Không một nhà độc tài nào lại không thống lĩnh bất kỳ một tờ báo nào hay không thâu tóm được Tối cao pháp viện hoặc nhánh lập pháp. Cũng không có nhà độc tài nào lại trực tiếp phát ngôn bằng tài khoản mạng xã hội mà rồi các hãng công nghệ lại trục xuất ông ta. Cũng không có nhà độc tài nào, thiếu báo chí hay truyền thông, thiếu toà án, và thiếu cả cơ quan lập pháp, lại có thể trở thành nhà độc tài trước một hệ thống dân chủ vững chắc đến mức quân đội cũng chỉ tuân theo Hiến pháp mà hành động.

Vậy cánh tả vu cho ông ta là một tên độc tài thì đều là sự xảo quyệt trắng trợn. Ngay cả trong trường hợp thiết quân luật theo luật định, vị trí tổng thống cũng đang hành động theo Hiến pháp mà bản thân nước này đã áp dụng tới 64 lần trong lịch sử.

nguoi bieu tinh ung ho ong trump
Hàng nghìn người biểu tình tập trung tại Điện Capitol và Tòa án Tối cao Hoa Kỳ để bày tỏ sự ủng hộ đối với Tổng thống Trump, Washington, DC, ngày 14/11/2020. (Ảnh: Nicole Glass Photography/Shutterstock)

Nếu kể đến “độc tài” nổi bật nhất thì phải là Abraham Lincoln khi ông thiết quân luật và bắt giữ nhiều chức vị chính trị, từ bên lập pháp (nghị viện) tới tư pháp (toà án) và hành pháp (chính phủ) và ông ấy đi vận động (với những đe doạ ý tứ) với các dân biểu ngả nghiêng trong thời điểm quan trọng của đất nước. Ông cũng nói dối quốc hội về việc “đại diện miền Nam đến để đề nghị đình chiến” trong khi ông phủ nhận rằng họ chưa đến đó. Người “độc tài” thứ hai phải là Franklin Roosevelt, người đã định “nhồi nhét toà án” từ 9 thẩm phán lên thành 15 thẩm phán vì nhánh này đã phá chính sách của ông nhiều lần. Nhưng hai người này lại trở thành những Tổng thống vĩ đại nhất lịch sử Hoa Kỳ.

Và nếu ai cũng tin rằng hệ thống dân chủ Hoa Kỳ là vững chãi đến mức không một nhà độc tài nào có thể trở thành độc tài được vì tính khoa học chặt chẽ của nó, sự độc tài cá nhân của vị trí bị kiểm soát đến mức như Tocqueville phải thốt lên rằng “Tổng thống là một vị trí với quyền lực yếu” (bị nhiều hạn chế tới mức gần như không thể hành động được ngay cả khi trước tình thế cần thiết), sẽ không phải là vấn đề của nền dân chủ đó. Lúc này, thực tế, điều người dân cần chỉ là hiệu quả của các hành động của Tổng thống, thứ mà ông Donald Trump làm tốt vượt xa sự tưởng tượng của bất kỳ ai.

Vậy điều gì khiến một người đơn độc trước báo chí, các phương tiện truyền thông công nghệ, trước quốc hội và trước toà án, lại có thể trở thành tâm điểm của sự quy kết là “kẻ phát xít”. Nó cho thấy sự vu cáo chính trị là một mục đích xuyên suốt mà không phải vì sự thịnh vượng hay nền dân chủ của quốc gia. Trước một người dám phát ngôn trước tất cả sự soi mói và sự sẵn sàng bị bịa đặt, xuyên tạc, không có điều gì cho thấy ông ta sẵn sàng trở thành kẻ độc tài (hành động của ông ta hoàn toàn rõ ràng và minh bạch trong mọi vấn đề).

Ông ta cũng mang hoà bình tới vùng chiến tranh đẫm máu suốt nhiều thế kỷ. Một con người như thế lại trở thành kẻ độc tài? Đó quả là sự vu cáo bỉ ổi nhất vì kẻ độc tài nào cũng phải muốn gây chiến và như đã nói, kẻ đó phải nắm được báo chí, tư pháp và lập pháp, từ đó dùng quân đội để đàn áp mọi tiếng nói đối lập và tiến hành các cuộc chiến.

Sau rốt lại, có hai điều rất rõ ràng khi Trump rời Nhà Trắng: giải mật về sự vụ Đảng Dân chủ cùng hệ thống liên quan thông đồng bịa đặt để vu cáo Nga can thiệp bầu cử năm 2016 để trả lại sự trong sạch cho ông ta; không tự ân xá cho mình. Đơn giản đó là những hành động để cho người dân Mỹ thấy được sự thật của những trò giả trá của đối thủ chứ không phải để tìm sự đồng cảm hay đòi hỏi điều gì từ nền chính trị ấy.

Và cuối cùng, như Thomas Jefferson đã nhắc nhở, mặc dù mỗi công dân sẽ đều phải tuân theo luật pháp, nhưng đôi khi có trường hợp ta phải vượt qua luật pháp để làm được điều vĩ đại.

Luật sư Luân Lê

Đăng theo Facebook Luân Lê với sự đồng ý của tác giả. Vui lòng đọc bài gốc tại đây.

Xem thêm: