Tại Hội nghị chuyên đề kỷ niệm 5 năm về thúc đẩy xây dựng “Vành đai và Con đường” vào ngày 27/8/2018, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đã chỉ rõ: “Cùng nhau kiến tạo ‘Vành đai và Con đường’ là nền tảng thực tiễn xây dựng ‘Cộng đồng nhân loại chung tương lai’, điều này được thúc đẩy từ khi cải cách mở cửa và cùng quá trình phát triển lâu dài, cũng phù hợp với triết lý Thiên hạ Đại đồng trong lịch sử dân tộc Trung Hoa, phù hợp quan niệm về Thiên hạ của người Trung Quốc chiêu dụ người khắp phương hòa hiệp vạn bang”. Bài phát biểu này của ông Tập Cận Bình rất quan trọng. Hơn hai năm qua truyền thông của ĐCSTQ cũng đã đăng nhiều bài phân tích liên quan, nhưng đến nay dường như thế giới bên ngoài vẫn chưa xem trọng.

Ông Tập Cận Bình trong chuyến thăm Ý ngày 23/3/2019. (Ảnh: Alessia Pierdomenico / Shutterstock)
Ông Tập Cận Bình (Ảnh: Alessia Pierdomenico / Shutterstock).

Ngày nay, cộng đồng quốc tế đã hiểu rõ bản chất chuyên quyền của chế độ ĐCSTQ về áp bức nội bộ, nhưng họ vẫn chưa hiểu rõ về chính sách đối ngoại của ĐCSTQ. Nhiều người cho rằng Trung Quốc ngày nay khác với Liên Xô trong thời Chiến tranh Lạnh, rằng ĐCSTQ ngày nay thực tế là đã từ bỏ ý thức hệ Cộng sản, sẽ không thúc đẩy cách mạng cộng sản ra thế giới và không có kế hoạch chôn vùi chủ nghĩa tư bản trên thế giới. Họ cho rằng Trung Quốc ngày nay chỉ muốn làm ăn với các nước, ngoài việc “thống nhất Đài Loan”, họ sẽ không xâm lược các nước khác và không có ý định lật đổ trật tự quốc tế hiện có.

Quan điểm trên là một đánh giá sai lầm nghiêm trọng về ĐCSTQ. Ông Tập Cận Bình đã liên kết chủ trương ‘Cộng đồng nhân loại chung tương lai’ và “quan niệm Thiên hạ” trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, thể hiện rất rõ quan điểm của ĐCSTQ.

Thiên hạ là gì? Thiên hạ chính là ‘dưới gầm Trời’, là tất cả các khu vực mà bầu trời che phủ, đó chính là toàn thế giới ngày nay. Thế nào là quan niệm niệm về Thiên hạ của văn hóa truyền thống Trung Quốc? Đó là: “Dưới gầm trời, đâu cũng là đất của vua; các vùng trên đó, đâu cũng là chư hầu của vua.”

Theo quan điểm Thiên hạ của Trung Quốc, việc thống nhất thế giới là chuyện đương nhiên. Khi xưa, vị hoàng đế sáng lập của nhà Tống là Triệu Khuông Dận muốn chinh phục Nam Đường, sau khi nước Nam Đường phái người đến can gián thì Triệu Khuông Dận trả lời: “Bớt lời vô dụng. Dù vua của Nam Đường không có lỗi lầm gì, nhưng Thiên hạ nên thống nhất. Làm sao có thể cho phép người khác ngáy to bên giường của mình?”. Triệu Khuông Dận là người khai sáng nhất trong số các vị hoàng đế sáng lập của Trung Quốc cổ đại, phát ngôn nêu trên của ông đã trở nên quen thuộc với tất cả những người am hiểu sử sách.

Trong một số bối cảnh, Trung Quốc chính là Thiên hạ; trong một số bối cảnh, Trung Quốc không giống với Thiên hạ mà là trung tâm của Thiên hạ; Thiên hạ chính là Thiên hạ lấy Trung Quốc làm trung tâm. Trong vấn đề này, Trung Quốc vừa có biên giới, cũng không có biên giới. Người Trung Quốc cổ đại không có quan niệm về đất nước như thời đại ngày nay, người Trung Quốc không cho rằng có nước nào khác trên thế giới ngang hàng với Trung Quốc mà chỉ là Man, Di, Nhung, Địch, dĩ nhiên phải phụ thuộc Trung Quốc, cần bị đồng hóa. Nếu “quan điểm về Thiên hạ” cổ xưa này được áp dụng vào Trung Quốc ngày nay, dĩ nhiên ngụ ý hợp pháp hóa và biện minh cho hành động xâm lược và chiếm đóng, hàm nghĩa là đảo lộn hoàn toàn trật tự quốc tế hiện nay.

Lưu ý rằng ông Tập đã nói về “quan niệm Thiên hạ” tại một hội nghị thúc đẩy sáng kiến ​​“Vành đai và Con đường”. Điều này cho thấy rõ “Vành đai và Con đường” không chỉ đơn thuần là hoạt động kinh doanh; đằng sau vấn đề ngoại thương kinh tế là những toan tính chính trị rõ ràng.

Trước đó thời Đặng Tiểu Bình đã chủ trương “giấu mình chờ thời”, tuyên bố “quyết không lộ diện”, những lời này đã lỗi thời. Dưới thời cầm quyền của Tập Cận Bình, Trung Quốc không chỉ công nhiên chuyên quyền cao độ trong nội bộ mà còn bộc lộ xu hướng đó bành trướng ra thế giới. Vấn đề này chúng ta không thể ngây thơ, làm ngơ không hay.

Hồ Bình
(Bài viết thể hiện quan điểm của ​​cá nhân của tác giả.)

Xem thêm:

Bầu cử Mỹ 2020: Cuộc giao tranh kịch liệt giữa chính – tà, thiện – ác