Có thể nói một tuần qua là “Tuần lễ Trung Quốc” của ông Biden. Ông ấy không chỉ chủ động điện đàm với ông Tập Cận Bình, mà còn nhiều lần nói về mối quan hệ giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc và ông Tập, cũng như lặng lẽ thu hồi lệnh hạn chế Viện Khổng Tử của cựu TT. Trump. Điều này cho thấy ông Biden thể hiện thiện chí với Bắc Kinh và ông Tập Cận Bình. Trong dịp Tết Nguyên đán, ông Biden đã chúc Tết người Mỹ gốc Á và người dân các nước Đông Á, điều này được cư dân mạng Trung Quốc coi như đang thể hiện thiện chí với Trung Quốc. Đây là sự nhún nhường đầu tiên trong quan hệ Mỹ – Trung mà Bắc Kinh nhận thấy.

Bài viết của Phan Tiểu Đào thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.

unnamed
Dù ông Biden có mạnh miệng đến đâu, thì tận xương tủy mình ông ấy cũng không dám và sẽ không đối đầu với ông Tập Cận Bình. (Ảnh: china-embassy.org)

Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình CBS vào Chủ nhật 2 tuần trước, ông Biden nói: “Tôi đã dành nhiều thời gian cho ông Tập Cận Bình hơn bất kỳ nhà lãnh đạo thế giới nào khác. Bởi khi còn là phó tổng thống, tôi đã có 24 đến 25 giờ nói chuyện riêng tư với ông ấy, đi cùng ông ấy 17.000 dặm đường. Tôi rất hiểu ông ấy. Ông ấy rất thông minh và cứng rắn. Tôi không có ý chỉ trích, nhưng thực tế là vậy. Ông ấy không có một chút dân chủ nào tận xương tủy của mình. Vấn đề là tôi vẫn luôn nói: ‘Giữa chúng ta không cần xung đột, nhưng sẽ có cạnh tranh gay gắt, và tôi sẽ không cạnh tranh theo cách mà ông ấy (Tập Cận Bình) muốn.’” Đây là đánh giá công khai đầu tiên về ông Tập Cận Bình kể từ khi ông Biden lên nhậm chức.

Sau đó, ông ấy đã điện đàm với ông Tập Cận Bình vào tối 30 Tết, đây là cuộc tiếp xúc chính thức đầu tiên với ông Tập sau khi nhậm chức. Ngày hôm sau, ông Biden tiết lộ với Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ rằng hai người đã nói chuyện điện thoại trong 2 giờ đồng hồ và họ đã có một cuộc trò chuyện rất vui vẻ. Nếu tốc độ hội thoại là 150 từ / phút (gồm cả phiên dịch) thì cần nói 18.000 từ trong một cuộc đối thoại kéo dài 2 tiếng đồng hồ. Nhưng nội dung do Tân Hoa Xã đăng tải thì chưa đến 1.000 từ, chủ yếu là những lời “răn đe” của ông Tập Cận Bình. Cụ thể là các vấn đề như nhân quyền và an ninh của Hồng Kông, Tân Cương, Đài Loan do ông Biden đề xuất, đều là công việc nội bộ của Trung Quốc. Ông Tập cho biết hợp tác hai bên sẽ cùng có lợi, còn đấu tranh chỉ gây tổn thất cho cả hai và hy vọng rằng sự khác biệt sẽ được kiểm soát, đối thoại sẽ được nối lại và việc hợp tác sẽ được chú trọng, nhằm tránh gây hiểu lầm và đánh giá sai.

Đây đều là những lời sáo rỗng, xã giao, không có nội dung thực chất. Ngược lại, những cuộc nói chuyện của ông Biden do phía Hoa Kỳ công bố lại thực tế hơn nhiều, nhấn mạnh mối quan ngại của ông Biden về việc Bắc Kinh đàn áp các nhà dân chủ Hồng Kông, vi phạm nhân quyền ở Tân Cương và các hành động độc tài chống lại Đài Loan, cũng như việc lo ngại về hành vi kinh tế không công bằng, mang tính cưỡng bức của Bắc Kinh, đồng thời nói về các vấn đề như tình hình dịch viêm phổi Vũ Hán, biến đổi khí hậu và ngăn chặn việc phổ biến vũ khí. Nhưng xét cho cùng, điều này chỉ là muốn cho người Mỹ biết rằng ông Biden rất quan tâm đến những vấn đề này, nhưng phần lớn nội dung cuộc nói chuyện chưa được công bố, và đây mới là thông điệp then chốt ảnh hưởng đến mối quan hệ Mỹ – Trung.

Thứ Tư tuần trước, khi tham dự chương trình của CNN, ông Biden lại nhắc đến cuộc điện đàm với ông Tập Cận Bình, cho biết Hoa Kỳ phải lên tiếng vì nhân quyền, nhưng “không cần thiết phải khoa trương hành động của ông ấy ở Hồng Kông” và cuối cùng Trung Quốc sẽ phải gánh chịu hậu quả do vi phạm nhân quyền, ông Tập cũng biết rõ điều này. Nói cách khác, ông Biden sẽ quan tâm đến các vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc, nhưng sẽ không chỉ trích ầm ĩ. Đây là cách ông Biden ngấm ngầm bày tỏ thiện ý với Bắc Kinh và ông Tập, đồng thời làm hài lòng các cử tri Mỹ.

Trên thực tế, ông Biden đã công khai đánh giá rằng lượng thông tin mà ông Tập Cận Bình tiết lộ là rất lớn, điều này đã phản ánh đúng suy nghĩ của ông Biden.

Trước hết, ông Biden nói rằng ông ấy đã tiếp xúc nhiều với ông Tập và biết rõ về nhau. Nhưng cách nói của ông Biden không khác gì những điều chúng ta đã biết và hiểu về ông Tập, chẳng khác gì nói chuyện đương nhiên. Phải chăng khả năng quan sát của ông Biden có vấn đề, hay năng lực tình báo của Mỹ không đủ, hay thế giới bên ngoài biết quá nhiều về ông Tập Cận Bình?

Thứ hai, ông Biden nói rằng ông Tập rất thông minh, điều này rất khác với đánh giá của ông Lý Nhuệ, một nguyên lão đã quá cố của Đảng cộng sản Trung Quốc. Ông Lý Nhuệ nói: “Lúc ấy tôi không biết rằng trình độ học vấn của ông ấy lại thấp như vậy. Các bạn có biết không? Ông ấy chỉ có trình độ tiểu học.” Ông Lý Nhuệ từng là Thứ trưởng điều hành của Ban Tổ chức của Ủy ban Trung ương. Ông là người quen của gia đình ông Tập. Lúc đó, ông Tập không thể ở lại tỉnh Hà Bắc, chính ông Lý Nhuệ đã điều ông ấy đến Hạ Môn, Phúc Kiến làm Phó thị trưởng. Khi ông Tập được bổ nhiệm làm Bí thư Tỉnh ủy Chiết Giang, ông ấy đã có một bữa tối riêng và thân mật với gia đình 3 người nhà ông Lý Nhuệ. Đánh giá của ai sẽ chính xác hơn? Một cậu học trò rất thông minh sao? Có lẽ vậy!

Vừa phải nói những bình luận tiêu cực lại vừa sợ làm mất lòng đối phương

Thứ ba, ông Biden dường như rất sợ làm mất lòng ông Tập Cận Bình. Một mặt, ông Biden nói rằng ông Tập rất thông minh và cứng rắn, tận xương tủy mình cũng không có một chút dân chủ nào, nhưng ông Biden cũng nói thêm rằng “Tôi không có ý chỉ trích”. Đây mới là điểm trọng tâm: Ông Biden vừa phải nói ra những đánh giá tiêu cực nổi tiếng về ông Tập, nhưng lại sợ làm mất lòng ông ấy. Một mặt, ông Biden muốn lấy lòng dư luận trong nước và các chính trị gia ở Hoa Kỳ, nhưng lại không muốn làm mất lòng Bắc Kinh, phá hoại mối quan hệ Mỹ – Trung, từ đó gây tổn hại đến lợi ích của Hoa Kỳ, đặc biệt là của Phố Wall, các tập đoàn đa quốc gia, cùng những gã khổng lồ kỹ thuật số ở Hollywood và Thung lũng Silicon đang chuẩn bị tiến vào Trung Quốc. Do đó ông Biden mới đưa ra đánh giá trái ngược như vậy về ông Tập Cận Bình.

Một chiếc lá rơi biết mùa Thu đã về, gần như chắc chắn rằng dù có mạnh miệng đến đâu, thì tận xương tủy mình, ông Biden cũng không dám và sẽ không đối đầu với ông Tập. Trong tương lai, hai bên nhất định sẽ tìm mọi cách nhún nhường đối với các vấn đề như Tân Cương và Hồng Kông, khiến Bắc Kinh có vẻ như sẽ bị trừng phạt nhằm đáp ứng những đòi hỏi của dư luận Mỹ, nhưng trên thực tế, lại đang bí mật tìm cách giúp Bắc Kinh thoát khỏi các lệnh trừng phạt (Chẳng hạn như việc giải phóng Viện Khổng Tử và đình chỉ lệnh cấm với Tiktok). Như vậy Bắc Kinh có thể giữ được thể diện, hàng hóa Trung Quốc có thể quay trở về thị trường Mỹ, và các công ty Mỹ cũng sẽ thu được lợi nhuận khổng lồ từ thị trường Trung Quốc. Có thể thấy mối quan hệ Mỹ – Trung sẽ trở lại thời kỳ của Tổng thống Clinton và Obama trong vài năm tới: Mạnh miệng nhưng tư thông về lợi ích!

Phan Tiểu Đào, Vision Times
(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm và ý kiến ​​cá nhân của tác giả.)

Xem thêm: