Ngoài Nga và bản thân ông Putin chắc chắn là kẻ thua cuộc trong cuộc xâm lược Ukraine này, một số quốc gia khác cũng nêu bật vai trò đáng xấu hổ của họ trong cuộc chiến. Một trong những vai xấu xí đó là Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

W020220523803059571356
Tại cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đã chỉ trích Mỹ cung cấp một lượng lớn vũ khí cho chiến trường Ukraine, nơi đang giao tranh khói lửa. (Ảnh: BNG Trung Quốc)

Cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga đã diễn ra được một năm, cục diện chiến trường cũng dần sáng tỏ. Ngay từ đầu, người ta đã tin rằng chiến thắng của Nga là không thể, và thế giới tự do của phương Tây sẽ không cho phép một cuộc xâm lược như vậy thành công. Hiện giờ Nga đang sa lầy trong tình thế tiến thoái lưỡng nan, vấn đề chỉ là chấp nhận như thế nào.

Ngoài Nga và bản thân ông Putin chắc chắn là kẻ thua cuộc trong cuộc xâm lược Ukraine này, một số quốc gia khác cũng đã nêu bật vai trò đáng xấu hổ của họ trong cuộc chiến.

Chế độ độc tài Belarus từng có ý định hỗ trợ Nga tấn công Kyiv từ biên giới giữa Belarus và Ukraine, thậm chí còn bày tỏ sẵn sàng cử quân sang hỗ trợ. Mặc dù chuyện không thành, nhưng đây là thái độ đồng lõa trắng trợn. Một vai xấu xí khác là Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Sau khi chiến tranh bùng nổ, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã không che giấu sự ủng hộ của mình đối với lập trường của Nga. Họ bỏ phiếu trắng hoặc bỏ phiếu chống lại nghị quyết của Liên Hợp Quốc lên án Nga, và nhiều lần tuyên bố rằng những lo ngại về an ninh của Nga cần được coi trọng.

Tuy nhiên, trước hành động ngang ngược xâm lược một quốc gia có chủ quyền của Nga, ĐCSTQ lại nhìn sắc mặt Nga mỗi khi phát ngôn. Thái độ mơ hồ này đã bộc lộ đầy đủ bộ mặt đạo đức giả và coi thường trật tự xã hội quốc tế.

Khi Nga bị phương Tây trừng phạt kinh tế và xã hội, ĐCSTQ cũng cung cấp một số kênh để Nga giảm bớt áp lực mà nước này phải đối mặt, như mở rộng việc mua khí đốt tự nhiên và các tài nguyên khác từ Nga. Đồng thời ĐCSTQ cũng cung cấp một lối thoát để các quỹ của Nga có thể sử dụng hệ thống thanh toán nhân dân tệ, nhằm trốn tránh các lệnh trừng phạt của châu Âu và Mỹ.

Trong năm qua, xã hội phương Tây, gồm Tổng thống và Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Thủ tướng Anh, Chủ tịch Liên minh Châu Âu, Nghị viện Châu Âu, Tổng thư ký NATO, Thủ tướng Đức và Tổng thống Pháp đều bày tỏ lo ngại hoặc đưa ra cảnh báo, yêu cầu ĐCSTQ không cung cấp cho Nga các cơ sở quân sự, hay các kênh trốn tránh các biện pháp trừng phạt của cộng đồng quốc tế.

Có thể thấy rằng các nền dân chủ tự do phương Tây đã nhìn rõ lập trường của ĐCSTQ trước cuộc chiến Nga-Ukraine, và luôn coi ĐCSTQ là đối tác thầm lặng của Nga.

Khi cuộc chiến rơi vào bế tắc, thấy rằng Nga không có khả năng khuất phục Ukraine trong thời gian ngắn, ĐCSTQ lại bắt đầu thay đổi quan điểm. Một mặt, họ vẫn ngầm ủng hộ Nga, ít nhất là đồng tình với lập trường của Nga, và nói rằng không có giới hạn trên trong mối quan hệ với nước này.

Nhưng mặt khác, khi đối mặt với cộng đồng quốc tế, ĐCSTQ lại luôn khoe khoang rằng họ sẵn sàng đóng vai trò tích cực trong quá trình dập tắt cuộc chiến giữa Nga và Ukraine. Tuy nhiên, kiểu thái độ hai mặt này không thể che giấu được thói đạo đức giả của ĐCSTQ khi đứng cùng phe ác với Nga.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nhiều lần tuyên bố rằng chừng nào Nga còn chiếm đóng lãnh thổ Ukraine, thì không có cơ sở cho các cuộc đàm phán hòa bình. Điều này làm cho giấc mơ đóng vai trò là phái viên hòa bình giữa Nga và Ukraine của ĐCSTQ thất bại. Nhưng sự giả dối của chế độ ĐCSTQ đã bị vạch trần hoàn toàn.

Trong tương lai gần, Trung Quốc có ý định xây dựng lại quan hệ với các xã hội phương Tây, và cải thiện nền kinh tế của mình. Có nhiều dấu hiệu rõ ràng hơn cho thấy, nước này sẽ thực hiện một mức độ điều chỉnh lớn hơn trong lập trường tích cực hỗ trợ Nga.

Vài ngày trước, Bộ trưởng Ngoại giao Tần Cương (Qin Gang) cho biết, ông Tập Cận Bình sẽ có bài phát biểu hòa bình “quan trọng” tại Hội nghị An ninh Quốc tế ở thành phố Munich của Đức, với hy vọng thúc đẩy chấm dứt chiến tranh giữa Nga và Ukraine.

Nhưng điều mà xã hội phương Tây lo lắng nhất hiện nay là Nga sẽ tiếp tục dựa vào Trung Quốc, để được cung cấp các cơ sở quân sự khác nhau và tránh các biện pháp trừng phạt của xã hội phương Tây.

Tại một cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân chỉ trích rằng chính Hoa Kỳ đã cung cấp một lượng lớn vũ khí cho chiến trường Ukraine, và chính Hoa Kỳ đang đổ dầu vào lửa. Tuyên bố này cũng minh họa ý định của ĐCSTQ trong cuộc chiến chống lại Ukraine.

Nghĩa là nếu xã hội phương Tây không ủng hộ Ukraine và cung cấp vũ khí cũng như các hỗ trợ khác cho người dân Ukraine chống lại sự xâm lược, thì Nga đã chiến thắng. “Hòa bình” mà ĐCSTQ nói có nghĩa là những kẻ xâm lược có được những gì họ muốn!

Ông Uông Văn Bân cũng nói rằng quan điểm của Trung Quốc về cuộc chiến Nga-Ukraine luôn rõ ràng, chính là “luôn thuyết phục hòa bình và thúc đẩy đàm phán”? Họ có thể nghĩ rằng cả thế giới đều nên quên đi việc Trung Quốc đã ủng hộ và chống đỡ cho Nga từ phía sau trong những ngày đầu của cuộc chiến.

Vài tháng trước, khi đến Moscow, ông Lật Chiến Thư (Li Zhanshu) vẫn nói rằng muốn “hợp tác” với Nga, và không có giới hạn nào trong mối quan hệ với nước này. Những tuyên bố này là rõ ràng, còn có thể bao biện được gì?

Cái gọi là “thuyết phục hòa bình, thúc đẩy đàm phán” của ĐCSTQ chẳng qua chỉ là “tát nước theo mưa” khi Nga không còn cơ hội chiến thắng. Ông Tập Cận Bình không ngại xé bỏ bộ mặt ủng hộ Nga trước đây, sang Munich (Đức) góp mặt làm một phái viên hòa bình, nhằm “hôi của” chính trị mà thôi.

Học giả Hồng Kông Chung Kim-wah (Trung Kiếm Hoa)
(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, được đăng trên Vision Times.)