Trong cuộc sống ngày nay, không thể thiếu đi việc giao tiếp giữa người với người. Và làm cách nào để giao tiếp với người khác một cách tinh tế, hiệu quả cũng là một “nghệ thuật” cần phải học hỏi và rèn luyện.

Dưới đây là 11 bí quyết nâng cao năng lực giao tiếp của bạn:

1. Hiểu người và tính cách con người

Bước đầu tiên để nâng cao năng lực giao tiếp xã hội và nắm bắt kỹ năng giao tiếp thành công là: Hiểu bản tính giữa người với người một cách đúng đắn.

Hiểu bản tính giữa người với người đơn giản là “nhìn họ bằng bản chất của chính họ”, “đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để nhìn nhận” chứ đừng dùng quan điểm của bản thân để đánh giá người khác, càng không được áp đặt suy nghĩ của mình vào người khác.

giao tiep 1 image
(Ảnh: Shutterstock)

2. Cách để trò chuyện tinh tế với người khác

Khi bạn nói chuyện với người khác, hãy lựa chọn chủ đề mà họ cảm thấy hứng thú nhất. Đó là gì vậy? Chính là bản thân họ. Hãy bỏ những từ như “tôi, bản thân tôi, của tôi” ra khỏi từ điển của bạn và thay bằng một chữ khác, một chữ có khả năng thay thế tốt nhất – “Bạn”. Bạn có hứng thú với đề tài đang nói hay không không quan trọng mà quan trọng là người nghe có hứng thú hay không. Biết lắng nghe sẽ mang đến cho bạn rất nhiều lợi ích.

cach giao tiep image
(Ảnh: Shutterstock)

3. Cách để người khác cảm thấy họ quan trọng

Tính cách đặc trưng thường thấy nhất của con người là mong muốn được thừa nhận, được thấu hiểu. Bạn có muốn mình thật tự nhiên trong việc giao tiếp với mọi người hay không? Nếu vậy thì hãy cố gắng làm cho người khác ý thức được sự quan trọng của họ. Hãy nhớ rằng bạn càng khiến người ta cảm thấy họ quan trọng thì họ sẽ đáp lại bạn càng nhiều hơn.

  • Lắng nghe họ.
  • Tán thưởng và khen ngợi họ.
  • Cố gắng thường xuyên dùng tên và hình ảnh của họ.
  • Trước khi trả lời họ, hãy ngừng lại một chút.
  • Dùng những từ ngữ như “Bạn” và “Của bạn”.
  • Lịch sự với những người đợi để gặp bạn.
  • Quan tâm đến mọi người trong một nhóm.
năng lực giao tiếp, kỹ năng giao tiếp
(Ảnh: Shutterstock)

4. Tán thành người khác một cách khéo léo

Đừng bao giờ quên rằng bất cứ người nào cũng đều có thể phản đối người khác, duy chỉ có những người lý trí mới có thể tán thành, bỏ qua ngay cả khi người kia phạm lỗi! Khi bạn phạm lỗi, hãy dũng cảm thừa nhận, tránh tranh luận với người khác và hãy xử lý xung đột một cách đúng đắn.

năng lực giao tiếp
(Ảnh: Shutterstock)

5. Cách để lắng nghe người khác

Lắng nghe càng nhiều, bạn sẽ càng trở nên thông minh, sẽ càng được nhiều người quý mến, trở thành một người lý tưởng để người khác tâm sự, trò chuyện. Đương nhiên là việc trở thành một người biết lắng nghe không phải là việc dễ dàng.

Dưới đây 5 điều quan trọng để bạn tham khảo:

  • Nhìn thẳng vào người đang nói.
  • Đến gần người đang nói, chú ý lắng nghe.
  • Đặt câu hỏi.
  • Đừng ngắt lời người đang nói.

6. Cách để ảnh hưởng đến người khác

Muốn người khác nghe mình, trước tiên chúng ta cần nghe và hiểu họ. Cách để “hiểu những gì người khác muốn” là: Hỏi thật nhiều, quan sát thật nhiều, lắng nghe thật nhiều và thêm vào sự cố gắng của chính bạn.

shutterstock 201555476 676x450 image
(Ảnh: Shutterstock)

7. Cách để thay đổi tâm trạng của người khác

Hãy nhớ là khoảnh khắc đầu tiên luôn quyết định cả quá trình của bất cứ cuộc giao tiếp nào.

Vì vậy đầu tiên, vào khoảnh khắc tiếp xúc bằng ánh mắt, trước khi bạn mở miệng nói để phá vỡ bầu không khí im lặng, hãy mỉm cười thân thiết. Đây là cách để khiến họ thay đổi tâm trạng, thấy rằng cuộc trò chuyện thật nhẹ nhàng và thoải mái, họ sẽ dễ dàng nói ra suy nghĩ của mình hơn vì không cảm thấy bị áp lực.

8. Khen ngợi người khác

Hãy hào phóng khen ngợi người khác. Trước tiên, bạn cần tìm được những người và những việc đáng để khen ngợi và sau đó khen ngợi họ nhưng phải chân thành chứ không phải khen giả tạo để lấy lòng.

Cách để trở nên vui vẻ đó là hãy tập thói quen mỗi ngày khen ngợi 3 người khác nhau. Sau khi làm vậy, bạn sẽ cảm thấy bản thân rất sảng khoái. Khi bạn sẽ mang đến hạnh phúc, niềm vui và sự cảm kích cho người khác, bản thân bạn cũng sẽ cảm thấy hạnh phúc vì điều đó.

năng lực giao tiếp
(Ảnh: Shutterstock)

9. Cách để khéo léo phê bình người khác

  • Chỉ được phê bình khi chỉ có riêng hai người.
  • Khi phê bình, đừng nhắm vào người đó, hãy phê bình hành vi chứ đừng phê bình họ.
  • Hãy cho họ câu trả lời.
  • Mong họ hợp tác chứ đừng ra lệnh. 
  • Sai lần nào phê bình lần ấy chứ đừng lôi chuyện cũ ra “tổng phê bình”.
  • Hãy kết thúc lời phê bình bằng cách ôn hòa.
  • Thành thật nhưng thiếu lòng trắc ẩn cũng là một dạng của “ác”

10. Cảm ơn người khác một cách tinh tế

Âm thầm cảm kích, khen ngợi người khác không bao giờ là đủ, hãy thể hiện tình cảm của bạn với người đáng để bạn biết ơn.

  • Thái độ phải chân thành.
  • Thể hiện một cách rõ ràng, tự nhiên.
  • Hãy nhìn thẳng đối tượng mà bạn biết ơn.
  • Hãy nói tên của họ khi bạn cảm ơn.
  • Cảm ơn bằng cả tấm lòng.
cai thien ky nang giao tiep de ban hang hieu qua image
(Ảnh: Shutterstock)

11. Cách gây ấn tượng tốt với người khác

Nếu muốn gây được ấn tượng tốt với người khác thì bản thân bạn phải tốt đẹp. Nếu bạn muốn người khác khen ngợi, khâm phục, kính trọng bạn thì bạn phải làm cho người ta cảm thấy bạn xứng đáng. Hãy tự hào về chính bạn, nhưng không được tự phụ.

Hãy tự hào về bản thân, công việc, môi trường làm việc của bạn, đừng tự ti vì xuất thân và những thiếu sót của mình.

  • Chân thành
  • Nhiệt tình
  • Đừng quá hấp tấp
  • Đừng nâng mình lên bằng cách hạ thấp người khác
  • Đừng đả kích người khác

Thanh Vân

Xem thêm: