Tối ngày 29/9 (giờ Mỹ), đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump và ứng cử viên Tổng thống đảng Dân chủ Biden đã có cuộc tranh biện đầu tiên. Trong 90 phút, hai bên thảo luận về việc bổ nhiệm các thẩm phán Tòa án Tối cao, ứng phó với dịch bệnh, tranh chấp sắc tộc, phát triển kinh tế, thống kê phiếu bầu và hồ sơ quá khứ của hai bên. Người dẫn chương trình Chris Wallace cố gắng thể hiện sự trung lập, nhưng ông vẫn không giấu được sự thiên vị đối với Biden.

(Bài viết của Điền Vân thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả.)

Screen Shot 2020 09 30 at 12.45.26 PM
Bầu cử tổng thống Mỹ 2020 (Ảnh: Chụp màn hình video C-SPAN)

Trong cuộc tranh biện, ông Trump đã phản ứng gay gắt và liệt kê nhiều dữ kiện và sự kiện có liên quan hơn so với đối thủ. Những lời bác bỏ của ông cũng có giá trị về các vấn đề như khủng hoảng dịch bệnh, tranh chấp chủng tộc và phiếu bầu qua thư. Ông Trump nhấn mạnh luật pháp và trật tự, nhấn mạnh sự quay trở lại của giá trị cốt lõi của nước Mỹ, nhấn mạnh sự lây lan của đại dịch từ Trung Quốc, và chỉ ra hiện tượng những lá phiếu ủng hộ ông gửi qua bưu điện đã bị bỏ đi. Còn bài phát biểu của ông Biden tương đối trống rỗng, thỉnh thoảng cho người ta cảm giác ông đang đọc chữ.

Trên thực tế, đại đa số cử tri Mỹ sẽ không thay đổi ý định bỏ phiếu vì sự thể hiện của các ứng cử viên trong cuộc tranh biện. Tuy nhiên, loạt tranh biện công khai này chắc chắn là một sự kiện lớn thu hút cả thế giới. Đối với hàng trăm triệu cư dân mạng Trung Quốc, những người không có quyền tham gia các cuộc bầu cử chính trị, đây là một cuộc quan sát hoặc giải trí cực kỳ hấp dẫn và đáng ghen tị. Đối với ĐCSTQ, đây là tấm gương phản chiếu, làm nổi bật sự hư giả và vô liêm sỉ của chế độ chuyên chế. Do đó, tuyệt đại đa số quan chức ĐCSTQ không dám nói về cuộc tranh biện bầu cử Mỹ.

Tính đặc thù trong chấp chính của ông Donald Trump được nhiều người biết đến: Ông là chính trị gia không chuyên đầu tiên phụ trách Nhà Trắng. Trong nhiều thập kỷ qua, ông cũng là Tổng thống Mỹ đầu tiên dám nói “không” với ĐCSTQ, kiên quyết chống ĐCSTQ và đã đạt được những kết quả đáng kể. Đồng thời, ông là “thống soái tam quân” duy nhất bị truyền thông chủ lưu công kích trên phạm vi rộng và lâu dài. Cũng đừng quên rằng ông Trump đã từ bỏ lương Tổng thống hàng năm của mình, ông không cần lương.

Trong 3 năm 8 tháng qua, những nỗ lực và thành tựu của chính quyền Tổng thống Trump về kinh tế, ngoại giao, quân sự, an ninh nội địa, tình báo khoa học công nghệ, và an ninh thông tin là điều tất cả mọi người đều thấy. Sự thay đổi trong chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc, việc Tổng thống Trump bảo vệ lợi ích của Mỹ, bảo vệ nhân quyền ở Trung Quốc và thế giới, đã giành được rất nhiều lời tán thưởng. Mặc dù đại dịch đã tấn công nền kinh tế Mỹ, nhưng các cuộc bạo động do cánh tả giựt dây đã làm trầm trọng thêm sự chia rẽ trong xã hội Mỹ, bất chấp những lời vu khống liên tục của giới truyền thông cánh tả, quyết tâm và cam kết của Tổng thống Trump chưa bao giờ thay đổi, những điều này đã để lại ấn tượng sâu sắc nhất.

Mặc dù Đảng Dân chủ và người phe cánh tả tỏ ra không thích Tổng thống Trump, nhưng họ đều phải thừa nhận rằng ông có một số lượng lớn những người ủng hộ nhiệt tình và chân thành. Sự kiện lớn mít tinh trong chiến dịch tranh cử của ông Trump là khá hiếm trong lịch sử hiện đại của Mỹ. Sau khi kết thúc tranh biện lần này (ngày 29/9), một vị khán giả hô lớn “Trump!” Đây là những chỉ số quan trọng cho thấy sự ủng hộ ông Trump.

Các kênh truyền thông của ĐCSTQ đã không ngừng chỉ trích chế độ dân chủ của Mỹ, và đã thể hiện những phẩm chất máu lạnh đối với dịch bệnh và bạo loạn ở Mỹ. Cuộc tranh biện bầu cử này đã mang đến những nỗi sợ hãi mới cho ĐCSTQ:

Thứ nhất, Tổng thống Trump một lần nữa chỉ ra rằng dịch bệnh đã lây lan từ Trung Quốc, ông hỏi ông Biden rằng liệu có biết chính xác số người chết ở Trung Quốc hay không. Sự việc lần này là lỗ hổng lớn nhất của ĐCSTQ vào năm 2020 – ĐCSTQ không chỉ mang  đến virus, mà còn che giấu tình hình dịch, dẫn đến đại dịch toàn cầu. Ông Trump vạch trần sự dối trá của ĐCSTQ trước toàn thế giới, làm sao ĐCSTQ không bị xấu hổ hay kinh hãi cho được?

Thứ hai, khi nói về các cuộc bạo động ở Mỹ, Tổng thống Trump nói, “Dù sao cũng phải có ai đó đối phó với ‘Antifa’ và phe cực tả, bởi vì đây không phải là vấn đề của cánh hữu, đây là vấn đề của cánh tả.” Ông Biden cười nhạo: “‘Antifa’ chỉ là một khái niệm, không phải là một tổ chức.” Những lời này đã phơi bày khuynh hướng xã hội chủ nghĩa của ông Biden, mặc dù ông nói rằng ông không đồng tình với bạo lực.

Sự xúi giục đằng sau các cuộc bạo động Antifa ở nhiều nơi trên nước Mỹ đã được phơi bày, nhân chứng và bằng chứng đều có. Ngày 9/8 năm nay, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr đã định nghĩa Antifa là một nhóm cách mạng muốn thực hiện chủ nghĩa xã hội hoặc chủ nghĩa cộng sản ở Mỹ.

Ông Biden phủ nhận hình thức tổ chức của Antifa và phớt lờ âm mưu bạo lực lâu dài của tổ chức này. Một ứng cử viên như vậy có ý nghĩa gì đối với Mỹ? Từ quan điểm của ĐCSTQ, ông Biden tất nhiên là người mà Bắc Kinh hướng tới.

Thứ ba, Tổng thống Trump đã đề cập trong cuộc tranh biện rằng Hunter Biden chỉ nhận được một công việc sau khi cha ông được bầu làm Phó tổng thống. Trong nhiều năm sau đó, Hunter Biden đã nhận được vài triệu đô la từ các chính phủ nước ngoài như Ukraine và Trung Quốc. Vụ án tham nhũng của Hunter là một sự cố mà cha con ông Biden không thể rửa sạch. Có những bằng chứng mạnh mẽ như hồ sơ chuyển khoản ngân hàng của Bộ Tài chính Mỹ, danh sách du lịch nước ngoài của Cơ quan Mật vụ về những người được bảo vệ, thông tin trên mạng và phương tiện truyền thông. Nó không chỉ liên quan đến xung đột lợi ích của các quan chức cấp cao chính phủ mà liên quan đến an ninh quốc gia, và đây không phải là vấn đề nhỏ. Cuộc điều tra vẫn chưa kết thúc, còn nhiều nội tình vẫn chưa rõ.

Vào tháng Năm năm ngoái, ông Joe Biden đã nói trong một cuộc vận động tranh cử: “Trung Quốc sẽ ăn mất bữa trưa của chúng ta chứ? Thôi đi. Họ không phải kẻ xấu. Họ không phải là đối thủ”. Tuyên bố này của ông không có liên quan đến thỏa thuận giữa con trai ông và ĐCSTQ ư? Hiển nhiên, Hunter và những người thân ông ta đã thu lợi từ việc giao dịch với ĐCSTQ, đây là thực tế bất lợi nhất cho chiến dịch của ông Joe Biden. Vì vậy, ĐCSTQ vừa đau đầu vừa bất lực khi Tổng thống Trump đề cập đến vấn đề này.

Thứ tư, người dẫn chương trình Wallace liên tục hỏi Tổng thống Trump và ông Joe Biden: “Tại sao người dân Mỹ lại tin tưởng ngài, chứ không phải đối thủ của ngài?”

Vì vậy, cả ông Trump và ông Biden đều cố gắng hết sức để nói rõ : Tôi đã từng làm những gì cho người dân hoặc tôi sẽ làm những gì cho người dân. Ví dụ, dưới sự lãnh đạo của tôi, nền kinh tế Mỹ đã đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ; kế hoạch cải cách thuế của tôi sẽ giúp cho nhóm người nào … Người dẫn chương trình có thể ngắt lời họ bất cứ lúc nào, đặt câu hỏi và thường trích dẫn các bài phát biểu trước đây của họ. Có qua có lại, đều dưới sự theo dõi của nhiều người. Ứng cử viên có quyền bày tỏ, và nhân dân có quyền nghe, chất vấn và biểu quyết bằng phiếu bầu.

Quá trình này đã thể hiện đầy đủ đặc điểm của quốc gia dân chủ, dân trị, dân hưởng, khác biệt rất lớn với việc ĐCSTQ đại diện cho 1,4 tỷ dân một cách vô liêm sỉ. Đây chính là nỗi sợ hãi lớn nhất của ĐCSTQ.

Thử hỏi, có quan chức nào của ĐCSTQ dám đứng trên bục tranh biện như vậy, dám đối mặt với những nghi ngờ về phẩm chất cá nhân, tài sản và thuế? Đã 71 năm trôi qua, từng có người dân Trung Quốc nào được quyền chất vấn các lãnh đạo ĐCSTQ: Ông dựa vào điều gì lại muốn nhân dân bầu cho ông một phiếu?

Trong và sau cuộc tranh biện, nhiều kênh truyền thông Mỹ đã đăng tin và bình luận về biểu hiện của hai ứng cử viên và người dẫn chương trình. Chế độ tự do truyền thông này vĩnh viễn là điều viển vông dưới sự thống trị của ĐCSTQ.

Vì vậy, khi theo dõi cuộc chiến kịch liệt trong bầu cử Tổng thống Mỹ, chúng ta cũng nên suy nghĩ nhiều hơn và sâu sắc hơn. Rốt cuộc ai đang ngăn cản người dân Trung Quốc tiến tới tự do và hạnh phúc thực sự?

Điền Vân / Epoch Times
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả)

MỜI XEM VIDEO: Tranh biện TT Mỹ 2020 | Trump: Tôi đã trả hàng triệu đô tiền thuế thu nhập liên bang