình cho khoảng 1 tỷ khán giả toàn cầu.

Hoa hậu thế giới Canada ngày đăng quang và có mặt tại vòng chung kết 2016 với bài phát biểu chấn động.
Hoa hậu thế giới Canada ngày đăng quang và có mặt tại vòng chung kết 2016 với bài phát biểu chấn động.

Trước nhất nói về hoa hậu, cho vui, cho giống kiểu câu view của báo chí nhà mình.

Năm nay, phát biểu tại vòng chung kết này, Hoa hậu Thế giới Canada Anastasia Lin (người Canada gốc Hoa), đại diện cho Canada có bài phát biểu với chủ đề lựa chọn là “HÃY CHẤM DỨT CƯỚP MỔ NỘI TẠNG TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM Ở TRUNG QUỐC”, một chủ đề đẹp phù hợp với tôn chỉ cuộc thi: “Cái đẹp mang sứ mệnh” (Beauty with A Purpose).

Năm 2015, cô Anastasia Lin bị chính quyền Trung Quốc cấm nhập cảnh tham gia chung kết Hoa hậu thế giới tổ chức ở Tam Á – Trung Quốc do cô thường xuyên lên tiếng phản đối tình trạng đàn áp nhân quyền ở TQ.

Anastasia Lin nói tại vòng chung kết 2016, khi ống kính chiếu vào cô thì cô cảm giác như người dân Trung Quốc và cha mẹ cô đang ở TQ cũng đang ngắm nhìn cô. “Tôi chưa cần lên tiếng, chỉ cần họ nhìn thấy tôi là hiểu điều tôi muốn nói, họ sẽ nhận ra rằng tôi không bao giờ từ bỏ. Đứng trên sân khấu cuộc thi, tôi tiếp tục khẳng định với mọi người ở quê nhà là tôi sẽ không bao giờ bàng quan với họ, cho dù khó khăn như thế nào tôi cũng sẽ nỗ lực”.

Cô quê ở Hồ Nam, cha cô là CEO một công ty lớn cung cấp thiết bị cho Samsung và các công ty đa QG khác, mẹ là giáo sự kinh tế QT và tài chính thế giới ở Đại học. Họ quyết định cho cô đi tị nạn du học từ năm 13 tuổi ở Canada.

Lin trả lời phỏng vấn của báo New York Times: “Mẹ tôi thấy tôi phải hát những bài hát chính trị ngay từ mẫu giáo. Bà băn khoăn mãi và năm tôi 13 tuổi, mẹ nói với tôi thông tin về những cuộc đàn áp vô nhân tính tại TQ. Cô kể lại: “Mẹ đã cho tôi thấy nhiều điều không được thấy ở Trung Quốc, như cuộc thảm sát Thiên An Môn, cuộc đàn áp Pháp Luân Công, và vấn đề Tây Tạng. Tôi đã cảm thấy bị lừa… và ba mẹ tôi quyết định cho tôi ra đi”

Lại chuyện phòng khí độc khổng lồ Bắc Kinh

o-nhiem-khong-khi-bac-kinh
Phát triển công nghiệp ồ ạt (để sớm thống lĩnh kinh tế thế giới) là một trong những nguyên nhân của đại họa “phòng khí độc khổng lồ Bắc kinh”

Cũng ngày 18/12 và suốt thời gian gần đây, gần 500 triệu người dân Trung Quốc phải sống trong không khí của phòng khí độc, hàng trăm ngàn người đã chạy tị nạn sương mù, hy vọng thoát khỏi vùng nguy hiểm. Số người bị ảnh hưởng trong tai họa này bằng tổng dân số của Hoa Kỳ và Canada.

Ông Lauri Myllyvirta, chuyên gia về ô nhiễm không khí của Tổ chức Hòa bình Xanh, đang ở Bắc Kinh, chia sẻ trên Twitter, để bảo vệ phổi của ông, ông phải: tránh đi ra ngoài, phải sử dụng hai cái máy lọc không khí và đeo mặt nạ bụi công nghiệp. Myllyvirta nói: “Bạn chỉ muốn làm sao để mình không phải tiếp xúc với không khí”.

Đám đông thoát khỏi Bắc Kinh, chạy 3 giờ lên phía tây bắc đến huyện Sùng Lễ, tỉnh Hà Bắc, nơi có phong cảnh trượt tuyết với bầu không khí trong lành,nhưng đến nơi thì thấy nơi đây đã thành một trại tị nạn, chật kín người tị nạn ô nhiễm.

Theo công ty Ctrip, một công ty du lịch nổi tiếng Trung Quốc, trong tháng Mười Hai này có khoảng 150.000 khách TQ đi ra nước ngoài để tránh sương mù ô nhiễm…