Những diễn biến mới nhất đã khiến áp lực đối với ông Hàn Chính (Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị và Phó Thủ tướng thứ nhất) nặng nề hơn, nếu tình hình Hồng Kông tiếp tục xấu đi thì có thể ảnh hưởng đến vị trí của Hàn Chính trong Ủy ban An ninh Quốc gia do ông Tập Cận Bình làm Chủ tịch.

Dưới đây là bài phân tích của Nhóm Kinh tế Chính trị Thiên Vận:

hàn chính
Hàn Chính, phó thủ tướng Trung Quốc.

Giông tố đổ xuống Hàn Chính vì tình hình Hồng Kông

Sau Hội nghị toàn thể lần 4 Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khóa 19, ông Tập Cận Bình bất ngờ hội kiến bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga tại Thượng Hải vào ngày 4/11, còn vào ngày 5/11 Hàn Chính cũng gặp Lâm Trịnh Nguyệt Nga tại Bắc Kinh, họ đều nhấn mạnh: “Ngăn chặn bạo loạn, lập lại trật tự vẫn là nhiệm vụ quan trọng nhất ở Hồng Kông.”

Trong nhiều thông tin trước đó, nhóm Kinh tế Chính trị Thiên Vận không chỉ đã nhấn mạnh rõ về tầm quan trọng của Hồng Kông và Ma Cao đối với lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình mà còn chỉ ra những lời của ông Tập đề cập về tình hình ở Hồng Kông chẳng qua là phát ngôn khuôn sáo của Đảng như thường thấy nhằm vỗ yên cho qua: ban đầu cho biết rất tín nhiệm Lâm Trịnh Nguyệt Nga, sau đó lại hối thúc giải quyết vấn đề quan trọng nhất hiện nay, tiếp đó, biện pháp sau cùng là nhà cầm quyền Bắc Kinh vào cuộc xử lý tình hình Hồng Kông.

Nhưng hôm 13/11 tại Hội nghị lần thứ 11 của các nước BRICS ở Brazil, ông Tập Cận Bình lần đầu đưa ra tuyên bố công khai về tình hình ở Hồng Kông rằng, “Ngăn chặn bạo loạn, lập lại trật tự là nhiệm vụ cấp bách nhất của Hồng Kông vào lúc này”. Có thể thấy, trong vòng chưa đầy hai tuần, vấn đề Hồng Kông đã được nâng cấp từ “nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay” thành “nhiệm vụ cấp bách nhất hiện nay”, vì thế mà phát biểu của ông Tập làm dấy lên lo ngại có thể ĐCSTQ sẽ sử dụng quân đội để đàn áp phong trào biểu tình vì dân chủ của Hồng Kông.

Thực tế, động thái của ông Tập ở Brazil không chỉ gây áp lực lên Hàn Chính và Lâm Trịnh Nguyệt Nga để đẩy mạnh sớm giải quyết tình hình Hồng Kông, thêm nữa nếu Tập Cận Bình nâng cấp tình hình Hồng Kông lên cấp độ an ninh quốc gia thì ông ta có thể danh chính ngôn thuận tiếp quản quyền lực tại Hồng Kông và Macao.

Những chuyện mới xảy ra đã cho thấy rõ tình trạng bất tài và ngu ngốc trong xử lý tình hình Hồng Kông của Ban Điều phối Công tác Hồng Kông – Macao do ông Hàn Chính đứng đầu: Mỹ đã thông qua “Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông”; nhân viên của Tổng lãnh sự quán Anh tại Hồng Kông là Trịnh Văn Kiệt (Simon Cheng) đã vạch trần câu chuyện bị tra tấn mà anh phải chịu trong thời gian bị giam giữ ở Đại Lục; sự cố điệp viên Vương Lập Cường bỏ trốn và tố cáo những thủ đoạn của ĐCSTQ; kết quả bầu cử Hội đồng quận Hồng Kông ngày 24/11 cho thấy số lượng ghế của phe kiến chế (thân Bắc Kinh) sụt giảm chưa từng thấy; ngày 25/11 cơ quan chức năng tại Đài Loan cũng xác nhận thông tin ông Hướng Tâm và người vợ Cung Thanh, lần lượt là Chủ tịch Hội đồng quản trị của hai công ty Trung Quốc tại Hồng Kông (China Trends và China Innovation Investment) đã bị Đài Loan tạm giữ để hợp tác điều tra (theo lời khai của mật vụ đào thoát Vương Lập Cường).

Trong giai đoạn này cũng có thể thấy nhiều bộ phận của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ liên tục ra tuyên bố, hoặc để tự biện hộ, hoặc cáo buộc bên kia đang giở trò. Liên quan đến bầu cử Hội đồng quận Hồng Kông, truyền thông nhà nước Trung Quốc và Bộ Ngoại giao đã lảng tránh không đề cập kết quả bầu cử mà nhấn mạnh lại phát biểu của ông Tập Cận Bình: “Ngăn chặn bạo loạn, khôi phục trật tự là nhiệm vụ cấp bách nhất ở Hồng Kông hiện nay.”

Ngày 26/11, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga lần đầu tiên công khai thừa nhận bầu cử cho thấy đa số người dân Hồng Kông không hài lòng với Chính phủ Hồng Kông, qua đó cho biết cân nhắc việc thành lập Ủy ban Điều tra độc lập (independent review committee). Cùng ngày tại Bắc Kinh, ông Tập chủ trì Hội nghị lần 11 Ủy ban Cải cách sâu, trong đó có nghiên cứu thông qua “Kế hoạch phân công Hành động quan trọng tại Hội nghị toàn thể lần 4”.

Trước đó, giới truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đặc biệt nhấn mạnh rằng Hội nghị toàn thể lần 4 ĐCSTQ khóa 19 là lần đầu tiên trong lịch sử ĐCSTQ đã sử dụng một phiên họp toàn thể trung ương để tập trung chỉ nghiên cứu vấn đề chế độ và quản lý nhà nước và ra quyết định. Nếu không có vấn đề gì nghiêm trọng, không xảy ra những thay đổi đáng kể khác thường nào, chắc hẳn nhà cầm quyền Bắc Kinh sẽ không nhấn mạnh “quyết định quan trọng” đầu tiên trong lịch sử của ĐCSTQ như vậy.

Tập Cận Bình dùng Ủy ban An ninh Quốc gia để trực tiếp quản lý Hồng Kông

Sau tuyên bố công khai của Tập Cận Bình ở Brazil về tình hình ở Hồng Kông, có tin đồn rằng ngay hôm sau đó ông Hàn Chính đã đến Thâm Quyến để tổ chức cuộc họp quan trọng về tình hình ở Hồng Kông, tham dự có cả 6  Ủy viên Bộ Chính trị trong đó có cả Bộ trưởng Bộ Công an và 12 lãnh đạo quan trọng cấp tỉnh ủy viên.

Nếu đúng như thông tin này thì không loại trừ khả năng một số thành viên của Ủy ban An ninh Quốc gia dưới kiểm soát của ông Tập Cận Bình có thể bắt đầu tham gia vào công việc Hồng Kông. Là cơ quan lãnh đạo của ĐCSTQ, quyền lực của Ủy ban An ninh Quốc gia rất lớn, chi phối bao trùm các lĩnh vực quân đội, an ninh, ngoại giao, tuyên truyền và tình báo, có quyền huy động các nguồn lực an ninh quốc gia như quân đội và cảnh sát vũ trang.

Do các tài liệu mà Ủy ban An ninh Quốc gia Trung ương ĐCSTQ công khai thông tin khá ít, gợi cảm giác bí ẩn với thế giới bên ngoài. Hồi tháng 2/2017 mới có thông tin công khai giới thiệu các thành viên của ủy ban này, nhưng vào tháng 10 cùng năm với việc thay đổi khóa lãnh đạo mới tại Đại hội ĐCSTQ lần thứ 19, từ đó đến nay không có thêm thông tin gì về thành viên Ủy ban An ninh Quốc gia ĐCSTQ. Nhóm của chúng tôi tạm thời suy đoán dựa theo chức vụ và vị trí trong Đảng của các thành viên khóa trước đó, như hình dưới đây.

Screen Shot 2019 11 29 at 6.39.00 AM
Hình ảnh dự đoán thành viên Ủy ban An ninh Quốc gia của ĐCSTQ, cột đầu bên phải (cột suy đoán) không có tên Hàn Chính trong danh sách (Nguồn: Kinh tế Tài chính Thiên Vận/Tian Jun).

Qua đây có thể suy đoán, khóa trước (ĐCSTQ khóa 18) ông Hàn Chính được vào Ban Thường vụ của Ủy ban An ninh Quốc gia với tư cách là Ủy viên Bộ Chính trị và Bí thư Thành ủy Thượng Hải; còn đến nay trong bối cảnh đã thăng tiến lên Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị kiêm Phó Thủ tướng, rất nhiều khả năng không còn tham gia vào Ủy ban An ninh Quốc gia. Thay vào đó, ông Triệu Khắc Chí (Zhao Kezhi) và Dương Khiết Trì (Yang Jiechi) là thành viên của Ban Điều phối công tác Hồng Kông – Macao, rất có thể được đưa vào Ban thường vụ của Ủy ban An ninh quốc gia.

Một khi ông Tập Cận Bình thao túng được quyền lực tại Hồng Kông sẽ không bao giờ dễ dàng trả lại quyền hành này cho ông Hàn Chính, có lẽ sẽ trao cho Lật Chiến Thư là nhân vật rất nhiều khả năng được đảm trách Phó chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc gia.

Theo Nhóm Kinh tế Chính trị Thiên Vận

Xem thêm: