Nhằm giảm bớt tác động chính trị do Phong trào Giấy trắng mang lại, cuối cùng ông Tập Cận Bình đã phải cúi đầu trước thực tế. Bắt đầu từ Bắc Kinh và Quảng Châu, Chính phủ tuyên bố chấm dứt chính sách zero-COVID: Hủy bỏ xét nghiệm axit nucleic, những người dương tính cách ly tại nhà, và mở cửa xã hội hoàn toàn.

ssstwitter.com 1669559890381.mp4.00 00 02 09.Still002
Ảnh chụp màn hình video

Mô hình phòng chống dịch của Trung Quốc do ông Tập Cận Bình “đích thân chỉ huy, đích thân triển khai” đã kết thúc trong thất bại.

Đồng thời, một cuộc truy bắt quy mô lớn những người hoạt động của Phong trào Giấy trắng cũng bắt đầu. Lý Khang Mộng, nữ sinh viên Học viện Truyền thông Nam Kinh, người giơ giấy trắng phản đối, đã bị bắt và mất liên lạc trên mạng.

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có thói quen nhượng bộ nhỏ với đa số, và tấn công thiểu số. Những thanh niên dám hô khẩu hiệu chống ĐCSTQ trong phong trào và đối đầu với bạo lực của cảnh sát, khó tránh khỏi phải hứng chịu hậu quả trong làn sóng thanh trừng này.

Tuy nhiên, việc thúc đẩy chính sách mới không cân bằng, có nơi vẫn đóng cửa, có nơi gỡ bỏ phong tỏa rồi lại đóng cửa, có nơi phá dỡ bệnh viện dã chiến container, có nơi vẫn đang xây dựng, thành phố trung ương thì nới lỏng, thành phố cấp 2, cấp 3 vẫn nghiêm ngặt. Sự điều chỉnh chỉ là một biện pháp tạm thời, ĐCSTQ vẫn không hoàn toàn thừa nhận thất bại.

Nhiều trường đại học nghỉ Tết Nguyên đán trước thời hạn, buộc sinh viên phải về quê. ĐCSTQ giải tán những công nhân và sinh viên sống cùng nhau trong thành phố, để chính quyền tại địa phương “giải quyết” từng người một.

Các cuộc biểu tình tập thể ở các thành phố rất khó giải quyết. Khi những người nổi dậy trở về nông thôn, họ sẽ bị tay sai của ĐCSTQ ở địa phương thanh lý, tất nhiên sẽ đỡ được rất nhiều rắc rối.

Cuộc Phong trào Giấy trắng có thể dần dần suy giảm, trừ khi tình hình dịch bệnh của thành phố bùng phát trở lại sau khi dỡ bỏ zero-COVID. Lúc này, Chính phủ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc khởi động lại lệnh phong tỏa. Khi đó, có khả năng tai họa do con người tạo ra sẽ quay lại, và kích động một cuộc nổi dậy của dân chúng.

Sau Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ, ĐCSTQ ban đầu muốn nới lỏng một cách có trật tự, sau khi nới lỏng kiểm soát một chút, các thành phố trung tâm như Quảng Châu, Bắc Kinh, Thành Đô và Trịnh Châu sẽ phải đối mặt với đợt bùng phát mới.

Những người dân từng hy vọng trở lại cuộc sống bình thường như nắng hạn gặp mưa rào lại rơi xuống vực thẳm, họ lại càng tuyệt vọng về tương lai, nên mức độ phản kháng bùng sẽ phát toàn diện.

Sự nhượng bộ lớn của ĐCSTQ lần này, trên thực tế, cả Chính phủ và xã hội đều chưa chuẩn bị đầy đủ: Tỷ lệ tiêm chủng thấp, hiệu quả của vắc-xin bị nghi ngờ, và còn khá lâu mới đạt đến trạng thái miễn dịch quần thể. Ngoài số lượng nhân viên chống dịch nhiều ra, nguồn lực phòng chống dịch bệnh và y tế thiếu trầm trọng.

Một khi dịch bệnh bùng phát, cho dù bệnh nặng và tỷ lệ tử vong thấp nhưng với dân số quá đông, hệ thống y tế sẽ sụp đổ. Cuối cùng thì xã hội hỗn loạn và ĐCSTQ vẫn phải gánh chịu sự bất mãn của quần chúng.

Một khi thành phố bùng phát dịch, cuộc sống xã hội bình thường không thể phục hồi. Nền kinh tế khó có khả năng phục hồi, sẽ có một làn sóng đóng cửa doanh nghiệp vừa và nhỏ trước cuối năm, tỷ lệ thất nghiệp sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát, bất động sản cuối cùng sẽ trở nên vô vọng, và quả bom hẹn giờ trong thành phố sẽ lại phát nổ.

Việc giải tán sinh viên đại học và công nhân nhập cư về quê dường như là một trò bịp bợm của ĐCSTQ, nhưng thực tế đây chỉ là sự chuyển hướng cuộc khủng hoảng thành thị về nông thôn.

Sinh viên đại học trở về quê hương là lực lượng chính của Phong trào Giấy trắng, mặc dù bị phân tán nhưng họ trở về mang theo nỗi tức giận. Họ đã mang nhận thức chính trị của Phong trào Giấy trắng về vùng sâu vùng xa, và chúng sẽ bám rễ vào những mảnh đất khổ nạn này.

Những người lao động nhập cư chạy trốn về quê đã phải chịu đựng sự áp bức tàn bạo của ĐCSTQ, trong lòng đầy cô đơn và tức giận. Họ trở về quê hương với lòng căm thù ĐCSTQ và tuyệt vọng về tương lai. Cuộc sống tương lai không chắc chắn, những hận thù mới và cũ chồng chất trong lòng, liệu họ có cam chịu an phận làm ruộng? Dĩ nhiên là không.

Khi những sinh viên trở về quê hương, gặp gỡ những người lao động nhập cư và những người dân ở quê hương bị các cán bộ cơ sở của ĐCSTQ đàn áp, sẽ như ngọn lửa đang trên đà bùng cháy, và khó có thể tưởng tượng khi đó điều gì sẽ xảy ra.

Lực lượng cảnh sát của ĐCSTQ tập trung ở các thành phố, nên hệ thống duy trì ổn định ở nông thôn tương đối yếu. Sau khi chính quyền siết chặt, lòng nhiệt huyết của quan lại cấp thấp sa sút, “nhiệt tình cách mạng” và lòng trung thành đều lung lay, họ sẽ không muốn trấn áp người dân nổi loạn đang phẫn uất.

Quan chức tại nông thôn chỉ có 2 lối thoát. Một là nhận lệnh thanh trừng, và bị dân làng đánh trả, hai là lấy lòng dân làng để tự cứu mình. Lúc bấy giờ chế độ ĐCSTQ ở nông thôn sẽ trên bờ vực sụp đổ.

Chính sách lâu dài của ĐCSTQ là tập trung vào các thành phố và gỡ bỏ phong tỏa ở nông thôn. Một phần lớn nông dân làm việc ở thành thị đã nhiều năm, tuổi trẻ cường tráng, hung hãn, giờ bị buộc phải rời khỏi thành thị, không còn nơi nào để trút giận, liệu có an phận về quê làm ruộng?

Khi sinh viên đại học và người lao động nhập cư trở về quê hương, sớm muộn gì rắc rối cũng sẽ xảy ra. Bên cạnh đó, cán bộ đảng cơ sở chọn cách nằm im, khi đó lửa giận sẽ lan rộng, thành thị sẽ bị nông thôn bao vây, và thế giới sẽ thay đổi.

Phong trào Giấy trắng đã tạm thời bị đàn áp, nhưng mới chỉ 1 hoặc 2 tháng kể từ khi anh Bành Tái Chu căng biểu ngữ trên cầu Tứ Thông. Các khẩu hiệu chính trị của anh đã lan rộng khắp các vùng thành thị và nông thôn của đất nước.

Các khẩu hiệu “Đảng Cộng sản hạ đài”, “Tập Cận Bình từ chức” cũng đã được người dân hét lên, cường độ phản kháng đã tiến triển nhanh hơn nhiều so với tưởng tượng.

Khẩu hiệu của Bành Tái Chu có thể lan truyền nhanh chóng, chứng tỏ dưới sự kiểm soát Internet chặt chẽ của ĐCSTQ, người Trung Quốc đã tìm ra cách truyền bá thông tin cho nhau.

Đồng thời cũng chứng tỏ khẩu hiệu của ông ấy phù hợp với dư luận chung. Điều này càng chứng minh rằng cuộc biểu tình của quần chúng không chỉ đơn giản là phản đối lệnh phong tỏa, mà đã được nâng lên đỉnh cao là lật đổ sự cai trị của ĐCSTQ. Phong trào Giấy trắng vẫn chưa kết thúc, nó chỉ tạm thời ngủ yên, chờ cơ hội phản kháng tiếp theo.

ĐCSTQ không thể sụp đổ hoàn thành chỉ trong một bước, nhưng quá trình này đã bắt đầu, đó không phải là vấn đề xác suất, mà là vấn đề thời gian.

Nhan Thuần Câu
(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, đăng trên Vision Times.)