Các ngày 17 và 18/5 có hiện tượng bất thường trong cách đăng tin của các tổ chức truyền thông hàng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khi “quên” quảng bá hình ảnh Tổng Bí thư Tập Cận Bình, thay vào đó là những nhân vật khác. Chủ đề “nhạy cảm” này có thêm màu sắc bí ẩn qua cách bình luận của cựu Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu Hồ Tích Tiến.

1024px Xi Jinping 2017 07 07
(Ảnh: Kramlin.ru)

Trang nhất Nhân dân Nhật báo ĐCSTQ ngày 17 và 18/5 đã tái hiện vấn đề bất thường khi trong 2 ngày liền không có bài viết nào quảng bá cho Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình, nhưng các ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khác như Lý Khắc Cường, Uông Dương và Lật Chiến Thư lại lần lượt được trợ giúp. Vấn đề “nhạy cảm” này được cựu Tổng biên tập Hồ Tích Tiến của Thời báo Hoàn Cầu bình luận trên Weibo: “Đây là một tín hiệu rất quan trọng. Hãy theo tín hiệu này, hãy từ bỏ sự nghi ngờ và do dự để đón nhận cơ hội mới”.

Cựu tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu, cơ quan ngôn luận hàng đầu ĐCSTQ này có biệt danh “Hồ bưng bô”, đã dám to gan tuyên bố không kiêng nể gì như vậy, phải chăng có nội bộ phe chống Tập trong Đảng đã khẳng định cho ông ta biết “thay đổi quyền lực” sắp xảy ra? Nếu không, chẳng khi nào ông ta dám lên tiếng kiểu phạm đại kỵ có thể làm ông ta “mất đầu” này.

Hiện tượng lạ: Phớt lờ hình ảnh của Tổng Bí thư Tập Cận Bình

Ngày 14/5, cả Tân Hoa xã và Nhân dân Nhật báo của ĐCSTQ cùng đăng tải bài phát biểu hơn 9.000 từ của Thủ tướng Lý Khắc Cường. Tuy nhiên qua ngày 15/5, trang nhất của Nhân dân Nhật báo dường như trở lại bình thường khi không còn cho xuất hiện quan chức cấp cao nào khác của ĐCSTQ, chỉ đăng bài tuyên truyền cho ông Tập có tựa “Dân giàu thì nước mới mạnh: Đây là chú trọng của Tổng Bí thư Tập Cận Bình trong chỉ đạo xây dựng nề nếp gia phong”.

Ngày 16/5, trang nhất của Nhân dân Nhật báo một lần nữa không thấy xuất hiện các quan chức cấp cao khác của ĐCSTQ trong khi lại đăng 3 bài về ông Tập Cận Bình: “Tạp chí Cầu Thị có bài viết quan trọng của Tổng Bí thư Tập Cận Bình về vấn đề hiểu và nắm bắt đúng đắn những vấn đề lý luận và thực tiễn lớn về sự phát triển của Trung Quốc”, “Tổng Bí thư Tập Cận Bình gửi Thông điệp chúc mừng tới Tân Tổng thống UAE Mohammed”, “Tổng Bí thư Tập Cận Bình gửi thông điệp chia buồn tới tân Tổng thống UAE Mohammed về việc cựu Tổng thống UAE Khalifa qua đời”.

Nhưng mọi thứ đã thay đổi trong 2 ngày tiếp theo.  

Ngày 17/5, trang nhất của Nhân dân Nhật báo không có bài viết về ông Tập, lại đăng 2 bài là “Thủ tướng Lý Khắc Cường đã điện đàm với Thủ tướng Shabazz của Pakistan” và “Chủ tịch Chính hiệp Uông Dương chủ trì Hội nghị Chính hiệp toàn quốc”. Bài ở trang đầu là “Các biện pháp trợ giúp doanh nghiệp trong năm nay — Tăng niềm tin và ổn định kỳ vọng cho các thực thể trên thị trường”. Bài báo này được ông Hồ Tích Tiến đóng khung màu đỏ, chụp màn hình trang nhất đăng lên Weibo và bình luận “Đây là một tín hiệu rất quan trọng…”.

Sau đó ngày 18/5, trang nhất của Nhân dân Nhật báo vẫn không có bài viết về ông Tập, lại đưa tin “Lật Chiến Thư hội đàm với Chủ tịch Rustam Emomali của Thượng viện Tajikistan”, “Chính hiệp Trung Quốc tổ chức cuộc họp thúc đẩy kỹ thuật số, Chủ tịch Uông Dương tham dự và phát biểu”. Có thể thấy ông Uông Dương đã lên trang nhất trong hai ngày liên tục, còn ông Lý Khắc Cường và Lật Chiến Thư mỗi người có một lần xuất hiện, trong khi 2 ngày đó cái tên Tập Cận Bình biến mất khỏi trang nhất của Nhân dân Nhật báo.

Tương tự là Tân Hoa xã (Xinhuanet), ngày 18/5 chỉ có bài giật tít lớn trên trang nhất là “Những bước vững chắc hướng tới Mục tiêu Phòng ngừa và Kiểm soát COVID-19: Viết nhân dịp Thượng Hải thực hiện ‘Zero COVID’”, không có bài tiếp tục quảng bá hình ảnh Tập Cận Bình. Hai trang trọng điểm cũng đăng tương tự Nhân dân Nhật báo khi nhấn mạnh hình ảnh Ủy viên trưởng Nhân đại (Chủ tịch Quốc hội) Lật Chiến Thư và Chủ tịch Chính hiệp Uông Dương.

Tương tự, trang nhất của Nhật báo Giải phóng quân ngày 18/5 cũng “mất tích” hình ảnh Tập Cận Bình. Vấn đề “trùng hợp” bỏ qua việc quảng bá cho ông Tổng Bí thư đương nhiệm ở cả 3 tổ chức truyền thông lớn của ĐCSTQ như vậy được giới quan sát cho là hiếm thấy! Phải chăng đây là ý định gây rối của “ông chủ” phụ trách tuyên truyền Vương Hộ Ninh? Hay Tình hình chính trị của ĐCSTQ có biến động lớn?

Sắp đến thời khắc ngả bài trước Đại hội 20?

Sau ngày 11/5 khi tờ WSJ đăng bài “Lý Khắc Cường thoát khỏi cái bóng Tập Cận Bình”, nhiều phương tiện truyền thông gần đây lại bắt đầu bàn tán về bệnh tình của ông Tập. Họ nói rằng ông Tập bị phình động mạch não, nhưng không muốn phẫu thuật và mà chỉ chịu điều trị bảo thủ theo y học Trung Quốc. Hiện nay những tổ chức truyền thông chủ chốt của ĐCSTQ, đặc biệt là trang nhất của tờ Nhân dân Nhật báo lại có hiện tượng bất thường này nên giới quan sát khó tránh có nhiều đồn đoán nghi vấn.

Vấn đề sức khỏe của các lãnh đạo cấp cao ĐCSTQ cũng như biến động thay đổi đột ngột của lãnh đạo cấp cao nhất của ĐCSTQ thường là vấn đề nhạy cảm không dễ công bố sớm, tuy nhiên có thể qua truyền thông của ĐCSTQ để lần được những manh mối. Việc ông Tập Cận Bình biến mất trên trang nhất của Nhân dân Nhật báo trong 2 ngày liên tiếp quả thực là điều không bình thường, tương tự cách giải thích kiểu mang sự nghiệp cá nhân ra đánh cược của “chuyên gia bưng bô” Hồ Tích Tiến càng không bình thường hơn.

Hồ Tích Tiến trắng trợn chia sẻ: “Theo dấu hiệu này, từ bỏ những nghi ngờ, do dự để đón nhận cơ hội mới sẽ chứng tỏ mình là anh hùng kinh doanh thực sự và anh hùng của thời đại”. Có vẻ như ông Hồ Tích Tiến lo nhiều người không chắc tình hình nên phải nhấn mạnh “chớ nghi ngờ” và hãy nhanh chóng “ôm chặt” tân lãnh đạo cao nhất mới, chỉ thiếu nước nói thẳng quyền lực của ông Tập Cận Bình đã thất thế.

Phải chăng Hồ Tích Tiến không cam tâm nghỉ hưu bị mọi người lãng quên, ông ta muốn đặt cược vào nhân vật quyền lực mới, nghĩ rằng bản thân vẫn có thể được trọng dụng lại? Nhưng rủi ro của “cá cược” thường cũng khá lớn, một khi đầu tư sai lầm hoặc bị một số kẻ lợi dụng thì tính mạng của Hồ Tích Tiến có thể gặp nguy hiểm.

Có thể suy đoán vụ đánh cược tính mạng của Hồ Tích Tiến cho thấy: nếu không phải sức khỏe ông Tập Cận Bình có vấn đề gì lớn thì là có vấn đề lớn ở nội bộ ban lãnh đạo cấp cao ĐCSTQ, cuộc tranh giành quyền lực trong ĐCSTQ có thể chưa thực sự ngã ngũ nhưng thời khắc ngả bài trước Đại hội 20 có thể đang đến gần.

Thiên Long
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả, được đăng trên Vision Times.)