Litva và Ba Lan đều áp dụng chiến lược “chuẩn bị chiến tranh để tránh chiến tranh” và bảo vệ thành công nền hòa bình, độc lập và hạnh phúc của mình, trong khi Ukraine vẫn đang rơi vào cảnh chiến tranh khói lửa. Vậy sự khác biệt giữa những quốc gia nhỏ bé này là gì?

shutterstock 538788100
Người dân Litva. (Nguồn: Renata Apanaviciene/ Shutterstock)

Cộng hòa Litva nằm ở phía đông bắc châu Âu, và là một trong 3 quốc gia vùng Baltic. Quốc gia này có dân số khoảng 2,8 triệu người và diện tích khoảng 65.000 km2.

Ngày 8/3/1940, Stalin đưa quân đến thôn tính Litva, từ đó Litva trở thành một phần của Liên Xô. Sau nửa thế kỷ kiên trì đấu tranh, ngày 11/3/1990, Litva rút khỏi Liên Xô và thành lập một quốc gia độc lập.

Sau khi Litva giành độc lập, mối quan hệ với Nga, quốc gia chiếm đóng cũ, cũng trở nên căng thẳng. Họ luôn bị đe dọa xâm lược quân sự từ phía Nga. Litva là một nước nhỏ, không có khả năng độc lập chống lại sự xâm lược của một nước lớn như Nga. Vậy Litva đã làm thế nào để bảo vệ hòa bình, độc lập và phẩm giá của mình?

Phương pháp được nước này áp dụng là chiến lược “chuẩn bị chiến tranh để tránh chiến tranh” về kinh tế và quân sự. Kể từ khi độc lập vào năm 1990, Litva đã giảm dần thương mại song phương với Nga.

Đồng thời Litva tăng cường quan hệ kinh tế với châu Âu. Ngày 1/5/2004, Litva gia nhập Liên minh Châu Âu, và chính thức trở thành thành viên của Cộng đồng Kinh tế Châu Âu, hoàn toàn thoát khỏi sự kiểm soát kinh tế của Nga.

Trong khi tiến gần hơn về mặt kinh tế với châu Âu, Litva cũng đồng thời nâng cấp quân đội và lực lượng vũ trang của riêng mình, dần dần loại bỏ các hệ thống vũ khí và quân sự thời Liên Xô, đồng thời tiến gần hơn đến Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ngày 29/3/2004, Litva chính thức gia nhập NATO và trở thành thành viên của quân đội phương Tây.

Với sự trợ giúp của NATO, Litva đã thành lập được một lực lượng vũ trang hiện đại, tuy nhỏ nhưng rất hùng mạnh, khiến kẻ xâm lược cũng phải dè chừng. Quân xâm lược đều có tâm lý “mềm nắn rắn buông”. Litva đã có những đồng minh hùng mạnh đứng sau, khiến không một kẻ xâm lược nào dám tấn công quốc gia nhỏ bé này nữa.

Nhờ đó, kể từ khi giành được độc lập vào năm 1990 đến nay, Litva đã bảo vệ thành công nền hòa bình, độc lập và hạnh phúc của mình mà không để xảy ra một cuộc chiến tranh nào.

Ba Lan, một quốc gia Trung Âu khác cũng rất giống Litva. Họ cũng áp dụng chính sách chiến lược “chuẩn bị chiến tranh để tránh chiến tranh” và gia nhập Liên minh Châu Âu và NATO. Kể từ khi giành được độc lập vào năm 1991, quốc gia nhỏ bé này cũng bảo vệ thành công nền hòa bình, độc lập và hạnh phúc của mình, không để xảy ra bất kỳ cuộc chiến tranh nào.

Cộng hòa Ukraine nằm ở Đông Âu, là quốc gia có diện tích lớn thứ 2 ở Châu Âu, chỉ đứng sau Nga, với dân số hơn 40 triệu người. Sau khi giành được độc lập vào năm 1991, mối quan hệ giữa Ukraine với Nga, quốc gia chiếm đóng cũ, cũng trở nên căng thẳng. Ukraine luôn bị Nga đe dọa xâm lược quân sự.

Tuy nhiên, không giống như Litva và Ba Lan, Ukraine bị chia rẽ sâu sắc. Một số người Ukraine chủ trương đầu hàng Nga ở phía đông, họ cho rằng có bị Nga thôn tính cũng không sao. Trong khi một bộ phận người Ukraine khác lại ủng hộ việc xích lại gần phương Tây và học hỏi kinh nghiệm của Litva.

Những chia rẽ nội bộ và dao động này không chỉ làm tổn hại đến sự phát triển kinh tế của Ukraine, mà còn khiến nước này trở thành một quốc gia không được tin tưởng về chính trị và quân sự, bị cô lập, không có bất kỳ đồng minh nào.

Mục đích chiến tranh của kẻ xâm lược là chiếm đoạt đất đai và của cải của nước khác, và phải có lợi ích. Nhưng phát động chiến tranh ắt sẽ phải trả giá. Do đó, trước khi phát động chiến tranh, kẻ xâm lược sẽ tính toán tỷ giá giữa cái giá phải trả và lợi ích thu được, xem làm vậy có đáng không.

Chủ nghĩa đầu hàng thực chất là bày tỏ với những quân xâm lược rằng họ là những kẻ yếu và có thể bị người khác tàn sát. Chi phí phát động chiến tranh xâm lược những kẻ yếu rất thấp, do đó, chiến tranh gần như chắc chắn sẽ nổ ra.

Tháng 2/2014, Nga bất ngờ đưa quân chiếm đóng và sáp nhập Crimea, lãnh thổ Ukraine được quốc tế công nhận. Động thái này đã giáng một đòn nặng nề vào Ukraine. Ukraine đau đớn phát hiện ra rằng đầu hàng không mang lại hòa bình, mà chỉ mang lại thất bại và tủi nhục.

Kể từ đó, Ukraine dần xích lại gần phương Tây, từng bước củng cố sức mạnh quân sự, đồng thời nỗ lực xin gia nhập Liên minh Châu Âu và NATO. Tuy nhiên, đã quá muộn, ngày 24/2/2022, Nga xâm lược Ukraine, gây ra cuộc chiến tranh Nga-Ukraine đẫm máu và tàn khốc, hiện vẫn đang tiếp diễn.

Trước sự đe dọa quân sự của một nước lớn hiếu chiến, một nước nhỏ phải làm gì để tránh chiến tranh, bảo vệ nền hòa bình và hạnh phúc của chính mình?

Nên áp dụng chiến lược “chuẩn bị chiến tranh để tránh chiến tranh” hay áp dụng chiến lược “đầu hàng và thỏa hiệp với kẻ thù”? Biện pháp nào mới có thể đạt được hòa bình? Cả Litva và Ukraine đều là những ví dụ thực tế cho chúng ta câu trả lời thiết thực nhất.

Hiện giờ tại Đông Á, một ví dụ tương tự đã xuất hiện: Một cường quốc quân sự (Trung Quốc) đã công khai tuyên bố rằng nước láng giềng nhỏ bé của họ (Đài Loan) “là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của đất nước chúng ta từ thời cổ đại” và rằng họ sẽ “thống nhất bằng vũ trang”.

Vậy những nước láng giềng nhỏ bé yêu chuộng hòa bình và không muốn chiến tranh phải làm gì để bảo vệ hòa bình và hạnh phúc của mình?

Trương Hựu Phổ
(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm của tác giả, được ủy quyền đăng trên Vision Times.)