Năm nay, giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng được tổ chức từ ngày 1 đến ngày 6/4 (tức ngày 5 đến 10/3 âm lịch), nhiều hơn 1 ngày so với năm 2016. Nhưng cảnh hàng vạn người đổ về khu di tích Đền Hùng, chen chúc, xô đẩy, chui qua rào chắn bất chấp khu vực nguy hiểm để lên dâng lễ… vẫn diễn ra như mọi năm. 

le-hoi-den-hung-9
Cổng chào Trung tâm lễ hội Đền Hùng được xây mới hoàn toàn vào năm 2014, khánh thành năm 2015, với tổng vốn đầu tư hơn 30 tỷ đồng. Cổng chào gồm 3 tòa với tòa chính cao tới 22m, dài 17,4m, rộng 9m.
le-hoi-den-hung-10
Người dân ngồi la liệt trong sân, ăn uống, nghỉ ngơi sau chuyến đi dài trước khi bắt đầu hành trình dâng lễ bái Tổ.
le-hoi-den-hung-11
Người lớn, trẻ con, khách hành hương, người bán hàng rong kẻ đứng người ngồi, la liệt trong sân.
le-hoi-den-hung-13
Biển người chen chúc dưới chân núi Hùng để rẽ qua Ðại môn (cổng đền) lên đền Hạ. Ban tổ chức, lực lượng bảo vệ gần như bất lực trước tình cảnh hỗn loạn. Lối lên khu di tích chỉ rộng chừng hơn 2 m, trong khi hàng trăm người cùng chen chân.
le-hoi-den-hung-14
Ðại môn (cổng đền) với hai tượng quan binh đứng trấn giữ.
le-hoi-den-hung-2
Lực lượng chức năng bất lực trước tình cảnh chen lấn, xô đẩy diễn ra quen thuộc. Liên tục có tiếng loa nhắc nhở, nhưng ngoài các biện pháp thủ công, việc tổ chức, quản lý lễ hội không có biến chuyển so với các năm.
le-hoi-den-hung-15
Dòng người ào lên qua mọi ngóc ngách.
le-hoi-den-hung-16
Những đứa trẻ mỏi mệt đu đeo trên lưng người lớn.
le-hoi-den-hung-17
Đoàn người mệt mỏi, thất lạc trên hành trình chen lấn kéo dài vài trăm bậc thang từ chân núi Hùng đến đền Thượng. Tương truyền đây là nơi các vua Hùng làm lễ tế Trời Đất.
le-hoi-den-hung-18
Từng xấp phiếu ghi công đức trên khu vực đền Thượng
le-hoi-den-hung-22
Hành hương, dâng lễ.
le-hoi-den-hung-23
Lễ gà, bia, hoa quả được dâng lên vua Hùng. Toàn bộ khu vực trước cửa đền Thượng nghi ngút khói hương.
le-hoi-den-hung-24
Do trong đền quá đông, nhiều người đội lễ lên đầu để tránh va chạm. Bát nhang ngoài sân đền Thượng liên tục được rút tỉa cho đỡ ngạt khói.
le-hoi-den-hung-25
Hỗn loạn…
le-hoi-den-hung-26
và mỏi mệt.
le-hoi-den-hung-28
Châm nhang.
le-hoi-den-hung-29
Hóa vàng.
le-hoi-den-hung-30
Cảnh tượng hỗn loạn trái ngược với không gian thiêng liêng, tĩnh lặng nên có của cuộc hành hương.
le-hoi-den-hung-31
Một nơi yên bình đến lạ.
le-hoi-den-hung-3
Sau khi dâng hương đền Thượng, đoàn người lại hỗn loạn… trở ra.
le-hoi-den-hung-8
Thậm chí chui qua rào chắn an toàn, tìm lối tắt đường rừng để đi cho nhanh.
le-hoi-den-hung-7
Người trung tuổi, trẻ con đều được dẫn qua đường rừng tìm lối xuống bất chấp cảnh báo “Khu vực cấm vào”.
le-hoi-den-hung-4
Dòng người tự tạo ra lối đi trong rừng dù đường đi có nhiều đoạn dốc, trơn trượt, mỏm đá.
le-hoi-den-hung-32
Từ lăng đi xuống là tới Đền Giếng ở chân núi phía Ðông Nam. Trong đền có giếng Ngọc. Tương truyền nơi đây bốn mùa đầy nước, trong vắt soi gương được, là nơi Ngọc Hoa và Tiên Dung là con gái yêu của vua Hùng thứ 18 thường hay chải tóc và soi gương.
le-hoi-den-hung-1
Nhưng nay giếng cạn trơ. Tiền vương vãi khắp nơi dù 4 tấm biển để 4 góc đề nghị không thả tiền xuống giếng.
le-hoi-den-hung
Ném tiền “cầu may”
le-hoi-den-hung-37
Dòng người ào xuống như thác.
le-hoi-den-hung-38
Nhiều người tìm lối tắt đi cho nhanh.
le-hoi-den-hung-39
Trong cảnh hỗn loạn, chen lấn, một số khác tìm góc khuất ngồi đợi hồi sức rồi mới đi tiếp.
le-hoi-den-hung-6
Em nhỏ mỏi mệt trong tay mẹ.
le-hoi-den-hung-43
Lực lượng chức năng yêu cầu mọi người trở lại đường chính, không đi lối tắt.
le-hoi-den-hung-42
Băng rừng, ném tiền, chen nhau cúng lễ… để cầu lộc cầu an trong lễ hội Đền Hùng, liệu có phải là một ‘lối tắt’ khác trong tư duy? Khi thay vì tỏ lòng kính ngưỡng tổ tiên, người ta lại chen chúc, giành giật, đua tranh dâng lễ, ném tiền để cầu lộc cầu may…

Nghinh Xuân

Ảnh: Minh Ngọc

Xem thêm: