“Bạn ăn cá thường xuyên mỗi bữa ăn, mỗi năm bạn sẽ có 11.500 hạt vi nhựa nhiễm vào người”.

rac thai nhua
Một khu rừng cây cạnh biển đã chết, Việt Nam, tháng 12/2018. (Ảnh: Lekima Hùng)

Đó là thông tin từ “Business Seminar – ReThink Plastic Vietnam” ngày 27/12/2018 vừa qua. Những rác thải nhựa hay ni lông ở bãi biển như trong ảnh, với tia cực tím, ánh nắng… sẽ phân hủy thành những hạt vi nhựa. Hạt vi nhựa cũng có trong những sản phẩm chăm sóc sức khỏe như sữa rửa mặt, mỹ phẩm, kem đánh răng... Hải sản bị nhiễm độc từ nhựa trôi nổi trong đại dương, chính xác hơn từ vi nhựa (microplastics). Vi nhựa là những mảnh nhựa có kích thước siêu nhỏ như hạt muối.

Còn nếu bạn thích ăn nghêu, hàu, thì mỗi con đang chứa tối thiểu 8 hạt vi nhựa trong phần thịt, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Ở cấp tế bào, mỗi một tế bào trong lòng đại dương chứa khoảng 8 phân tử nhựa. Khi động vật biển nuốt vào các mảnh vi nhựa, chất độc sẽ di chuyển vào cơ thể của chúng, tích tụ qua các tầng thức ăn khi cá lớn ăn cá nhỏ và cuối cùng có mặt trên đĩa thức ăn của con người. Không những vậy, người ta còn tìm thấy vi nhựa trong nhiều thực phẩm khác như muối biển, nước mưa và mật ong…

Độc tố từ nhựa được nhiễm vào mô mỡ của các loài động vật mà chúng ta ăn hàng ngày, và đương nhiên con người cũng chịu ảnh hưởng tương tự.

Trong nỗ lực giải cứu chính mình, sau gần 2 năm dự thảo, Canada chính thức cấm việc sử dụng các hạt vi nhựa trong ngành sản xuất các sản phẩm vệ sinh cá nhân. Từ ngày 1/7/2018, việc sản xuất, nhập khẩu và bán các sản phẩm vệ sinh cá nhân bị cấm hoàn toàn.

Tổng thống Barack Obama đã ký dự luật được Quốc hội thông qua và 2017, Mỹ chính thức cấm sử dụng hạt vi nhựa trong ngành mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân. việc cấm sản xuất các loại dược phẩm bán không theo đơn và các loại mỹ phẩm chứa hạt vi nhựa sẽ bắt đầu từ 1/7/2018 và việc cấm bán các loại dược phẩm không cần kê đơn sẽ bắt đầu từ 1/7/2019. Trong lúc đó các nhà sản xuất cần tìm các thành phần thay thế thân thiện với môi trường hơn.

rac thai nhua
Rừng chết và đại dương nhựa, Việt Nam, tháng 12/2018. (Ảnh: Lekima Hùng)

Từ tháng 9/2016, chính phủ Anh đã cam kết cấm sản xuất mỹ phẩm chứa hạt vi nhựa và vào ngày 9/1/2018, lệnh cấm này chính thức có hiệu lực.

Đây được xem là một trong những lệnh cấm nghiêm khắc nhất trên thế giới đối với việc sử dụng các hạt siêu nhỏ độc hại này.

Phát biểu trước báo giới, Bộ trưởng Môi trường Anh Therese Coffey tuyên bố các nhà sản xuất mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân sẽ không còn được phép bổ sung các hạt nhựa nhỏ li ti vào các sản phẩm làm sạch như sữa rửa mặt, kem đánh răng hay sữa tắm.

Và nhiều quốc gia khác đang và đã có các chính sách tương tự.

Một số công ty/tập đoàn cũng đã ngừng hoặc có kế hoạch ngừng sử dụng hạt vi nhựa trong các sản phẩm của mình, như Unilever, Procter & Gamble, Johnson & Johnson, Beiersdorf, Colgate-Palmolive và L’Oreal.

Con người quăng rác thải nhựa xuống những dòng sông, xuống đại dương mênh mông, họ nghĩ rằng nó đã tránh xa cuộc đời họ. Nhưng không phải vậy nó lại quay lại trong hình hài khác nguy nghiểm hơn. Cho chính chúng ta, cho chính con cháu chúng ta.

Chúng ta đang để lại gì cho thế hệ mai sau???

Lekima Hùng

Theo Facebook Nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng (Lekiama Hùng)

Xem thêm: