Như đã biết, mục đích của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thúc đẩy Luật An ninh Quốc gia tại Hồng Kông là nhằm biến xã hội Hồng Kông theo mô hình toàn trị của Đại Lục, theo đó quyền tự do chính trị của mọi người hoàn toàn bị tước đoạt. Sau khi thực thi luật này, giờ đây xã hội Hồng Kông đã dần dần không còn sôi động như trước. Liệu hiện tượng xã hội tù đọng này có để chực chờ bùng nổ biến động hay là cảnh chết trong im lặng? Chủ đề này gần đây đã được thảo luận sôi nổi tại Hồng Kông.

p3320002a126628948
Không ít công dân Hồng Kông cho rằng, dù nhìn bề ngoài xã hội Hồng Kông này vẫn bình thường, nhưng thực chất sức sống xã hội Hồng Kông đã và đang chết dần. (Ảnh: Vision Times)

Mới đây, một cư dân mạng Hồng Kông đã đăng tải bài viết cho rằng bầu không khí xã hội hiện tại của Hồng Kông quá trì trệ, cứ như chờ một biến cố lớn. Bài đăng chỉ ra rằng sau đại dịch COVID-19 thì an ninh công cộng ở Hồng Kông xuống cấp, nguồn vốn đầu tư nước ngoài không ngừng sụt giảm, số người di cư đi tăng mạnh; các cửa hàng bỏ trống thời COVID-19 giờ mở cửa trở lại cũng tiêu điều; thường xuyên xảy ra tai nạn lao động; hay có trường hợp đột tử; tin tức quốc tế tràn ngập bi quan, cảm giác như sắp có biến động xã hội lớn sắp ập đến, và đặt câu hỏi liệu mọi người có cảm thấy như vậy không.

Ngay sau khi bài viết được đăng tải, rất nhiều cư dân mạng Hồng Kông đã đồng tình, vô số lời nhắn chia sẻ cảm xúc, qua đó phác họa nên vài hiện tượng lớn ở Hồng Kông hiện nay:

1. Đại Lục hóa

Cư dân mạng nhìn lại lịch sử của thời Hồng Kông thuộc địa Anh, Chính phủ Anh ở Hồng Kông hồi đó cũng biết rằng các cuộc bạo loạn ở Hồng Kông năm 1967 là do những người cánh tả của ĐCSTQ kích động, nhưng sau đó không có thanh trừng quy mô lớn đối với tờ báo cánh tả như “Đại Công báo” (Ta Kung Pao) và “Văn Hối” (Wen Wei Po)…, họ không bị cấm hoạt động. Ngược lại, Chính phủ Hồng Kông của Anh bắt đầu tích cực phản tỉnh, nỗ lực cải cách phúc lợi lao động, thành lập Ủy ban độc lập chống tham nhũng, cải thiện giáo dục, chăm sóc y tế và nhà ở… giúp kinh tế của Hồng Kông cất cánh vào những năm 1970.

Còn đối với chính quyền Hồng Kông – Trung Quốc ngày nay, khi đối mặt vấn đề tương tự thì thay vì bắt tay vào nghiên cứu và giải quyết vấn đề hoặc tham khảo các trường hợp thành công của nước ngoài, họ lại làm theo chính quyền ĐCSTQ (Đại Lục) với mức độ chuyên chế hơn, biến Hồng Kông chuyển đổi thành công mô hình “toàn trị quốc tế”, khiến tài năng nước ngoài lần lượt rút lui, thay thế bằng người Đại Lục; tin tức thường đưa tin về các trường hợp chủ sở hữu bị tước đoạt tài sản; cảnh sát an ninh quốc gia bắt giữ các nhà dân chủ và người dân, thậm chí bây giờ giáo hội cũng bị điều tra; trong khi đó những khoản đầu tư lớn tập trung vào các dự án vô thưởng vô phạt.

Chỉ cần tưởng tượng nếu Hồng Kông là một công ty, tất cả người quản lý (chính phủ) không phải vì lợi ích của công ty mà là để tâng bốc ông chủ, nhưng ông chủ là kẻ vô dụng ham thụ hưởng và “chỉ tay năm ngón”, cái đầu của ông ta chứa đầy những điều vĩ đại như Khu vực Vịnh Lớn Quảng Đông–Hồng Kông–Macao hay như Vành đai và Con đường… thì công ty sẽ phát triển thế nào? Có thể thấy ​​​​Hồng Kông đang dần khô héo, từ một thành phố quốc tế trở thành một thành phố của Trung Quốc.

Tỷ lệ sinh ở Hồng Kông đã giảm xuống hàng đầu thế giới (0,8) và độ tuổi trung bình đã tăng lên 46 tuổi, bên cạnh là Singapore 37 tuổi, và ngay cả Đại Lục cũng chỉ 39 tuổi, số người nộp thuế và dân số giàu giảm mạnh, số thanh niên bị bắt bớ hoặc di cư gia tăng cao, trong khi những người ở lại phổ biến xu hướng không thèm sinh con cái, độ tuổi trung bình ở Hồng Kông trong vài năm nữa sẽ tăng lên 50 tuổi!!!

Ngoài ra, những “lỗ đen không đáy” tiêu tốn hàng nghìn tỷ đô la Hồng Kông như Quần đảo nhân tạo Kau Yi Chau (Lantau Tomorrow Vision) và khu vực đô thị phía bắc (Northern Metropolis)…đồng loạt được dựng lên, khiến giờ đây vấn đề không còn là liệu Hồng Kông có chết hay không mà là chết trông xấu xí như thế nào.

2. Trào lưu sống cho qua ngày, bàng quan xã hội

shutterstock 2132080921
SaiWanHo,Hồng Kông-3/3/2022. (Nguồn: HUI YT/ Shutterstock)

Có người để lại tin nhắn cho biết thêm một điểm quan trọng, đó là sống cho qua ngày, bàng quan xã hội, từ thanh niên đến trung niên và người già đều có cảm giác suy sụp và mất động lực trong cuộc sống. Nhiều bạn trẻ chỉ làm công việc bán thời gian với mục đích chủ yếu kiếm đủ chi phí sinh hoạt.

Trong khi đó có người chia sẻ rằng trong một xã hội đầy bất công và không chấp nhận tiếng nói phản biện, thì hệ quả là hình thành xu thế sống cho qua ngày, bàng quan xã hội. Cả những người thân cộng và những người chống cộng đều biết rằng Hồng Kông đã chết, điều khác biệt duy nhất là họ có nói ra hay không mà thôi.

Người nghèo sống cho qua ngày, bàng quan xã hội chờ nhận trợ cấp. Nhóm người trẻ mạnh mẽ lặng lẽ tiết kiệm tiền cho kế hoạch di cư, vì khi mọi thứ họ làm đều dễ dàng bị chính quyền đàn áp thì còn đâu động lực để phấn đấu, khi chạy xe đi ra ngoài dễ gặp rắc rối thì cách sống tốt nhất là hạn chế ra ngoài. Trong khi nhóm người già ở Hồng Kông thì trái lại là nhóm hăng hái nhất, họ đi chơi khắp nơi nhưng thời gian hoạt động ngắn ngủi và về nhà trước khi trời tối, nhưng khả năng chi tiêu của họ không cao do thu nhập không sung túc.

Trên thực tế, chính sách của Chính phủ Hồng Kông ngày nay là khuyến khích những người có khả năng chi tiêu nhiều nhất không ra đường, không tiêu dùng, không giải trí, thế thì có gì lạ khi xã hội chết lâm sàng.

Một số cư dân mạng than thở rằng trong 2 năm qua, mọi người đã bắt đầu chấp nhận thực tế và đã tính chuyện ra đi hay ở lại, ai muốn đi thì cũng âm thầm chuẩn bị, còn ai phải ở lại thì chọn cách sống không màng thế sự, không có mít tinh, tuần hành biểu tình phản đối, chỉ có phản đối ngầm.

3. Chủ nghĩa bi quan

Hầu hết các thông điệp đều bi quan về tương lai của Hồng Kông. Một số cư dân mạng thẳng thừng cho rằng: Có một thực tế là cả con phố không có sức sống, người đi làm chờ tan sở, chờ đến kỳ nghỉ mới đi du lịch được, cả thành phố không còn có sức sống.

So với Hồng Kông sôi động trong quá khứ, giờ đây sau 10h sáng sớm là khung cảnh yên tĩnh: nhà hàng không còn cảnh người xếp hàng đợi, số cửa hàng trong cảnh trống vắng nhiều đến đếm không xuể. Số người có tinh thần kinh doanh ngày càng ít ỏi, trong khi lối sống tiết kiệm ngày càng phổ biến. Hồng Kông giờ đây không còn là trì trệ mà là tiến dần tới cái chết, tù đọng, mọi người không còn động lực phấn đấu.

Về việc liệu tương lai Hồng Kông có “bùng nổ trong im lặng” hay không, nhiều cư dân mạng cho rằng sẽ không có chuyện gì lớn xảy ra. Bầu không khí uể oải không chờ đợi điều gì to tát xảy ra, sự thật sẽ chẳng ai lên tiếng nữa, họ chỉ bằng lòng chấp nhận hiện thực mà thôi – nhưng đây là trạng thái xã hội trong các chế độ toàn trị.

4. Xu thế của người lạc quan

Cũng có cư dân mạng cho rằng “vật cùng tất biến”, khi áp lực từ Đại Lục tích tụ đến một mức nhất định nhất định sẽ bùng nổ thay đổi, đó cũng là quy luật của lịch sử. Mặc dù nhiều người không thể tưởng tượng được sự tan rã của ĐCSTQ, nhưng khi bánh xe lịch sử đến thì “điều gì phải đến sẽ đến”!

Ngay cả khi những công dân bình thường không thể làm gì, họ có thể ăn đạm bạc hàng ngày để sống chứng kiến hành vi xấu xa đê tiện của những kẻ trong bộ máy cầm quyền ĐCSTQ, chẳng hạn như vụ đại sứ Lu Shaye (Lư Sa Dã) tại Pháp đã xúc phạm cả thế giới. Một số cư dân mạng mô tả Nữ thần Công lý (Lady Justice) giống như người Hồng Kông khi tham gia diễu hành: thường đi muộn, nhưng không bao giờ vắng mặt!