Chuyện quan trường Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vốn đầy “thâm cung bí sử” vẫn luôn được thế giới bên ngoài tò mò muốn tìm hiểu, dưới đây là vài chuyện liên quan qua các thời kỳ Mao, Đặng, Giang, Hồ, Tập.

p2625291a431146098
Gia đình nhà họ Tập: vợ chồng Tập Trọng Huân và Tề Tâm cùng hai con trai của họ là Tập Cận Bình và Tập Viễn Bình.

Ông Mao Trạch Đông thực sự là người rất mê tín, năm 1948 trước khi vào Bắc Kinh đã phải ghé thánh địa Phật giáo nổi tiếng là núi Ngũ Đài ở Sơn Tây nhờ một nhà sư già xem quẻ. Vị sư già chỉ nói một con số mà không trả lời thêm bất cứ điều gì: “Tám, Ba, Bốn, Một (8341)”. Mao Trạch Đông không hiểu nó có ý gì, nhưng hỏi thế nào cũng không thấy hòa thượng trả lời. Mao đành trở vào Bắc Kinh mang theo tâm trạng mê hoặc này. Sau đó Mao đặt tên cho Đội Cảnh vệ Trung ương là 8341. Điều đặc biệt của cái tên đó là dễ thấy, vì các đơn vị Giải phóng quân (PLA) của ĐCSTQ đều là các số có 5 chữ số, chẳng hạn như đơn vị 64529.

Có thể trước khi chết thì Mao đã hiểu ý của lão hòa thượng: cầm quyền 41 năm và mất năm 83 tuổi.

  • Mời xem video: Bí mật quan trường TQ: Mao và hòa thượng bí ẩn, Giang thao túng Hồ, Tập được cha cài cắm

Thể chế toàn trị không có quy luật về thời gian nắm quyền của nhân vật số 1

Mao Trạch Đông lên nắm quyền từ Hội nghị Tuân Nghĩa năm 1935 cho đến khi qua đời năm 1976, tổng cộng 41 năm. Người ta ước tính rằng đó là kỷ lục về thời gian cầm quyền của lãnh tụ ĐCSTQ, không ai có thể vượt qua kỷ lục đó được. Điều đó cũng cho thấy vận mạng và thời gian nắm quyền của nhân vật số 1 đảng cộng sản là không có quy luật, không bao giờ có quy luật, mà điều đó được quyết định bởi bản chất của con người và bản chất của đảng này.

Stalin bị cấp dưới đầu độc đến chết, những năm cuối đời ông ta giết người tùy ý, khiến vài thuộc cấp thân cận nhất cũng cảm giác nguy hiểm tính mạng, cho nên họ mới quyết định ra tay trước.

Cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông thực chất là “cách mạng giết chóc”, đặc biệt là việc giết hại các cán bộ cấp cao trong chính quyền trung ương, nhằm tạo điều kiện cho người con riêng Hoa Quốc Phong của Mao nối nghiệp.

Giang Trạch Dân học theo “tấm gương” Đặng Tiểu Bình

Sau thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989, Đặng Tiểu Bình đã giúp Giang Trạch Dân lên nắm quyền. Vào khoảng năm 1995, Đặng Tiểu Bình bị chết não, nhưng ngôi vị Giang Trạch Dân khi đó chưa đủ vững nên kiên quyết cho Đặng Tiểu Bình dùng máy thở trong 2 năm để khỏi bị chết. Vậy là sau đó Giang Trạch Dân đã là lãnh đạo cao nhất trong 13 năm. Cho đến năm 2012 mới vì tình thế buộc phải nhường ghế cho Hồ Cẩm Đào. Sau ngày 4/6/1989, Đặng Tiểu Bình tiếp tục giữ chức Chủ tịch Quân ủy trong vài năm. Vì kiểm soát quân sự thực chất là kiểm soát mọi quyền lực nên Giang Trạch Dân phải chịu cúi mình, chỉ biết gắng chịu đựng. Vì vậy mà sau khi giao lại quyền lực cho Hồ Cẩm Đào vào năm 2012, Giang đã noi gương Đặng trước đây để tiếp tục giữ chức Chủ tịch Quân ủy trong vài năm, biến chức vụ lãnh đạo của Hồ Cẩm Đào thành hữu danh vô thực. Không ai sợ Hồ, vì Hồ không thể làm gì được mọi người. Quyền lực quân sự nằm trong tay Giang Trạch Dân.

Ngay cả những công văn chỉ đạo do Hồ Cẩm Đào đưa ra cũng không thể ra khỏi được Trung Nam Hải, vì Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương không nghe lời Hồ Cẩm Đào. Trong cảnh bế tắc đã phải điều một cấp dưới cũ từ Trung ương Đoàn về làm nhiệm vụ vặt đó, để tính toán chuyển công văn chỉ đạo ra ngoài. Cho nên tình trạng tham nhũng của các quan chức cấp cao ĐCSTQ lên đến đỉnh điểm trong 10 năm này. Đây là hậu quả trực tiếp của việc Giang Trạch Dân chèn ép Hồ Cẩm Đào.

Khi Hồ Cẩm Đào rời vị trí Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn cũng đã tính toán lôi kéo quan hệ trong PLA, cho nên đã đưa Thiếu tướng Không quân Tống Đức Phúc (Song Defu) từ Cục Thanh niên của Tổng cục Chính trị PLA về thay thế Hồ. Nhưng một cá nhân chẳng thế phát huy ảnh hưởng được bao nhiêu, chưa kể sau này Tống Đức Phúc chết vì bệnh tật, không giúp được nhiều cho Hồ Cẩm Đào.

Tập Trọng Huân giúp Tập Cận Bình

Ở Trung Quốc có một truyền thống là “chọn người kế nghiệp làm rạng danh huyết thống”, ông Tập Trọng Huân hiểu rất rõ điều này. Vì vậy, vào cuối những năm 1970, khi còn là Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng và phụ trách công việc hàng ngày, đã tận dụng uy quyền cá nhân để giới thiệu Tập Cận Bình, một học viên công nông binh mới tốt nghiệp Khoa Vật lý của Đại học Thanh Hoa, cho làm thư ký của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Cảnh Tiêu. Ông Cảnh Tiêu xuất thân quân nhân, nhưng sau khi ĐCSTQ thành lập chính quyền thì Mao Trạch Đông đã đề xuất “Đại tướng làm Đại sứ”, đã bổ nhiệm Cảnh Tiêu làm đại sứ ở nước ngoài, vì vậy ông Cảnh Tiêu không được phong quân hàm. Nhưng Cảnh Tiêu xuất thân trong quân ngũ, có nhiều thuộc cấp cũ làm quan chức cao cấp trong quân đội nên vẫn có thế lực, có thể chỉ huy được. Vì vậy sau này, dù chưa có quân hàm gì vẫn có thể nhậm chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Vào thời Đặng Tiểu Bình chưa thực hiện cải tổ quân đội và trao quân hàm lần thứ hai, mọi người đều không có quân hàm. Do đó, trong thời kỳ này, Tập Cận Bình đã trà trộn được vào hàng cán bộ cấp trung đoàn trong khi chưa có được quân hàm cấp Thượng tá.

Nhờ giai đoạn đó giúp Tập Cận Bình quen biết được nhiều người trong quân đội, hiểu về các mối quan hệ nhân sự và các phe phái trong quân đội, điều đó đã đặt nền tảng để sau này ông tạo dựng được quyền lực trong quân đội. Đây là công lao của Tập Trọng Huân. Nếu không có sự sắp xếp đó thì Tập Cận Bình không thể có ngày hôm nay.

Tập Trọng Huân đã qua mấy lần bị chỉnh đốn rất thê thảm, bị kết nhiều tội nên hiểu rõ nỗi khổ của dân chúng, giúp ông làm được một số việc tốt như thành lập đặc khu kinh tế Thâm Quyến, đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Quảng Đông và mang lại cải cách mở cửa của Trung Quốc. Mọi người đều ghi nhận những công lao này và cho rằng con trai ông là Tập Cận Bình cũng là người như vậy, cho nên họ ủng hộ việc Tập Cận Bình lên nắm quyền. Nhưng không ngờ, Tập Cận Bình hoàn toàn khác với cha mình, thậm chí rất giống Mao Trạch Đông. Nếu Tập Trọng Huân biết trước cơ sự này, có thể đã không cài con trai về làm thư ký tại Bộ Quốc phòng.

Quách Quân, Vision Times
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả.)

Xem thêm: