Cha mẹ luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con cái của mình, muốn con mình trở nên giỏi giang, ngoan ngoãn. Tuy nhiên không phải lúc nào cha mẹ cũng nuôi dạy con theo một cách đúng đắn và lý trí.

photo 1519652171 d653011947ae image
(Ảnh: Unsplash)

Nhiều bậc cha mẹ cố gắng thể hiện tình yêu đối với con cái bằng cách cho các con quá nhiều quyền tự do, vô tình làm hư trẻ và gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển lành mạnh của các con. Mặt khác, cũng có những bậc cha mẹ yêu thương con bằng cách áp dụng các ‘thiết quân luật’ hà khắc, như thế cũng lại không đạt được kết quả như mong muốn mà còn có thể bất lợi cho sự phát triển lành mạnh của trẻ.

Nhiều chuyên gia đồng tình rằng chỉ những bậc cha mẹ kèm cặp con cái đúng cách mới có thể đảm bảo thành công trong việc tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh ở trẻ nhỏ.

Phần lớn hành vi xấu của một đứa trẻ có thể liên quan đến cách mà cha mẹ kỷ luật trẻ khi các em làm gì đó không đúng. Nhiều hành vi xấu của trẻ có thể bắt nguồn từ cha mẹ và cách thức mà họ nuôi dạy con cái mình.

Dưới đây là tóm lược 11 dấu hiệu cho thấy các bậc cha mẹ đã mắc sai lầm trong việc nuôi dạy con:

1. Con trẻ luôn cố ý quấy rầy bạn vô cớ

Lý do có thể là thiếu sự tiếp xúc hay thân mật giữ cha mẹ và con cái.

Hãy cởi mở, thân mật và tôn trọng con cái. Cha mẹ nên là người chủ động để có được những cơ hội để tiếp xúc thân mật với con trẻ, nên tạo nhiều cơ hội như vậy, đồng thời cần lưu ý đến thái độ, cách ứng xử của mình.

Cha me va con cai image
Giữ mối liên kết chặt chẽ, thân mật với trẻ sẽ giúp chúng không cố ý quấy rầy bạn. (Ảnh: Pixabay)

Hãy để cho con cái được tự do bộc lộ và mạnh dạn trao đổi với chúng những vấn đề của bạn với thái độ tôn trọng. Khi trẻ cảm thấy được tôn trọng, cảm thấy cha mẹ đang lắng nghe và cảm thông, các con sẽ mạnh dạn và tự tin hơn, sáng tạo hơn, đồng thời, trẻ sẽ tự nguyện lắng nghe và học hỏi từ bạn và còn nhiều tác động tích cực khác nữa.

2. Con thường hay nói dối bạn

photo 1495399375768 af8af1b8b9f5 1 image
(Ảnh: Unsplash)

Nếu đúng như vậy, chứng tỏ bạn đã phản ứng có phần thái quá mỗi khi con trẻ phạm lỗi.

Cha mẹ cần phải xem lại cách mình xử phạt khi trẻ phạm lỗi, khi bạn thay đổi thì trẻ sẽ thay đổi không còn nói dối nữa. Cha mẹ nên chỉ ra cho con trẻ biết rằng nói dối không thể nào che dấu được sự thật, khi con nói thật con sẽ được khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt.

Dần dần tự trẻ sẽ nhận ra được rằng, nói dối không có lợi ích gì, chẳng những không lấp liếm được mà còn phải chịu phạt nặng hơn. Từ đó trẻ sẽ không còn nói dối nữa.

3. Con trẻ thiếu tự tin

Lý do hẳn là bạn hay mắng mỏ con nhiều hơn là khích lệ.

Trẻ thiếu tự tin bắt nguồn từ việc bạn không công nhận khả năng của trẻ, hay chê bai mắng mỏ con, lúc nào cũng tỏ vẻ không hài lòng về trẻ. Chính những điều này khiến trẻ cảm thấy mình thật vô dụng, không làm được gì, lâu dần dẫn đến việc trẻ không còn tự tin khi làm bất cứ việc gì.

Và thế là vòng luẩn quẩn lại lặp lại, trẻ không tự tin sẽ mắc lỗi lầm, cha mẹ lại cảm thấy không hài lòng và chê bai con, con lại càng mất tự tin vào bản thân mình. Hãy thay đổi, thay vì chỉ chăm chăm vào những lỗi lầm của con, cha mẹ nên nhìn đến những kết quả tốt đẹp mà con đã có được, hãy khích lệ con từ những việc nhỏ nhặt nhất.

Khich le con image
Khuyến khích trẻ hơn là trách mắng các em sẽ giúp tăng cường sự tự tin của trẻ.(Ảnh: Pixabay)

Cha mẹ là điểm tựa rất lớn của con, khi được cha mẹ công nhận khả năng của mình, trẻ mới có thể phát huy hết những ưu điểm vì trẻ biết rằng dù sao đi nữa thì cha mẹ cũng đứng về phía trẻ, tin tưởng trẻ.

4. Con bạn không tin tưởng bản thân và hay mặc cảm

photo 1447875372440 4037e6fae95d 1024x683 image
(Ảnh: Unsplash)

Lý do là bạn thường xuyên kỷ luật con ở nơi đông người hoặc trước mặt người khác. Làm vậy có thể khiến trẻ cảm thấy bị làm nhục. Theo thời gian, hành động này tái diễn nhiều lần sẽ gây tổn thương cho lòng tự trọng của trẻ.

Cha mẹ nên tránh kỷ luật con trẻ trước mặt người khác, thậm chí là anh chị em ruột hay người thân khác trong gia đình.

5. Khi bạn đề nghị con mua gì đó, chúng sẽ mua thứ chúng muốn chứ không phải thứ bạn bảo chúng mua

Rõ ràng điều này là do cha mẹ không khi nào cho phép con cái của họ được lựa chọn những gì mà trẻ muốn.

Hãy để trẻ được tự do chọn lựa những gì trẻ ưa thích, cha mẹ chỉ nên tư vấn cho con, đừng nên ép buộc. Tuy nhiên, nếu đó thật sự là một món không cần thiết để mua thì cha mẹ nên phân tích điểm tốt, điểm xấu và lý do vì sao không nên mua chúng một cách từ tốn và kiên nhẫn. Để trẻ hoàn toàn đồng ý với ý kiến của cha mẹ chứ không nên cấm trẻ mua mà không đưa ra lý do thuyết phục được trẻ.

6. Con của bạn có hay sợ hãi và bị bắt nạt?

photo 1475609471617 0ef53b59cff5 1 image
(Ảnh: Unsplash)

“Luôn kè kè ở bên và nhanh chóng giúp trẻ khi có vấn đề xảy ra, cố gắng quét mọi trở ngại” có thể là lý do chính cho việc trẻ thấy sợ sệt mọi thứ và dễ bị dọa nạt.

Hãy cho con không gian để tự phát triển, cha mẹ không nên làm hết phần của trẻ, để trẻ tự đương đầu với những khó khăn, vấp ngã và tự đứng lên. Như thế trẻ mới phát triển một cách tự tin và khỏe mạnh.

Hãy cho con biết bạn luôn ở bên cạnh dõi theo trẻ, để trẻ tự tin vượt qua khó khăn vì trẻ biết cha mẹ luôn ở bên cạnh, sẵn sàng làm điểm tựa cho trẻ bất cứ lúc nào, trẻ sẽ không còn sợ hãi nữa.

7. Con luôn ganh tị

photo 1458134580443 fbb0743304eb image
(Ảnh: Unsplash)

Lý do có thể là cha mẹ thường xuyên so sánh trẻ với những trẻ khác, đặc biệt là trong một gia đình có nhiều anh chị em ruột.

Cha mẹ phải hết sức tinh tế, khéo léo trong ứng xử của mình. Trẻ tỏ ra ganh tị khi thấy mình ở thế yếu, thiếu tự tin vào khả năng và vị trí của mình trong gia đình. Vì vậy, cha mẹ phải gia tăng sự tự tin của trẻ bằng cách nhận ra những điểm mạnh của bản thân.

Tránh đừng so sánh trẻ với anh chị em trong gia đình, đối xử thật công bằng với những đứa con của mình. Sự công bằng này phải thể hiện cả về vật chất lẫn tinh thần.

8. Con bạn hơi chút là nổi giận

photo 1517545084371 4a575dde2a02 image
(Ảnh: Unsplash)

Lý do có thể là cha mẹ không mấy khi khen ngợi con cái. Nên hành vi sai trái có vẻ như là cách duy nhất để trẻ gây chú ý từ cha mẹ.

Trẻ muốn được công nhận, nhưng cha mẹ lơ là, không quan tâm đúng mực đến cảm giác của trẻ. Dần dà trẻ sẽ chuyển sang trạng thái cực đoan, thu hút sự chú ý của cha mẹ bằng những cơn giận.

Hãy dành thời gian cho con bạn nhiều hơn, khi chú ý đến trẻ, bạn sẽ không bỏ lỡ bất kỳ sự kiện nào của trẻ. Khi bạn tham gia đầy đủ vào quá trình phát triển của con, bạn sẽ hiểu được con rõ ràng hơn, biết được khi nào con cần những lời khen, khi nào con cần sự an ủi hay chia sẻ, khi nào con cần lời khuyên.

9. Con không tôn trọng cảm xúc của người khác và thiếu sự đồng cảm

Lý do là cha mẹ luôn ra lệnh cho con cái phải làm điều này làm điều kia, mà không để ý đến cảm xúc của trẻ, từ đó trẻ thiếu sự cảm thông với người khác.

Cha mẹ là tấm gương để con noi theo, cách cha mẹ cư xử hàng ngày với con có thể sẽ phản chiếu lên tính cách của trẻ. Khi bạn tôn trọng cảm xúc của trẻ, nói cho trẻ biết những lý do nên làm việc này như thế nào, không nên làm việc kia như thế nào, biết suy nghĩ cho người khác thì con bạn cũng sẽ noi theo cánh hành xử của bạn.

10. Con bạn dường như quá bí mật, không hé cho ai nửa lời

photo 1505377059067 e285a7bac49b 1024x678 image
(Ảnh: Unsplash)

Một trong những lý do cho việc này có thể là bạn luôn lựa chọn việc sử dụng đòn roi để phạt cho con mỗi khi chúng phạm lỗi.

Nếu bạn thường xuyên đánh đòn khi trẻ phạm lỗi, thì việc trẻ giữ bí mật để tự bảo vệ mình không có gì lạ cả. Hãy thay đổi hình phạt để tránh làm thương tổn đến thể xác và cả tinh thần của trẻ.

Cha mẹ dùng đòn roi dạy con tức là dạy trẻ thói hung hăng, bạo lực để giải quyết vấn đề. Không chỉ vậy, trẻ thường xuyên bị đánh đòn thường tự ti, dễ bị trầm cảm khi lớn lên.

11. Con bạn có cư xử hung dữ thô lỗ đối với người khác?

Nếu có, thì bạn có thể cần phải kiểm tra xem bạn bè của trẻ cư xử như thế nào, và xem xét lại xem trên cương vị là cha mẹ, bạn đối xử với con cái như thế nào.

Những nội dung đề cập ở trên không phải là hướng dẫn về cách làm cha mẹ hiệu quả nhất, bởi mỗi đứa trẻ, mỗi bậc cha mẹ có hoàn cảnh sống khác nhau. Những điều trên chỉ đơn thuần là gợi ý để các bậc phụ huynh suy nghĩ về cách nuôi dạy con cái của mình và họ có thể nhận thấy được những dấu hiệu cảnh báo họ đang mắc sai lầm trong việc nuôi dạy con.

Minh Minh

Xem thêm: