Sau khi Mao Trạch Đông lên làm lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, vì để củng cố quyền lực và vị trí lãnh đạo tối cao của mình cũng như đánh bại Quốc Dân Đảng nên đã tạo ra nhiều vụ án oan để lừa dối nhiều người, cho đến nay, những án oan này còn được ghi cả vào trong sách giáo khoa của hệ thống giáo dục Trung Quốc. 

mao trach dong truong quoc tho
Mao Trạch Đông (bên phải) cho cánh quân thứ tư đơn độc tây chinh, khiến Trương Quốc Đảo( bên trái) thân bại danh liệt. (Ảnh từ internet)

1. Dẹp “phản động” khu Xô-Viết

Đấu đá tranh quyền đoạt lợi trong đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dưới thời Mao Trạch Đông không chỉ diễn ra trong giới chóp bu đứng đầu, dưới hệ thống cơ sở cũng không ngoại lệ.

Vào những năm 30, ĐCSTQ còn thực hiện kế hoạch càn quét phản động trong các khu Xô-Viết vô cùng khủng khiếp, hàng loạt cán bộ cấp cao, tướng lĩnh cấp cao, đảng viên bình thường cùng binh lính bị giết hại, chôn sống, kinh khủng đến nỗi dường như không còn người dẫn quân đi đánh trận, khiến một số căn cứ của ĐCSTQ tưởng như sắp tan rã. Như thông lệ, nội đấu trong Đảng vẫn là theo kiểu vu oan giá họa, chụp mũ “nội gián”, “chống Đảng”.

2. Chống Nhật phía bắc

Mao Trạch Đông lãnh đạo ĐCSTQ chia cắt lãnh thổ, chiếm được vài vùng đất, xây dựng “Khu Xô-Viết”, đề ra chính sách “Bảo vệ Liên Xô”, công khai làm căn cứ thực dân cho Liên Xô, công khai làm Hán gian. Khi đó chính phủ Quốc Dân Đảng càn quét khiến ĐCSTQ tháo chạy tứ phương, các lực lượng vũ trang của ĐCSTQ lánh nạn khắp nơi.

Ban đầu cánh quân thứ nhất của ĐCSTQ trốn đến Hồ Nam, muốn hợp sức với Hạ Long (1896 – 1969) nhưng không thành, lại chạy đến Vân Quý, rồi Tây Khang, sau cùng nghe tin ở Thiểm Tây cũng có đảng Cộng sản liền đến nhờ cậy. Thực tế, cái gọi là “trường chinh” của ĐCSTQ là “trường chạy loạn”, làm gì có chuyện kháng Nhật phía bắc. Đây là trò chụp mũ chính phủ Quốc Dân Đảng.

3. Tiêu diệt quân tây chinh

Sau khi ĐCSTQ đến Thiểm Tây thì sức mạnh cánh quân thứ tư là mạnh nhất, số người và súng vượt trội cánh quân thứ nhất và thứ hai, vì thế thống soái ở đây thành người có quyền nhất trong ĐCSTQ, tư cách tướng Trương Quốc Đảo cao hơn cả Mao Trạch Đông. Không loại được cánh quân thứ tư thì Mao Trạch Đông không thể loại được Trương Quốc Đảo, vậy là Mao ra độc kế cho cánh quân thứ tư đi tây chinh, nhằm hai mục đích: thứ nhất, nếu tây chinh thành công thì kết nối được với Liên Xô, còn quân tây chinh cũng bị suy yếu; trường hợp thứ hai là quân tây chinh bị quân nhà Mã (Mã Bộ Phương, Mã Hồng Quỳ, Mã Hồng Tân) tiêu diệt.

Lịch sử đã đáp ứng mục đích thứ hai của Mao Trạch Đông. Sau khi quân tây chinh thất bại thì Trương Quốc Đảo không còn tư cách tranh quyền với Mao. Nham hiểm của Mao là ở chỗ: tận diệt được đối thủ Trương Quốc Đảo, loại được thiên tài quân sự Từ Hướng Tiền (1901 – 1990) nằm ngoài dòng với Mao, lại vu oan trách nhiệm thất bại của quân tây chinh cho Trần Xương Hạo (1906 – 1967).

4. Lưu Chí Đan chống Đảng

Trong lúc Hồng quân của Mao Trạch Đông và Chu Đức tuyệt đường, Lưu Chí Đan (1903 – 1936) ở Thiểm Tây đã cứu Mao. Nhưng sau này tập đoàn Mao Trạch Đông đã vu oan hãm hại Hồng quân Lưu Chí Đan. Còn Mao giả vờ như không biết. Sau đó, Cao Cương tranh quyền lực với Lưu Thiếu Kỳ và Chu Ân Lai cũng không thấy bóng Mao đâu, liệu có ẩn tình vì Cao Cương là người hiểu rõ vụ án Lưu Chí Đan? (Cao Cương là người sáng lập khu căn cứ Thiểm Bắc cùng Lưu Chí Đan).

>> Nơi nào có “lãnh tụ vĩ đại”, nơi đó nhân dân khổ nạn trùng trùng!

5. Kháng chiến chống Nhật

Trong sách giáo khoa Trung Quốc ghi là ĐCSTQ lãnh đạo nhân dân Trung Quốc chiến thắng phát xít Nhật Bản, còn Tưởng Giới Thạch chỉ là xung đột với Nhật Bản, không phân rõ ranh giới với Nhật Bản. Thực tế, thời bắt đầu kháng Nhật, vài chục ngàn quân ĐCSTQ uể oải chỉ an phận nằm ở vùng tây bắc, sao có thể là lãnh đạo và chủ lực của cuộc kháng chiến?

Thời chiến tranh, quân chính phủ Quốc Dân Đảng chiến đấu đẫm máu ở chiến trường mới đập tan ý đồ hủy diệt Trung Quốc của quân Nhật. Tại trận Thượng Hải, Hân Khẩu, núi Trung Điều, Đài Nhi Trang, Nam Tầm, Vạn Gia Lĩnh, trấn Điền Gia, Nghi Xương, trận Trường Sa lần thứ ba, đèo Côn Lôn, chiến trường Ấn Độ-Myanmar, trên vùng trời, khí thế cuồn cuộn của quân Quốc dân có trời xanh chứng giám.

Tuy trong Quốc Dân Đảng có tướng tháo chạy, có kẻ phản bội, nhưng tì vết không che được ngọc sáng, lịch sử kháng chiến của quân Quốc Dân Đảng còn lưu danh thiên cổ. Tám năm kháng chiến, quân Quốc dân có tổng cộng hơn hai mươi trận quyết chiến lớn nhỏ với quân Nhật Bản, trả giá bằng máu của gần 5 triệu chiến sĩ, còn quân Nhật bị thương và thiệt mạng cũng gần 2 triệu. Trung Quốc được xếp vào vị trí năm cường quốc và là Thành viên Thường trực Liên Hiệp Quốc là nhờ công lao của quân Quốc Dân Đảng, nhờ lãnh đạo của Tưởng Giới Thạch.

Sau kháng chiến thắng lợi, hàng chục ngàn người ra chào đón Tưởng Giới Thạch và quân Quốc Dân Đảng là minh chứng. Tân Tứ quân và Bát Lộ quân của ĐCSTQ cũng cố gắng đánh Nhật, kiềm chế Nhật, phối hợp tiêu diệt kẻ thù tại chiến trường chính nhưng không phải phe lãnh đạo và chủ lực của cuộc kháng chiến. Mưu lược “dùng thời gian đổi không gian” cũng không phải Mao Trạch Đông chỉ cho Tưởng Giới Thạch.

Sau khi ĐCSTQ giành chính quyền đã xuyên tạc lịch sử, quy hết công lao kháng chiến về mình, vu oan Tưởng Giới Thạch và quân Quốc Dân Đảng không đánh Nhật, còn cấu kết với quân Nhật. Kết quả là sau cuộc chiến nhiều người Nhật không thừa nhận quân Nhật bị thua quân Trung Quốc, cộng đồng quốc tế thì hạ thấp địa vị cuộc kháng chiến của Trung Quốc, xem nhẹ lịch sử kháng chiến của Trung Quốc, tất cả nguyên nhân vì ĐCSTQ vu oan mà giành công.

6. Án oan Thẩm Sùng

Năm 1946, đàm phán hòa bình với ĐCSTQ đổ vỡ, quân Quốc Dân Đảng lại mở lại tấn công. Để chia rẽ quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ, hạ uy tín chính phủ Quốc Dân Đảng, để ĐCSTQ có thời gian chống lại quân Quốc Dân Đảng, Mao Trạch Đông phái nữ thanh niên Thẩm Sùng (Shen Chong, 1927 – 2014) qua lại với quân nhân Mỹ, sau đó bịa chuyện Thẩm Sùng bị cưỡng hiếp, vu oan cho quân Mỹ, chỉ huy tổ chức ngầm của ĐCSTQ trong giới thanh niên sinh viên kích động biểu tình phản kháng.

Đa số thanh niên đầy nhiệt huyết yêu nước quả nhiên bị trúng kế, trở thành công cụ tạo loạn cho ĐCSTQ. Vào những năm 60, 70 và 90, Thẩm Sùng đã lên tiếng bản thân chưa từng bị quân Mỹ cưỡng hiếp, chỉ là làm việc theo mệnh lệnh của tổ chức. Sau này chính ĐCSTQ cũng thừa nhận vụ án Thẩm Sùng là không có thật. Có thể thấy ĐCSTQ dùng thuật vu cáo cao siêu như thế nào.

7. Bành Đức Hoài chống Mao

Nguyên soái Nhiếp Vinh Trăn (1899 – 1992) người tham gia trong đại chiến trăm đoàn đã viết trong hồi ký: “Đồng chí Mao Trạch Đông phê phán rằng, đại chiến trăm đoàn để lộ sức mạnh của chúng ta, dẫn đến quân xâm lược Nhật Bản đánh giá lại sức mạnh của chúng ta, khiến kẻ địch tập trung binh lực đánh chúng ta.”

Thời Cách mạng Văn hóa, tác phẩm “Đả đảo kẻ đại âm mưu, kẻ đại dã tâm, đại quân phiệt Bành Đức Hoài” do Binh đoàn núi Tỉnh Cương Đại học Thanh Hoa xuất bản, có chỉ ra:

“Bành Đức Hoài công nhiên đề nghị phải ‘bảo vệ hậu phương lớn’, ‘bảo vệ Trùng Khánh’, ‘bảo vệ Tây An’, trên thực tế muốn bảo vệ Tưởng Giới Thạch trấn giữ ở Trùng Khánh. Bành Đức Hoài muốn nhanh chóng bảo vệ Tưởng, quyết không chấp hành yêu cầu của Mao chủ tịch, trong giai đoạn giằng co chiến lược, quân ta ‘về cơ bản chỉ đánh du kích, nhưng không bỏ phương châm vận động chiến dưới điều kiện có lợi, ’ giữ trọng trách là Mao chủ tịch, còn có Chu Đức, Dương Thượng Côn, Bành Chân, Đặng Tiểu Bình, quyết chí mạo hiểm điều động 105 quân đoàn, tổng cộng 400 ngàn quân cùng xuất kích, đánh công kiên, tốn bao công sức. Bành tặc lại ra sức bảo vệ Tưởng, được Tưởng quan tâm.”

Khi đó Hồng vệ binh Đại học Thanh Hoa cũng “phụng lệnh tạo phản”, nhiều lời họ nói là nói theo ý Mao Trạch Đông. Tại hội nghị Lư Sơn, Mao Trạch Đông đã nói toạc ra: “Hiện nay là thế chân vạc tam quốc gồm ĐCSTQ, Quốc dân đảng và Nhật Bản, chúng ta nên để Quốc dân đảng và Nhật Bản sống mái với nhau, còn chúng ta nhân cơ hội phát triển lớn mạnh.”

Lời lẽ hoang đường vô liêm sỉ này mà ông ta có thể công nhiên nói trước đại hội. Vậy mà Mao lại vu oan Tưởng Giới Thạch trong báo cáo Đại hội ĐCSTQ lần 7 rằng thời kháng chiến Tưởng Giới Thạch trốn trên núi Nga Mi, chờ đến sau khi kháng chiến thắng lợi mới xuống núi “hái đào”. Thực tế, sau khi Tưởng Giới Thạch đến núi Nga Mi năm 1936 đã phát biểu, thời kháng chiến tôi chưa một lần được đến núi Nga Mi. Như vậy, “bản sắc anh hùng” của Mao Trạch Đông chính là kẻ khởi xướng “phong trào lưu manh”.

>> 10 dấu hiệu đầu tiên về sự suy tàn của các vương triều trong lịch sử

8. Chống Mỹ và viện trợ Triều Tiên

ĐCSTQ từng lừa gạt nhân dân rằng chủ nghĩa đế quốc Mỹ xâm lược Đài Loan và Triều Tiên, phải giữ nhà giữ nước, vì thế đã phái cả triệu quân đi Triều Tiên làm bia đỡ đạn cho nhà họ Kim. Chiến tranh Triều Tiên, thực tế vì Kim Nhật Thành (Kim Il-sung) được Mao Trạch Đông và Stalin mớm kế, trong khi Mỹ chỉ chấp hành theo nghị quyết của Liên Hiệp Quốc đuổi quân nhà họ Kim về phía bắc. Khi Mao Trạch Đông quyết định đưa quân sang Triều Tiên thì quân Mỹ còn chưa vượt qua giới tuyến 38, Mỹ cũng không phái binh đi xâm lược Đài Loan, Mỹ là đồng minh của Đài Loan do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo.

Đến bây giờ người Trung Quốc vẫn bị ĐCSTQ lừa dối. Cả triệu người con Trung Quốc đổ máu trên bán đảo Cao Ly, máu họ trở thành “Coca-Cola” trên bàn ăn cha con nhà họ Kim. Đến ngày nay, dưới ách độc tài, nhân dân Triều Tiên đã rơi vào thảm cảnh chết đói người ăn thịt người, đây là thành quả do chủ nghĩa quốc tế của ĐCSTQ ban cho. Chờ sau khi Triều Tiên và Hàn Quốc thống nhất, nhân dân hiểu được sự thật cuộc chiến Triều Tiên, khi đó có còn quân tình nguyện hy sinh quên mình? Tội nghiệp cho tướng sĩ quân tình nguyện Trung Quốc, khi sống trở thành vật hy sinh vì ĐCSTQ vu oan cho quân Liên Hiệp Quốc, khi chết hài cốt vẫn không được an bình vì ĐCSTQ!

9. Cách mạng Văn hóa

Đây là câu chuyện nổi tiếng nhất của ĐCSTQ. Sau khi ĐCSTQ giành được chính quyền, dưới lãnh đạo của Mao Trạch Đông, cuộc đấu quyền lực trong nội bộ ĐCSTQ khốc liệt chưa từng có, án oan sai chất cao như núi.  Cao Cương, Bành Đức Hoài, Ngô Hàm, Bành Chân, Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, Đào Chú, Hạ Long… đều bị vu oan, ngoài một số ít may mắn như Đặng Tiểu Bình còn đa số đều ngậm oan mà chết, nhiều nhất là vô số kể người dân vô tội.

10. “Phê Lâm phê Khổng”

Trong câu chuyện “phê Lâm phê Khổng”, không chỉ Lâm Bưu (1907-1971) bị cho là kẻ không biết đánh trận, đến cả bậc thầy đại thánh Khổng Phu Tử cũng bị biến thành đối tượng đấu tố của ĐCSTQ. Vô số chuyện oan khuất đổ lên đầu Lâm Bưu, thậm chí Mao Trạch Đông còn chỉ đạo truyền thông bịa đặt vô số điển cố lịch sử, vu oan cho Khổng Phu Tử.

Blog Zgdmr2

Xem thêm: