Khi nghe các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), trên có Lư Sa Dã – Đại sứ Trung Quốc tại Pháp, dưới có phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao, công khai mắng mỏ mọi người trên truyền thông thế giới không học hành chăm chỉ, đặc biệt là học lịch sử (*), tôi không thể nhịn cười, tôi thực sự muốn hỏi, rốt cuộc họ đang học cuốn sách lịch sử nào?!

p3242652a984732623 1
Hồng vệ binh trong Cách mạng Văn hóa (Ảnh: Public Domain Internet Images)

Có câu rằng “Thà không đọc còn hơn đọc nhầm sách.” Có thể thấy rằng những người biết đọc sách không hẳn là người có kiến ​​​​thức và biết phân biệt đúng sai.

Sau khi Liên Xô tan rã, tờ “Pravda”, cơ quan phát ngôn cho những lời dối trá của Liên Xô, cũng bị đập tan, vì người dân Liên Xô thấy rằng Pravda không nói sự thật.

Năm 1949, sau khi ĐCSTQ thành lập. Trước tiên, Mao Trạch Đông tịch thu quyền tự do ngôn luận. Kể từ đó, lịch sử đảng được coi trọng, không còn chỗ cho phép biện chứng, Trung Quốc đã không còn lịch sử. Nói cách khác, Trung Quốc đã bước vào kỷ nguyên của ‘sử giả’, bắt đầu từ năm 1949.

Để che đậy quá trình cướp chính quyền đẫm máu và bất nghĩa, Mao Trạch Đông đã xuyên tạc lịch sử đảng một cách toàn diện, tẩy não trẻ nhỏ nhằm hủy hoại văn hóa Trung Quốc. Vì vậy hơn 70 năm ĐCSTQ cầm quyền, gần 2 thế hệ đã bị tẩy não. Những người bị tẩy não tin rằng ĐCSTQ mới là anh hùng chống Nhật, Quốc dân đảng không chống Nhật.

Năm 2005, khi Chủ tịch Hồ Cầm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo nắm quyền, quyền ngôn luận tương đối lỏng lẻo.

“Tạp chí Viêm Hoàng” của ĐCSTQ đã viết một bài báo chống Nhật giả mạo. Họ viết lại tất cả những câu chuyện chống Nhật giả mạo trong phim. Nhiều câu chuyện đã dựng lên tượng đài anh hùng mà người Trung Quốc tôn thờ.

Nhưng các bài báo của Tạp chí Viêm Hoàng đã vi phạm điều cấm kỵ của ĐCSTQ, nên đã bị cấm, nhà xuất bản và tổng biên tập bị bỏ tù.

Năm 1972, chính Mao Trạch Đông đã lỡ lời và nói ra sự thực về việc ĐCSTQ không chống Nhật. Khi đó Mao Trạch Đông đã tiếp Thủ tướng Nhật Bản Kakuei Tanaka đến thăm.

Ông Tanaka nói: “Nhật Bản xâm lược Trung Quốc là sai. Vì điều này, tôi xin lỗi người dân Trung Quốc.”

Nhưng Mao Trạch Đông lại cười: “Tại sao phải xin lỗi, nếu ông không xâm lược Trung Quốc, ĐCSTQ đã không thể thôn tính thiên hạ. ĐCSTQ phải cảm ơn Nhật Bản mới đúng.”

Nghe vậy, ông Kakuei Tanaka đã toát mồ hôi hột, trên đời lại có những kẻ độc ác như vậy, coi mạng người như cỏ rác.

Đến nay, ĐCSTQ vẫn nhắc đến “Thảm sát Nam Kinh”, chẳng qua chỉ vì muốn che đậy rằng số người Trung Quốc bị ĐCSTQ tàn sát còn nhiều gấp vài lần vụ Nam Kinh.

Sự tàn nhẫn của ĐCSTQ được bao bọc bằng vỏ bọc vĩ đại, quang minh, chính nghĩa. Khẩu hiệu “chuyên chính vô sản; công nông (công nhân và nông dân) vĩ đại nhất” thực chất lại thực hiện một hệ thống giai cấp hà khắc nhất.

Nông dân bị nhốt ở quê, ra ngoài phải có giấy đi đường, ăn cơm phải có phiếu ăn. Ai chống lại sẽ bị bắt đi lao động cải tạo, cuộc sống bị chà đạp, họ trở thành nô lệ dưới đáy xã hội.

Năm 2003, Bà Ngô Xuân Đào (Wu Chuntao) đã viết cuốn “Khảo sát về nông dân Trung Quốc”, phơi bày sự thật rằng nhà nước ĐCSTQ tham nhũng, nông dân bị áp bức và nông thôn đang chết dần. Cuốn sách đã bị cấm vào năm 2004.

p3009731a915535860
Năm 1972, Mao Trạch Đông lỡ lời khi gặp Thủ tướng Nhật Bản Kakuei Tanaka. (Ảnh: Public domain)

Chỉ cần là sự thật, ĐCSTQ sẽ không cho phép nó xuất hiện trước công chúng. Nói ĐCSTQ là “đế chế dối trá” quả không sai. Sống trong một đế chế như vậy, nếu không bước ra ngoài, họ sẽ thực sự tin rằng “chúng ta hạnh phúc nhất”. Nhưng miễn là họ nhìn thấy thế giới thực, đế chế này sẽ sụp đổ.

Năm 2006, ông Ngô Tổ Khang đã viết cuốn “Kiếp sau không làm người Trung Quốc”. Cuộc thăm dò trong sách hỏi: “Nếu có kiếp sau, bạn có muốn lại làm người Trung Quốc không?” Kết quả là 65 % người dân không muốn làm người Trung Quốc nữa, và 35% sẵn sàng trở lại làm người Trung Quốc.

Điều ngạc nhiên không phải là con số 65%, mà là 35% vẫn muốn làm người Trung Quốc và tiếp tục làm nô lệ. Chúng ta chỉ có thể nói, đừng đánh giá thấp sức mạnh của việc tẩy não.

Bị tẩy não quả thực rất đáng sợ. Chỉ có những cô dâu Trung Quốc lấy chồng Đài Loan mới có thể hiểu sâu sắc điều này. Họ đã chứng kiến ​​thế giới bị đảo lộn sau khi bị ĐCSTQ tẩy não.

Vì vậy, dù là ông Lư Sa Dã hay bà Hoa Xuân Oánh, kỳ thực họ đều là nạn nhân của ‘sử giả’. Thậm chí tệ hơn là những người này có cơ hội đến một đất nước tự do và chứng kiến ​​lịch sử chân thực, nhưng vẫn trở thành người bảo vệ ‘sử giả’, và quay lại chỉ trích người khác không chịu đọc sách.

Trung Quốc có câu “Lợn đưa đến Bắc Kinh vẫn là lợn”, câu này nên sửa thành “Lợn đưa đến Paris vẫn là lợn”. Sau khi bị ĐCSTQ tẩy não, nhiều “tiểu phấn hồng” (thanh niên yêu nước mù quáng) đặt chân ra nước ngoài, đến nước Mỹ tự do vẫn không thay đổi hành vi của mình.

So với nhiều người Đài Loan bị chế độ độc tài kiểm soát trong quá khứ, việc ăn năn sau khi đến Hoa Kỳ và chứng kiến ​​​​lịch sử chân thực quả thực quá khác biệt. Đọc sách (đi học) không phải là chuyện xấu, nhưng học nhầm sách còn tệ hơn là không học.

Hồng Bác Học
(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, được đăng trên Vision Times.)

(*) Ghi chú:

Gần đây, Đại sứ Trung Quốc tại Pháp, ông Lư Sa Dã (Lu Shaye), đã tham gia một buổi phỏng vấn độc quyền với kênh truyền hình Pháp.

Khi người dẫn chương trình nói về việc lúc cựu Tổng thống Pháp Charles de Gaulle thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc vào năm 1964, nhiều nước phương Tây cho rằng ông ấy đã sai, vì chính quyền Mao Trạch Đông khi đó đã “giết và tra tấn hàng triệu người”.

Người dẫn chương trình cho biết, một số nước phương Tây hiện cũng đang rất lo lắng rằng “rất có thể họ sẽ lại mắc sai lầm tương tự trong các giao dịch với Trung Quốc”.

Ông Lư Sa Dã đã nổi cơn thịnh nộ ngay tại chỗ, buộc tội người dẫn chương trình “không trung thực” vì “ngụy biện với những tin đồn thất thiệt trong quá khứ”.

Người dẫn chương trình vặn hỏi: “Hàng triệu người chết vì Mao Trạch Đông là tin thất thiệt sao?”

Tránh né vấn đề có bao nhiêu người Trung Quốc đã chết khi Mao Trạch Đông nắm quyền, thay vào đó ông Lư Sa Dã chỉ trích người dẫn chương trình: “Ông từng đi học chứ? Dừng lại ngay! Hôm nay tôi tới đây không phải để thảo luận về những tin đồn này với ông.”

Người dẫn chương trình cố gắng giải thích tầm quan trọng của việc hiểu biết về lịch sử, nhưng ông Lư Sa Dã đã ngắt lời và hét lớn: “Tôi tới đây không phải để nói về những tin đồn này. Tôi nói lại lần nữa, không cần phải nói về những thứ này, thật vô nghĩa!”

“Đừng nói với tôi về cái gọi là nhân quyền, vấn đề nhân quyền của các ông thậm chí còn nghiêm trọng hơn.”