Truyền thông Nga đưa tin, ông Mikhail Gorbachev, Tổng thống đầu tiên và cuối cùng của Liên Xô, đã qua đời vào ngày 30/8 ở tuổi 91. Tổng thống Nga Vladimir Putin bày tỏ “lời chia buồn sâu sắc nhất” đối với sự qua đời của ông Gorbachev.

4601451775 d3b0aa4828 b
Ông Mikhail Gorbachev, Tổng thống đầu tiên và cuối cùng của Liên Xô, đã qua đời vào ngày 30/8 ở tuổi 91. (Nguồn: Veni/ Flickr)

Trong danh sách những danh nhân có ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử thế giới, ông Gorbachev phải chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng. Chính cải cách “tư duy mới” do ông thúc đẩy, mà lần đầu tiên ở Liên Xô đã thực hiện bầu cử trực tiếp một bộ phận đại biểu thiếu hụt cho Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô.

Thông qua các cuộc bầu cử dân chủ, 20% người ngoài đảng đã thắng. Ông Boris Nikolayevich Yeltsin, người bị loại khỏi đảng, và nhà bất đồng chính kiến ​​nổi tiếng Andrei Dmitrievich Sakharov đều đắc cử thành công.

Đồng thời, những thay đổi chính sách của ông đối với các quốc gia thành viên của Tổ chức Hiệp Ước Warszawa đã tạo ra những thay đổi mạnh mẽ ở Đông Âu, tầng lãnh đạo cấp cao của đại đa số các quốc gia cộng sản Đông Âu đã thuận theo trào lưu lịch sử, từ bỏ chế độ độc đảng của đảng cộng sản và chuyển đổi mô hình theo hướng hòa bình.

Tuy nhiên, những cải cách của ông Gorbachev đã đụng chạm đến lợi ích của những người bảo thủ trong Đảng Cộng sản Liên Xô, ngày 19/8/1991 họ phát động một cuộc đảo chính và giam giữ ông. Điều này đã gây ra sự bất mãn và kháng nghị từ những người Liên Xô, và cuối cùng dẫn đến sự tan rã của Liên Xô, đồng thời thay đổi bố cục thế giới.

Ông Gorbachev buộc phải tuyên bố từ chức sau khi Cộng đồng các quốc gia độc lập được thành lập. Trong bài phát biểu chia tay, ông nói “Tôi tin tưởng rằng sớm hay muộn, những nỗ lực chung của chúng ta sẽ đơm hoa kết trái và người dân của chúng ta sẽ sống trong một xã hội thịnh vượng và dân chủ.” 

Sự phát triển của nước Nga ngày nay vẫn còn một khoảng cách lớn so với kỳ vọng của ông Gorbachev hồi đó, và nền dân chủ của nước này vẫn còn nhiều thiếu sót. Nhưng việc miễn phí giáo dục, y tế, miễn trả tiền điện nước của người Nga, khiến người Trung Quốc ngưỡng mộ không ngớt, và ít nhất nó vẫn có nền dân chủ hợp hiến cơ bản, người dân cũng có thể xuống đường biểu tình.

Ngoài ra, điểm khác biệt lớn nhất so với ĐCSTQ là Nga đã từ bỏ ý thức hệ cộng sản từ lâu, và cũng có nhiều chỉ trích đối với Cộng sản Liên Xô. Mặc dù mối quan hệ Trung – Nga đang xích lại gần nhau hơn vì cuộc chiến Nga – Ukraine, nhưng sự cảnh giác bên trong của ông Putin đối với ĐCSTQ chưa bao giờ bị xóa bỏ, chẳng qua cả hai chỉ đang lợi dụng lẫn nhau mà thôi.

Vậy, ông Gorbachev có hối hận về sự lựa chọn của mình không? Vào tháng 8/2011, nhân dịp kỷ niệm 20 năm Liên Xô sụp đổ, tờ The Guardian của Anh đã phỏng vấn độc quyền ông Gorbachev. Khi phóng viên hỏi ông điều gì khiến ông hối tiếc nhất, ông nói không chút do dự: “Đáng lẽ phải rời bỏ Đảng Cộng sản sớm hơn.”

The Guardian đưa tin, trong một cuộc phỏng vấn kéo dài một giờ, ông Gorbachev đã nói ít nhất 5 điều ông hối tiếc khi làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản. Điều đầu tiên, ông nói: “Thực tế, tôi đã làm quá mức trong việc cố gắng cải tổ Đảng Cộng sản.” Ông nói rằng một chính đảng dân chủ lẽ ra phải được thành lập vài tháng trước đó, trước khi ông từ chức Tổng Bí thư vào tháng 4/1991, bởi vì “Đảng Cộng sản đều hãm phanh đối với tất cả mọi thứ cần cải cách.” “Nó khiến cho cải cách trì trệ, mặc dù chính nó khởi động cải cách. Họ đều cho rằng chỉ là nhu cầu của hóa trang mà thôi. Họ thấy rằng chỉ cần tô vẽ trên bề mặt là đủ, trong khi thực tế bên trong vẫn là hủ bại dơ bẩn.”

Điều này cho thấy ông Gorbachev từ lâu đã nhận thức được những vấn đề to lớn của hệ thống cộng sản. Giáo sư Serhii Plokhy tại Đại học Harvard, đã căn cứ vào hồ sơ giải mật mới nhất của Mỹ để viết cuốn sách “Đế chế cuối cùng: Những ngày cuối cùng của Liên Xô trước khi tan rã” (The Last Empire: The Final Days of the Soviet Unio), trong đó ghi lại một đoạn trò chuyện giữa ông Yeltsin và ông Gorbachev.

“Họ chỉ quan tâm đến lợi ích của riêng mình, họ không muốn gì ngoài việc kiếm ăn và quyền lực”, ông Gorbachev nói về các tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô mà ông đã gặp trước đó trong ngày. Trợ lý Anatoly Chernyaev Gorbachev nói tiếp: “Họ thề bằng cách chửi thề.” Ông Yeltsin nói với ông Gorbachev: “Hãy rời xa họ đi. Ông là tổng thống; ông thấy rất rõ cái đảng này là như thế nào. Trên thực tế, ông là con tin, một vật tế thần.” Ông Gorbachev do dự, và ông nói với trợ lý Chernyaev: “Anh chẳng lẽ cho rằng tôi không hiểu sao? Tôi hiểu. Nhưng tôi không thể để cho con chó bẩn thỉu này thoát khỏi dây thừng. Nếu không, cả bộ máy sẽ chống lại tôi.”

Từ cuộc đối thoại trên, có thể thấy rằng cả ông Yeltsin và ông Gorbachev đều nhận thức được vấn đề của Đảng Cộng sản Liên Xô và các quan chức cấp cao phản đối cải cách, và cả hai đều hiểu rõ rằng nếu tiếp tục ngồi chung thuyền với những người đó, thì họ sẽ có kết cục đáng buồn. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, ông Gorbachev vẫn còn ảo tưởng rằng ông có thể kiểm soát hệ thống xấu xa này để không khiến cả bộ máy chống lại ông.

Nhưng rõ ràng cỗ máy xay thịt Đảng Cộng sản Liên Xô không thể chờ đợi được, và rất nhanh chóng phát động đảo chính. Tuy nhiên, lịch sử đã hướng tới một điều tất yếu khác: sự tan rã của Liên Xô và Đảng Cộng sản Liên Xô đã cầm quyền được 74 năm triệt để biến mất, và lúc đó Đảng Cộng sản Liên Xô có ít nhất 4 triệu đảng viên đã thoái đảng.

Giống như ông Tập Cận Bình, ông Gorbachev từng trải qua Nạn đói lớn ở Liên Xô năm 1932 khi còn nhỏ, và những bậc cha chú của ông cũng bị Đảng Cộng sản Liên Xô đàn áp. Cả ông nội và ông ngoại của ông đều bị bắt vào những năm 1930 vì những cáo buộc bịa đặt. Bố của ông, một người điều khiển máy gặt đập liên hợp, bị lưu đày đến Siberia. Nỗi đau cá nhân của ông, những gì ông nhìn thấy và nghe thấy ở các nước phương Tây phát triển, đã thúc đẩy ông bắt tay vào con đường cải cách và thúc đẩy sự chuyển đổi của Liên Xô, và ông cũng đã giành được giải Nobel Hòa bình cho điều này.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, Trung Quốc trở thành nước cộng sản lớn nhất còn lại trên thế giới. Về việc Trung Quốc sẽ đi về hướng nào, ông Gorbachev đã đưa ra câu trả lời cho riêng mình.

Trong một cuộc phỏng vấn với The Guardian, ông Gorbachev đã đáp lại tuyên bố của ĐCSTQ rằng đầu tiên thực thi cải cách kinh tế chứ không phải là cải cách chính trị: “Nếu tôi làm điều đó, sẽ không có gì thay đổi ở Liên Xô. Con người sẽ hoàn toàn bị tách rời ở bên ngoài với các quyết sách. Ngoài việc ra quyết định. Đất nước của chúng tôi đang ở một giai đoạn phát triển khác với Trung Quốc, và đối với chúng tôi, khi giải quyết vấn đề cần thiết thì cần phải có sự tham gia của công chúng.”

Ông Gorbachev cũng cho rằng từ quan điểm lịch sử lâu dài, sự cải cách của Trung Quốc là không thể tránh khỏi. Đây liệu có phải là một loại dự ngôn?

Giờ đây, Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ sắp được tổ chức, sẽ quyết định đường hướng tương lai của ĐCSTQ. Trong vài năm qua, ĐCSTQ đã nhiều lần nói rằng “không đi con đường cũ đóng cửa cứng nhắc, cũng không đi con đường xấu xa đổi màu cờ”. Nhưng rốt cuộc thì nên đi theo con đường nào? Đại hội 18 chưa giải quyết, Đại hội 19 chưa giải quyết, do đó ông Tập Cận Bình nói rằng sẽ đợi đến Đại hội 20 quyết định. Tức là “tuyên bố rõ ràng đảng sẽ cầm ngọn cờ nào, đi con đường nào, dùng thái độ tình thần như thế nào và hướng về mục tiêu như thế nào trên chặng đường mới.” Điều này phù hợp với thông tin vừa được Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa ra rằng nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và người dân Trung Quốc không xác định được hướng đi tương lai nhất trí của mình.

Trên thực tế, về cơ bản ĐCSTQ không muốn từ bỏ chế độ độc tài độc đảng đã đi vào ngõ cụt. Đại hội 20 nếu lựa chọn tiếp tục bảo vệ đảng bảo vệ chính quyền, không tiến hành cải cách triệt để, thì vẫn sẽ là đếm ngược trên con đường chết, nói không chừng vào thời điểm nào đó sẽ khiến thùng thuốc nổ tự khai hỏa và bản thân mình tan thành từng mảnh.

Chu Hiểu Huy
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả, được đăng trên Epoch Times.)