Thời nay, việc chỉ khoác lên mình một bộ cánh phù hợp khi đến sở làm cũng không nói lên sự chuyên nghiệp hay thẩm quyền của bạn là mấy. Trong khi đó, ứng xử của bạn lại giữ vai trò quan trọng hơn bao giờ hết.

Có thể bạn đã từng nghe về những điều “cấm kỵ” nơi văn phòng, chẳng hạn như hẹn hò với đồng nghiệp, ăn cắp vật tư văn phòng, đến công ty với đầy mùi bia rượu, vô tư lướt Facebook trong khi thời hạn công việc đã sát nút… Không phải bàn cãi, bạn hoàn toàn có thể tránh được những “điều không nên” này. Tuy nhiên, một số biểu hiện của tính thiếu chuyên nghiệp có độ vi tế và khó nhận biết hơn rất nhiều, thậm chí có cái tưởng như vô hại nhưng lại mang đến nhiều điểm trừ cho bạn.

Rất có thể bạn không tự nhận biết được một số hành vi thiếu chuyên nghiệp của mình thể hiện nơi công sở. Những liệt kê dưới đây sẽ giúp bạn làm sáng tỏ ranh giới phân định giữa “chuyên nghiệp” và “không chuyên nghiệp”.

1. Bình phẩm về diện mạo của đồng nghiệp

Bình phẩm về diện mạo của ai đó sẽ có thể đẩy họ vào tình thế khó xử. Cho dù lời nhận xét của bạn tích cực hay tiêu cực thì cũng có thể khiến người nghe cảm thấy không thoải mái. Bạn không thể biết được những lời bình phẩm của mình có thể gây tổn thương đến người đối diện như thế nào. Vì vậy, hãy cố gắng nói về những điều liên quan đến công việc khi bạn ở chỗ làm và để dành lại những lời nhận xét (nếu bạn buộc phải nói về chúng) cho những lúc ngoài công việc.

không chuyên nghiệp
(Ảnh: shutterstock.com)

2. Hỏi những điều riêng tư

Tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp giữa những đồng nghiệp với nhau là một cách tuyệt vời để kết nối trong công việc. Tuy nhiên, không phải ai cũng thoải mái chia sẻ về cuộc sống cá nhân. Để thăm dò mức độ chia sẻ của đồng nghiệp, hãy chắc rằng bạn chỉ hỏi những câu hỏi chừng mực như kiểu “Cuối tuần của bạn thế nào?” để không bị sa lầy vào những câu hỏi chi tiết hơn khiến họ cảm thấy không thoải mái để trả lời hoặc cảm thấy đời tư bị xâm phạm hơn mức cho phép. Những câu liên quan đến chính trị và tôn giáo cũng cần tránh hỏi nếu bạn không muốn mình bị coi là thiếu chuyên nghiệp trong mắt đồng nghiệp.

1464282307
(Ảnh qua universitypost.dk)

3. Thể hiện tình cảm thái quá

Nơi công sở cũng rất dễ khiến bạn nảy sinh tình cảm với ai đó (bởi vì thời gian tiếp xúc mỗi ngày khá nhiều, từ 8 tiếng hoặc hơn). Bất kể là “đối tượng nơi công sở” có sức hút đến mấy thì việc bạn thể hiện tình cảm thái quá hay bộc trực với người ấy là một điều cấm kỵ. Bởi vì trong cái nhìn của cấp quản lý, yêu đương nơi sở làm đồng nghĩa với xao nhãng công việc chính. Chưa kể đến những đồng nghiệp xung quanh sẽ có thể cảm thấy khó chịu trước sự thể hiện tình cảm của bạn đối với người kia. Nếu một tin nào bị lộ ra thì chỉ trong vòng sáng hôm sau toàn chỗ làm đã biết chuyện bởi vốn dĩ mọi tin đồn chốn công sở lan truyền còn nhanh hơn cả đám cháy rừng.

Kết quả hình ảnh cho Phụ nữ
(Ảnh minh họa/Internet)

4. Dán mắt vào điện thoại

Giờ đây, có đến hàng triệu thứ cùng lúc có thể khiến bạn mất tập trung vào công việc. Chẳng hạn như, chỉ với một chiếc điện thoại trong tay, bạn có thể vừa cập nhật hồ sơ cá nhân trên LinkedIn vừa gửi lời chúc mừng sinh nhật đến bạn bè trên Facebook. Nếu điều này xảy ra trong một buổi họp (cho dù đó là buổi họp chán ngắt đi nữa) thì việc bạn cứ chăm chăm sử dụng điện thoại vào việc riêng sẽ được xem là một hành vi thô lỗ. Ngược lại, nếu bạn để điện thoại ra xa và toàn tâm cho buổi họp, việc làm ấy sẽ được các đồng nghiệp của bạn ghi nhận và đánh giá.

Kết quả hình ảnh cho dùng điện thoại trong cuộc họp
(Ảnh qua amanaimages.com)

5. Than vãn chuyện đời tư

Nếu bạn cần có một khoảng thời gian để chăm sóc những vết thương lòng (chẳng hạn bạn vừa chia tay người yêu hoặc gia đình có chuyện), hãy thẳng thắn trình bày với cấp quản lý. Tuy nhiên, đừng cho đó là việc toàn sở làm cần phải biết. Nếu chẳng may bạn gặp phải chuyện buồn, hãy để nó lặng lẽ lướt qua. Như vậy sẽ tốt hơn và chuyên nghiệp hơn là đi kể lể, than vãn với hết thảy mọi người trong chỗ làm. Những vướng bận trong lòng nên chăng chỉ để chia sẻ với bạn thân và trong những hoàn cảnh phù hợp mà thôi.

149262144
(Ảnh: corbisimages.com)

6. Xâm phạm “khoảng cách an toàn”

Sự gia tăng các văn phòng “mở” kéo theo không gian riêng tư của mỗi cá nhân tại sở làm sẽ thu hẹp lại. Khi các máy vi tính được đặt gần nhau hơn, khi mọi người ngồi gần nhau hơn và nhìn thấy nhau dễ dàng… thì vấn đề thiết lập và tôn trọng “khoảng cách an toàn” của nhau càng trở nên trọng yếu.

Ngoại trừ khi rất thân nhau hoặc khi được cho phép, nếu không những va chạm tưởng như vô hại rất có thể sẽ khiến đồng nghiệp của bạn phản ứng dữ dội. Vì vậy, nếu muốn là một người chuyên nghiệp, hãy giữ khoảng cách an toàn và giới hạn của mình.

(ảnh: iStock)
(ảnh: iStock)

>> 5 bí quyết để giải quyết mâu thuẫn với đồng nghiệp

7. Công khai chuyện “đời tư” trên mạng xã hội (những điều không muốn cấp trên biết)

Ngày nay, mạng xã hội cũng là một nguồn tham khảo được xét đến trong tuyển dụng. Do đó, nếu bạn vẫn đang dùng một tài khoản chung cho tất cả thì có lẽ bạn nên chọn lại chế độ cài đặt để tách “việc tư” ra khỏi “việc công”. Nếu không muốn sếp hay ai đó trong sở làm nhìn thấy hình ảnh tiệc tùng thâu đêm hôm trước của bản thân bị đăng tải trên mạng xã hội ngay hôm sau thì tốt nhất hãy dùng những tài khoản riêng biệt: một cho nhóm những người thân thiết và một cho những gì có thể công khai nhằm tránh những rủi ro trong tương lai (ngoại trừ khi việc giao tiếp và tiệc tùng là công việc của bạn).

8. Mắc nhiều lỗi nhỏ nhặt

Luôn làm đúng những gì đã cam kết là tối quan trọng trong việc giữ hình ảnh chuyên nghiệp bản thân. Nhưng thực tế lại muôn vàn khó khăn và thường xuyên làm đảo lộn mọi lịch trình của chúng ta. Một hai lần đi làm muộn vì kẹt xe hay ngủ quên thì còn có thể châm trước. Nếu bạn cứ liên tục mắc lỗi, mọi người sẽ thấy rằng bạn không nghiêm túc trong công việc.

Kết quả hình ảnh cho being late for work
(Ảnh: shutterstock.com)

Nếu bạn phạm lỗi mà còn tìm cách bào chữa hoặc đổ lỗi cho ai khác, điều đó còn tệ hại hơn. Thành thật chịu trách nhiệm cho những sai phạm của bản thân là tốt nhất. Nếu làm được như vậy, bạn chính là đang bước trên con đường hoàn thiện mình.

9. Trợn tròn mắt, thở dài hay ngáp…

Ai đi làm cũng từng trải qua những buổi họp không những chán ngắt mà còn ‘kéo dài vô tận’. Trong tình cảnh đó, nếu bạn vô tình “đảo mắt” với ai đó (cũng đang dự buổi họp) thì rất có thể “ngôn ngữ cơ thể” ấy sẽ bị coi là một dấu hiệu thể hiện sự bất đồng hoặc không gắn kết của bạn đối với công ty. Để thể hiện sự chuyên nghiệp thì những hành vi như thở dài, ngáp hoặc trợn tròn mắt… phải được “cất đi”. Còn nếu bạn thật sự có ý kiến về buổi họp, cách hay nhất là hãy đường đường chính chính trình bày trước tất cả mọi người hoặc thẳng thắn trình bày riêng sau đó với cấp trên.

Kết quả hình ảnh cho chinese business meeting
(Ảnh qua hk.jobsdb.com)

>> 14 kỹ năng mà một người chuyên nghiệp cần có

10. Phao tin

Với những chuyện tầm phào hay tin đồn thất thiệt nơi công sở, nếu vô tình lọt vào tai bạn, hãy xem nó chỉ như một câu chuyện phiếm trong ngày và quên nó đi. Nhưng nếu bạn chọn cách lan truyền nó, hậu quả có thể khôn lường! Đồn thổi chuyện của người khác chỉ gây ra những mâu thuẫn và rắc rối; trong khi tạo dựng những giá trị lành mạnh và tốt đẹp cho tập thể mới là góp phần nuôi dưỡng hình ảnh chuyên nghiệp của bản thân.

Kết quả hình ảnh cho nói xấu người khác
(Ảnh qua comefare.com)

Có những điều gần như chỉ là chuyện tầm phào, nhưng nếu không biết giữ kín, có khi nó quay lại làm hại bạn lúc nào không hay. Và nếu hình ảnh của bạn là biểu trưng cho “những kẻ chuyên nói xấu sau lưng người khác” thì khi đó chẳng còn ai tin tưởng ở bạn và xem bạn là cộng sự vững chắc nữa.

11. Gọi đồng nghiệp bằng biệt danh hoặc tên tự đặt

Việc đặt biệt danh trong một số trường hợp được cho là cách biểu đạt tình cảm thân thiết. Tuy nhiên, sẽ là ‘một kịch bản tệ hại’ nếu áp dụng tại công sở vì những biệt danh như vậy có thể làm giảm uy tín của ai đó.

Nếu muốn gọi đồng nghiệp bằng một cái tên khác, hãy chắc chắn rằng cái tên đó không bất kính với họ hoặc cũng không quá suồng sã. Những cách gọi như “em yêu”, “bé cưng” hay “gái xinh” tuyệt nhiên nằm ngoài giới hạn cho phép. Với những người mà họ chỉ muốn được gọi bằng hai chữ “giáo sư” đầy kính cẩn thì thậm chí nếu bạn có cho họ những biệt danh rất “kêu” hoặc rất đáng hãnh diện thì cũng không có ích gì.

Theo Bustle
Minh Nguyên

Xem thêm: