Năm 1946, Orwell (George Orwell) kết thúc công việc phóng viên quân sự trong chiến tranh châu Âu. Ông trở về quê hương Scotland mang theo căn bệnh còn sót lại từ chiến trường. Lúc này, ông đã mắc bệnh lao và sống ẩn dật tại một hòn đảo nhỏ, trong thâm tâm ông tự biết cần phải hoàn thành tác phẩm cuối cùng. Hai năm sau đó Orwell mới hoàn thành kiệt tác “chống xã hội chủ nghĩa bình quân (Utopia)” này. Khi nghĩ về tên cuốn sách, ông chỉ đơn giản cho đảo ngược hai số cuối vào năm 1948, vậy là tiêu đề của cuốn sách là “1984”. Tại họp báo ra sách mới năm 1949 tổ chức tại London, Orwell phát biểu (đại ý) rằng: “Tôi không muốn thấy một thế giới như vậy đến gần, nhưng thế giới này đang vận hành theo hướng tập trung quyền lực”. Ý tưởng về cuốn sách mới của Orwell xuất phát từ trải nghiệm ban đầu của ông khi đảm trách vai trò là một cảnh sát tại Myanmar (Miến Điện) và thấu hiểu những thiệt hại mà bạo lực của Chính phủ gây ra cho người dân.

facebook 67361 1280 1
(Ảnh: Geralt/ Pixabay)

Chiến thắng lớn nhất thuộc về truyền thông

Orwell qua đời vào năm 1950, ngày nay sau 70 năm Orwell qua đời thì thế giới mà ông lo lắng đang đến gần. Đất nước mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tập quyền đang sử dụng công nghệ kỹ thuật số của Huawei để thực hiện nhiệm vụ giám sát của “Big Brother” (nhân vật trong “1984” của nhà văn Orwell). Đáng ngại nhất là chiến thắng của truyền thông xã hội mới nổi đang lật đổ môi trường chính trị truyền thống, qua đó can thiệp vào chính trị, can thiệp vào bầu cử và trở thành công cụ kiểm soát suy nghĩ của bộ não con người. Nói đơn giản: truyền thông này đã trở thành nơi nhào nặn nên ngôi Vương.

Trong tổng tuyển cử tại Đài Loan năm 2018, Đài Truyền hình Trung Thiên (Chung T’ien tivi,), nơi giúp ứng viên Hàn Quốc Du tranh cử, chính là hình ảnh của truyền thông cánh tả trong cuộc bầu cử Mỹ năm nay.

Trước tổng tuyển cử tại Đài Loan vào năm 2018, truyền hình Trung Thiên đã bắt đầu tô vẽ hình ảnh tuyệt đẹp cho ứng viên Hàn Quốc Du, biến ông ta từ một người trong giới thượng lưu trở thành người bình dân giản dị, thậm chí còn thần thánh hóa là hóa thân của Tưởng Giới Thạch chuyển kiếp, vì vậy mà nhà đài này đã bị đông đảo cử tri chỉ trích, ví von là “Truyền hình Hàn Thiên” (Hantian TV). Trong cuộc tổng tuyển cử ở Mỹ lần này, giới truyền thông cánh tả cũng đã không từ thủ đoạn để đưa Biden lên làm Vua, cái gọi là truyền thông chính thống của Mỹ đã xa rời nguyên tắc khách quan và trung lập để  cổ vũ cho ứng viên Biden, sử dụng mọi cơ hội để tạo ra thông tin sai lệch công kích Tổng thống Trump, hoàn toàn đánh mất đạo đức truyền thông là phải khách quan và công bằng.

Trong một đất nước tự do thì thông tin cũng giống như không khí, loài người cũng thể hiện thói quen tiếp thu thông tin, đây cũng chính là yếu tố khiến các phương tiện truyền thông chính thống có thể thao túng cử tri. Càng nhiều người thường xuyên xem một loại truyền thông nào đó thì sẽ thiếu so sánh với các kênh thông tin khác, hệ quả càng dễ bị tẩy não, cuối cùng trở thành người theo chủ nghĩa dân túy ngoan cố. Tưởng rằng sống trong một thế giới tự do thì nên phải tự do hơn [những nơi khác], nhưng thực tế là ngược lại, bởi vì khi bộ máy truyền thông quá lớn đến mức không thể ngăn chặn, thì mọi người cũng không thể tự do lựa chọn được xem hay không. Đối với kiểm soát quyền lực tập trung của ĐCSTQ thì mọi người đã quen với việc nhận một luồng thông tin duy nhất. Nguy hiểm là loại kiểm soát công nghệ kỹ thuật số này ngày càng trở nên phổ biến và nó đang mở rộng từ nhà cầm quyền độc tài sang thế giới tự do. Thực trạng bành trướng quốc tế của ĐCSTQ là nhằm mục đích làm cho thế giới mất tự do.

Ngày 12/11, dưới sự xúi giục của ĐCSTQ, một lần nữa Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngăn chặn Đài Loan tham gia hội nghị, những người ủng hộ Đài Loan tức giận tràn vào trang Facebook của WHO để lại lời nhắn, sau đó chỉ cần có chữ Đài Loan là lập tức bị Facebook chặn. Một ngày sau, WHO mới công khai giải thích: vì tin nhắn làm tê liệt trang Facebook nên mới tạm ngăn chặn, ngày hôm sau đã phục hồi lại.

Thực tế tin đồn Facebook do ĐCSTQ kiểm soát đã sớm được đưa ra. Ngày 28/10 năm nay, tờ Epoch Times (Mỹ) tiết lộ rằng, Facebook đã thuê 6 kỹ sư Trung Quốc để tiến hành kiểm duyệt, chỉ cần thấy tuyên bố chỉ trích ĐCSTQ hoặc ca ngợi phe bảo thủ là lập tức xóa bỏ, chính vì vậy mà có ví von là “Facebook Đỏ”.

Vì những lợi ích to lớn mà Facebook đã nhiều lần cố gắng thâm nhập thị trường Trung Quốc nhưng bị từ chối, việc ĐCSTQ ủng hộ ứng viên Biden trong tổng tuyển cử ở Mỹ năm nay không biết có liên quan thỏa thuận bí mật nào với ĐCSTQ hay không, đây vẫn là một ẩn số. Từ chuyện phong tỏa những thông tin bất lợi cho gia đình ứng viên Biden trước cuộc bỏ phiếu, cho đến thời điểm bỏ phiếu, việc tài trợ hào phóng cho bang Pennsylvania, thành lập thêm nhiều khu vực bỏ phiếu để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho những người ủng hộ ứng viên Biden. Đến nay, khi đối diện trước án kiện thì các hoạt động của Facebook trở thành “vùng tối” của luật pháp. Đây cũng là trạng thái xung đột giữa luật tiểu bang Mỹ và luật liên bang. Nếu trường hợp tổng tuyển cử tại Mỹ năm nay xảy ra ở Đài Loan thì hoạt động của Facebook sẽ bị xem là bất hợp pháp.

 

Bloomberg News ủng hộ ứng viên Biden

Trước cuộc bầu cử, việc hãng tin Bloomberg ủng hộ ứng viên Biden số tiền khổng lồ lại càng cho thấy nhiều vấn đề. Từng có thông tin về việc Bloomberg bị ĐCSTQ khống chế do có liên quan đến hoạt động phim mại dâm, do vậy mà Bloomberg News không tiếc công sức hết mực ủng hộ ứng viên Biden. Trước Ngày bỏ phiếu (3/11), Bloomberg đã trả tiền bảo lãnh cho hàng chục ngàn tù nhân ở Florida để những người này có thể bỏ phiếu, dân Florida chủ yếu là người nhập cư gốc Tây Ban Nha, những người này là kho phiếu lớn của Đảng Dân chủ. Đặt bối cảnh nếu họ ở Đài Loan, thì hành vi này tất nhiên là hối lộ bầu cử và can thiệp vào bầu cử.

Để ủng hộ cuộc bầu cử của ứng viên Biden, ngay từ đầu truyền thông dòng chính của Mỹ đã sử dụng các cuộc thăm dò giả để đánh lừa người dân. Sau bầu cử đã cho thấy các cuộc thăm dò trước bầu cử hoàn toàn không đáng tin cậy. Khoảng cách giữa hai ứng viên Trump và Biden là trong vòng 2%, hoàn toàn không như tuyên bố thăm dò trước tổng tuyển cử mà truyền thông chính thống đưa ra với mức chênh nhau cao đến 10%. Trong hành vi bỏ phiếu của xã hội dân chủ, người ta thường đặt cược vào bên chiến thắng, do đó, vấn đề sử dụng các cuộc thăm dò dư luận để ‘lái gió’ là kỹ thuật đơn giản nhất để truyền thông can thiệp vào bầu cử.

Cuộc bầu cử ở Mỹ đã phơi bày hành vi xấu xí của giới truyền thông cánh tả, TT. Trump đã bị giới truyền thông cánh tả đàn áp trong suốt chặng đường tranh cử, vì ông cho rằng chỉ truyền thông đại diện cho ĐCSTQ mới gây hại cho nước Mỹ. Điều thực sự đáng buồn là dường như hiện nay truyền thông Mỹ đã bị ĐCSTQ xâm nhập.

Hồng Bác Học
(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm và ý kiến ​​của cá nhân tác giả.)

Xem thêm: