Giao thông ngày càng trở thành một vấn đề nhức nhối, nhưng hiện đã có một số phương tiện giao thông công cộng mới, đang được nghiên cứu và thử nghiệm nhằm tiết kiệm thời gian và khắc phục các nhược điểm của phương tiện truyền thống.

Một vài ví dụ có thể kể ra như: đường hầm động dưới nước giúp di chuyển nhanh hơn so với đi tàu hoặc phà, hệ thống vận tải mô-đun mang đến cuộc cách mạng… Một số phát minh có thể hoàn toàn được ứng dụng chỉ trong 5 năm tới.

Tàu điện trên cao Caterpillar

(Ảnh: inhabitat.com)
(Ảnh: inhabitat.com)

Thiết kế của chiếc tàu điện trên cao Caterpillar (Caterpillar Train – cTrain) khiến ta liên tưởng đến một kỷ nguyên mới của giao thông công cộng. cTrain chạy trên hệ thông đường ray trên cao được gắn vào các khung đỡ hình vòm thay vì đường ray đặt trên mặt đất. Nhờ vậy, thiết kế này để lại không gian cho các phương tiện trên mặt đất. Khác với các tàu điện trên cao trước đây, các khung đỡ hình vòm mỏng và không che khuất tầm mắt của cư dân trong thành phố.

Thiết kế này được thực hiện bởi Công ty Jaco Innovations và đã chiến thằng 28 thiết kế khác tại cuộc thi MIT Climate CoLab vào năm nay.

Xe buýt tự lái của Mercedes-Benz

Weltpremiere: Mercedes-Benz Future Bus mit CityPilot – Meilenstein auf dem Weg zum autonom fahrenden Stadtbus

Đầu năm nay, Mercedes-Benz đã tiết lộ thiết kế của một chiếc xe buýt tự lái. Phương tiện giao thông tiên tiến này được kỳ vọng sẽ hoạt động an toàn hơn và hiệu quả hơn. Chiếc xe sử dụng camera và ra-đa để điều hướng và tự lái. Công nghệ lái xe dựa trên dự đoán tình huống, giúp làm giảm nhiên liệu tiêu thụ, góp phần giảm khí thải.

Hiện nay, chiếc xe buýt này mới được thử nghiệm, nhưng Mecerdes Benz đang rất nỗ lực để đưa sản phẩm công nghệ này vào ứng dụng trên thực tế càng sớm càng tốt.  

>> 5 phát minh xanh cho chúng ta hy vọng vào tương lai

Tàu siêu tốc Hyperloop

4hyperloop

Tỉ phú Elon Musk đã từng hứa hẹn khả năng vận chuyển hành khách và hàng hóa tốc độ cao nhờ chiếc tàu siêu tốc Hyperloop chạy trong đường ống chân không 1.200km/h. Năm ngoái,công ty Công nghệ vận tải Hyperloop cho biết, tuyến tàu đầu tiên sẽ vận hành vào năm 2019, có thể hoàn thành chặng đường trên 600km từ San Franscico đến Los Angeles chỉ trong 30 phút.

Thông báo mới nhất của công ty cũng cho biết chỉ hàng hóa sẽ phải chịu phí vận tải còn hành khách có thể được đi miễn phí khi di chuyển bằng phương tiện giao thông này.

>> Tesla công bố ngói năng lượng mặt trời mới, hiệu suất 98%

Đường hầm động dưới nước của Na Uy

duong-ham-nauy

Na Uy là đất nước có đến 1.100 vịnh biển hẹp. Người dân ở đây dựa vào mạng lưới phà để di chuyển, nhưng tốn nhiều thời gian và khá bất tiện. Hiện nay, Na Uy đang đẩy nhanh việc xây dựng các đường hầm động dưới nước đầu tiên thế giới. Các đường hầm này chìm sâu dưới nước chỉ 30m và đủ rộng cho 2 làn xe lưu thông. Việc thả chìm và giữ động đường hầm dưới nước là một phương án thông minh để khắc phục các địa hình khó khăn, nơi người ta không thể xây dựng các đường hầm cố định dưới nước. Dự án đường hầm động dưới nước này có giá trị lên đến 25 tỉ USD và sẽ được mở cửa vào năm 2035.

Hệ thống vận tải mô-đun của Clip-Air

(Ảnh: inhabitat.com)

(Ảnh: inhabitat.com)

Clip-Air là một trong những mẫu thiết kế phương tiện giao thông hàng không tuyệt vời nhất. Nó hứa hẹn cuộc cách mạng của ngành hàng không trong tương lai. Clip-Air là hệ thống vận tải được mô-đun hóa. Nó bao gồm 2 phần: 1 thân máy bay với buồng lái và động cơ, 3 cabin vận tải hành khách khách, hàng hóa và nhiên liệu.

3 cabin vận tải có thể được tách rời ra khỏi thân máy bay và vận chuyển bằng các phương tiện khác như xe tải, tàu hỏa… Điều này giúp cho chuyến đi của hành khách được rút ngắn hơn nhiều, không phải mất công chờ đợi và nối chuyến ở các sân bay.

Theo engadget.com
Thiện Tâm tổng hợp