Nếu hàng ngày môi trường làm việc khiến bạn cảm thấy nặng nề hơn là vui vẻ và không có cơ hội thăng tiến, thì rất có thể ở đó đang có văn hóa công ty độc hại.

Dù là ông chủ xấu tính hay có những sự việc gây kích động khác, thì sự bất hạnh của chúng ta trong công việc không chỉ gây thiệt hại cho bản thân bạn mà còn cho toàn bộ tổ chức.

Embed from Getty Images

Trong “Cách để hạnh phúc trong công việc” – cuốn sách mới nhất của bà Annie McKee, cố vấn lãnh đạo của công ty nằm trong bảng xếp hạng Fortune 500  có viết: “Văn hoá công ty là một trong những động lực quan trọng nhất quyết định sự thành công của cá nhân và tập thể. Nhưng thật không may, quá nhiều nền văn hóa trong tổ chức của chúng ta nhưng lại không giúp chúng ta hoàn thành mục tiêu của mình, và không mấy khi được vui vẻ.”

Nếu bạn không chắc chắn liệu mình có đang làm việc trong một môi trường độc hại hay không, thì đây là những dấu hiệu để bạn tham khảo và bạn có thể dựa vào đó để tự đánh giá:

  • Gây áp lực mạnh mẽ để có được kết quả ngắn hạn
  • Cấm biểu đạt ý kiến với cấp trên
  • Trạng thái tâm lý tranh đấu (chúng ta đấu với họ)
  • Cạnh tranh bất bình thường
  • Nói nhiều về các giá trị nhưng thiếu hành động
  • Tầm nhìn không rõ ràng, thông suốt
  • Thiếu sự tôn trọng
  • Thiếu sự đánh giá
  • Chủ nghĩa bi quan
  • Thái độ bất lịch sự và gây tổn hại cho người khác được dung túng hoặc thậm chí còn được khuyến khích
  • Bất bình đẳng, không trọng dụng nhân tài và thiếu công tâm

McKee viết: “Những hoàn cảnh này khiến cho sự sợ hãi, hoài nghi, thiếu niềm tin, tức giận và không tận dụng hết thời gian, năng lượng đồng thời khiến tài năng bị kìm hãm, chưa kể nó còn khiến người ta luôn cảm thấy bất hạnh.”

Bà nói thêm rằng việc ngày ngày làm việc trong môi trường tiêu cực như thế sẽ khiến tài năng không thể phát huy hoặc thui chột, “đánh cắp” mất thành công của bạn và khiến bạn trở nên khốn đốn.

Thay vì cứ mặc cho văn hoá nơi làm việc độc hại sẽ xâm lấn gây ảnh hưởng tiêu cực tới hạnh phúc cá nhân và cơ hội thành công của bạn, bà McKee gợi ý mọi người xây dựng “văn hóa cộng hưởng”.

Theo bà McKee giải thích, một nền văn hóa cộng hưởng trong công ty có những đặc trưng tiêu biểu sau:

  • Cảm nhận được sự gắn kết và thống nhất vì một mục đích cao cả
  • Tận tâm với công việc bằng sự trung thực, tha thứ, biết ơn, trí tuệ và tình yêu
  • Tầm nhìn tương lai rõ ràng, hứng khởi và được chia sẻ rộng rãi
  • Không gò bó thời gian, tài năng và nguồn lực
  • Cấm những hành xử, chỉ trích cay độc gây tổn hại cho người khác, và sự không trung thực
  • Tôn trọng quyền phát triển và thăng tiến của từng cá nhân
  • Tán dương sự khác biệt
  • Rộng lượng và đối xử khoan dung với mọi người
  • Không thiên vị và đối xử công bằng
  • Chính trực
  • Vui vẻ
Vì sao người Mỹ thường không ngủ trưa mà vẫn tràn đầy năng lượng?
Rộng lượng là nhân tố hàng đầu cho một mối quan hệ tốt đẹp. (Ảnh: shutterstock.com)

Thực tế mà nói, để tạo ra được một nền văn hóa cộng hưởng trong một nơi làm việc đã bị “nhiễm độc” sẽ phải có những nỗ lực không nhỏ, bà McKee lưu ý rằng “vun trồng và nuôi dưỡng niềm hạnh phúc trong công việc cần được coi trọng và có  ý thức chủ động thực hiện.”

Bà nói thêm rằng nếu công ty của bạn chưa có một nền văn hóa cộng hưởng, bạn hoàn toàn có quyền bắt tay vào tạo dựng nó.

McKee viết: “Khi bạn chịu trách nhiệm về chính nền văn hoá xung quanh và các đồng nghiệp gần gũi nhất của mình, nhóm của bạn có thể trở thành một “ốc đảo” (một nơi thư thái, vui vẻ, cho dù đang ở trong các tổ chức còn nhiều bất cập nhất.”

Theo CNBC
Minh Huyền

Xem thêm: