Tại một số khuôn viên nhà trường ở Đài Loan, các sinh viên cũng noi theo bức tường Lennon Hồng Kông, làm bức tường Lennon nêu cao giá trị tự do dân chủ. Tại sao bức tường này lại khiến nhiều người Trung Quốc Đại Lục “gai mắt”, từ đó kéo theo những hành động phá hoại tự phát?

Tường Lennon
Hình ảnh tường Lennon dọc theo ga tàu điện ngầm Mong Kok ở Hồng Kông (Ảnh: Roaming Panda Photos/Shutterstock)

Trong tâm tưởng những người dân thuộc các xã hội tự do ở nước ngoài, sự xuất hiện bức tường Lennon Hồng Kông là trí tuệ của người dân Hồng Kông trong bảo vệ quyền lợi người dân, đó là tiếng nói của những người yếu thế cần được trân trọng, cảm thương. Người ta xem đây như là tiếng thì thầm ôn hòa của thị dân, trao đổi thầm với nhau, không muốn làm phiền người khác, là cách đối thoại yên tĩnh mà lịch thiệp. Giới nghiên cứu lịch sử và xã hội xem đây là tài liệu lịch sử quý giá để thu thập nghiên cứu, đó chính là văn bản lịch sử. Tường Lennon từ Hồng Kông lan sang cả nước khác, là thể hiện thừa nhận và ủng hộ của người dân nước khác đối với Hồng Kông, cho thấy giá trị phổ quát đi sâu vào lòng người.

Kết quả là, khi những mảnh giấy nhỏ bé vì hòa bình bị người Đại Lục điên cuồng phá hoại thì người dân của xã hội tự do cho đó là hành vi bất lịch sự, thiếu tôn trọng, vô liêm sỉ, họ đặc biệt ngạc nhiên và lo ngại! Câu chuyện cho thấy vấn đề xót xa: dù là những người từng đồng văn đồng chủng nhưng người Đại Lục quá khác người sống trong các xã hội tự do. Đó là khác biệt về nhận thức, giá trị sống và tâm lý!

Trong hoạt động diễu binh ngày “Quốc khánh” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), khi cờ Đảng, cờ tổ quốc và cờ quân đội cùng được giơ cao, càng cho mọi người thấy rõ chính quyền tà ác đã cưỡng bức ý dân, làm nhục người dân Trung Quốc. Trong hoạt động “quần chúng diễu hành” rầm rộ ngày “Quốc khánh”, mọi người ca ngợi “chủ nghĩa xã hội tốt đẹp”, “Đảng Cộng sản tốt đẹp”, “Mao Trạch Đông vĩ đại”, người ta biết đây là hệ quả ĐCSTQ đầu độc dân chúng, triệt để gieo rắc tư tưởng tẩy não. Nhưng trong tâm lý một số người Đại Lục ra hải ngoại cố ý phá hoại tường Lennon, không đơn giản là hệ quả tuyên truyền tẩy não của ĐCSTQ mà có thể còn nguyên nhân sâu xa hơn. Điều này cho thấy, ngay cả khi ĐCSTQ sụp đổ thì vấn đề loại bỏ các tàn dư của ĐCSTQ cũng cần rất nhiều công sức và thời gian.

Biểu tình chống ĐCSTQ tại Hồng Kông có sức lan tỏa trên toàn cầu, sinh viên đại học ở Đài Loan lên tiếng ủng hộ và viết giấy dán lên tường Lennon. Hồi tháng Chín, bức tường Lennon trong khuôn viên trường Đại học quốc lập Trung Sơn Đài Loan bị một cặp vợ chồng người Đại Lục mang theo một em bé còn nhỏ đến phá hoại. Cảnh sát Đài Loan đã bắt họ về đồn, sau đó họ đã xin lỗi Hội sinh viên Đại học Trung Sơn và được Hội Sinh viên đồng ý bỏ qua, vấn đề được giải quyết êm đẹp. Nhưng một trường hợp phá hoại khác diễn ra tại Đại học Quốc gia Đài Loan đã bị Hội sinh viên truy cứu đến cùng, tin rằng kết quả sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh lớn đối với người Đại Lục.

Du khách Đại Lục ra nước ngoài phá hoại tường Lennon dường như làm theo chủ ý ĐCSTQ, cụ thể là quan chức lãnh sự quán ĐCSTQ, người Hoa thân cộng sản, du học sinh Trung Quốc xúi giục hoặc đích thân thực hiện. Nhưng có trường hợp phá hoại không như vậy, hành động của họ dường như là tự phát, tự nguyện, tiêu biểu như trường hợp gia đình ba người gồm hai vợ chồng và một con nhỏ, cả gia đình cùng ra tay phá hoại.

Thông thường, khi người của ĐCSTQ hoặc người làm con rối cho ĐCSTQ đi sinh sự thường hiếm khi mang theo trẻ em, vì những quân tốt của ĐCSTQ dù hành động minh họa cho ĐCSTQ, tuyên bố chống lại tự do và dân chủ, nhưng trong thâm tâm họ biết điều gì là tốt. Họ có thể “yêu nước” ở nước ngoài, nhưng muốn họ quay về “phục vụ quê hương” thì họ sẽ không về. Con cái của họ lớn lên trong xã hội tự do, được đào tạo tại Mỹ, thậm chí họ không thể giải thích cho con cái họ rằng bản thân họ liên kết với ĐCSTQ, vì đó là hành vi không thể lấy làm vẻ vang. Hành động của du khách Đại Lục mang theo con nhỏ phá hoại tường Lennon rõ ràng là hành động phát xuất từ chính chủ ý của họ. Thậm chí họ còn đầy tự hào rằng bản thân làm vậy là yêu nước, để bảo vệ danh dự tổ quốc và tôn nghiêm của người Trung Quốc.

Tại sao những người này làm vậy? Họ phá hoại quyền tự do ngôn luận của người khác, ở Trung Quốc Đại Lục họ không có quyền tự do ngôn luận, sao lại ra nước ngoài phá hoại quyền tự do của người khác? Rõ ràng, trong thâm tâm họ cho rằng những dòng chữ dán trên tường là sỉ nhục chính họ. Họ mang hộ chiếu của Đại Lục, khi thấy ai mắng Trung Quốc, chửi ĐCSTQ, những người này sẽ nghĩ rằng đó là chửi chính họ. Họ đã bị ảnh hưởng sâu sắc câu “Kẻ mạo phạm ta, ta mạo phạm lại” của Mao Trạch Đông mà ĐCSTQ thấm nhuần. Họ không có tâm thái nhường nhịn và khoan dung, tính toán đáp trả lại từng chuyện vụn vặt.

Phân tích những hành vi này từ góc nhìn tâm lý, những người này đã bị mất “cái tôi chân thật”, có thể dùng “lý thuyết cái tôi” (Self-Concept Theory) để giải thích. Vấn đề cốt lõi của “lý thuyết cái tôi” trong tâm lý học nghĩa là “Bạn là ai?” “Cái gì cấu thành ‘bạn’”?

Khi trả lời câu hỏi này, người ta có thể nói “Tôi là một người mẹ”, “Tôi là một giáo viên”, “Tôi là một người tu luyện”, hoặc “Tôi tin vào Thần”; cũng có thể nói “Tôi là người làm việc giỏi”, “Tôi là nhà văn nổi tiếng”; cũng có những người sẽ chú trọng những phẩm chất cá nhân của riêng mình, chẳng hạn như “Tôi là một người lương thiện”, “Tôi rất thông minh”, “Tôi rất tự tại”…

Tại sao câu trả lời của người ta khác nhau như vậy? Là vì điều này liên quan quan nhất định đến sâu thẳm nội tâm người trả lời về vấn đề cuối cùng bạn là ai. Những phản hồi này xuất phát từ cảm nhận của người phản hồi về vấn đề bản thân họ là ai. Trong cuộc đời mỗi người, cảm giác này đã được hình thành rất sớm, nhưng trong suốt vòng đời, mọi người không ngừng nhìn nhận lại và điều chỉnh, cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài khác. Trong tâm lý học có thuật ngữ đặc thù chỉ vấn đề này, gọi là “ý thức cái tôi” (Self-concept).

Theo Giáo sư James T. Neill của Đại học Canberra ở Úc, nội hàm của “ý thức cái tôi” bao gồm cách nhìn hoàn chỉnh của một người về bản thân họ; trả lời vấn đề chúng ta là ai từ các phương diện về thể chất, tình cảm, xã hội, tinh thần, tâm hồn, hoặc bất kỳ khía cạnh nào khác cấu thành chúng ta. Chúng ta sẽ dựa trên sự hiểu biết của chính chúng ta về bản thân để hình thành và điều chỉnh ý thức cái tôi của bản thân.

Nghiên cứu tâm lý học cho rằng, “ý thức cái tôi” không phải là “tự tôn” (self-esteem), mặc dù “tự tôn” là một phần của “ý thức cái tôi”. “Hình ảnh cái tôi” có liên quan “ý thức cái tôi”, nhưng không rộng như “ý thức cái tôi”. Tự ý thức (self-consciousness) có thể ảnh hưởng đến “ý thức cái tôi”, nhưng để có “ý thức cái tôi” đầy đủ nhất định thì người ta phải có khả năng nhất định “tự nhận thức” (self-cognition) và “tự ý thức” (self-consciousness).

Đối với những người Đại Lục ra nước ngoài phá hoại bức tường Lennon, nguyên nhân căn bản là vì kiểu giáo dục nô lệ và tuyên truyền nhồi nhét một chiều của ĐCSTQ, khiến mọi người đánh mất cái tôi, đánh mất ý thức về mình, thậm chí mất khả năng “tự nhận thức” (self-cognition) và “tự ý thức” (self-consciousness). Trong hoàn cảnh này, người ta sẽ nghĩ rằng họ là một bộ phận của cỗ máy ĐCSTQ, là con cháu của rồng đỏ ĐCSTQ, như vậy ĐCSTQ bị đánh đồng với Trung Quốc, và bản thân họ bị đánh đồng với ĐCSTQ, cho nên họ chấp nhận làm công cụ của ĐCSTQ.

Kết quả là, đối với đại đa số người bình thường thì vấn đề bức tường Lennon vạch trần tội ác của ĐCSTQ và chỉ trích chế độ độc tài là hoàn toàn tự nhiên, nhưng đối với những người chịu ảnh hưởng từ ĐCSTQ thì lại trở thành những lời chửi rủa họ, làm nhục họ. Vì vậy, với việc người ta không thể ý thức được bản thân họ là cá thể độc lập (mất ý thức cái tôi), họ sẽ hành động theo vô thức như bản thân họ là chính ĐCSTQ.

Người viết bài này cũng từng chỉ rõ trong bài “Pháp Luân Công mềm mại như nước” rằng, trong việc đối phó với ĐCSTQ thì người dân Hồng Kông và thế giới có thể học được rất nhiều từ trí tuệ của những người tập Pháp Luân Công. Những người tập Pháp Luân Công dũng cảm và trí tuệ, khi họ đi giảng sự thật, trước tiên họ cho mọi người hiểu rõ rằng mọi người cần phân biệt bản thân và ĐCSTQ là khác nhau: bạn là một người Trung Quốc đáng trân trọng, còn ĐCSTQ là âm hồn ngoại lai, phân biệt như vậy giúp người nghe nhận thức lại về chính họ! Người nào sau đó từ bỏ ĐCSTQ thì khi đọc được những lời chỉ trích ĐCSTQ không có cảm giác là chỉ trích họ, nhận rõ rằng đó là chỉ trích ĐCSTQ, cho nên không có vấn đề tức giận!

Blog Tạ Điền

Xem thêm: