2017 đã trở thành năm nóng nhất lịch sử trong vòng 150 năm qua. Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng chẳng mấy mà cái lạnh vĩnh cửu sẽ phủ khắp từ Hoa Kỳ đến châu Âu, bởi sức nóng khủng khiếp của Artica đang gia tăng khiến băng ở Greenland nhanh chóng tan ra. Nó đang tan nhanh gấp 2 lần so với 10 năm trước.

Trước thực trạng này, hãy cùng thử nhìn xem thiên nhiên đang phải chống chọi với sự biến đổi bất thường của khí hậu ra sao!

1. Nhiệt độ lên cao đến mức 48-54°C ở Kuwait, Florida

12 bức ảnh cho thấy thiên nhiên đang kêu cứu
(Ảnh: © GuacamoleFanatic / reddit   © pixelatedbeard / imgur)

Do tác động hợp chất hóa học từ nhân tạo, tầng ôzôn hành tinh của chúng ta đã bị phá hủy. Tầng này không những có tác dụng bảo vệ tầng oxy mà còn bảo vệ Trái đất chúng ta khỏi tia bức xạ tử ngoại có hại. Đó là lý do tại sao các nhà khí tượng học thế giới liên tiếp ghi lại sự gia tăng nhiệt độ thất thường này trong nhiều năm qua.

2. Lạnh bất thường tại đới khí hậu nóng

1467610 11225010 14 0 1516786735 1516786749 650 1 1516786749 650 cd2e359097 1528548315 image
(Ảnh: © GeoffMiami / twitter)

Cả thế giới dường như nhìn thấy bức ảnh chú cá sấu ngủ đông trong băng và chú thằn lằn xanh trong trạng thái dị tật. Trong khi cá sấu đang phải điều chỉnh để quen dần với sự thay đổi nhiệt độ, thì thằn lằn xanh dường như không thể kháng cự được với cái lạnh. Lạnh cóng không khác gì hồi chuông báo tử với loài động vật này.

3. Tuyết rơi 3 năm liên tiếp ở hoang mạc sa mạc Sahara

12 bức ảnh cho thấy thiên nhiên đang kêu cứu
(Ảnh: © PhotosHistos / twitter)

Có lẽ nhân loại sẽ sớm trở nên quen thuộc với hiện tượng này. Thật không may chút nào bởi đây quả thực là hiện tượng dị thường.

4. Chú hổ đáng thương phải rời khỏi lãnh thổ sinh sống tìm kiếm thức ăn

1467710 15155312961501663071 1516174578 650 cf1b16f61f 1528548315 image
(Ảnh: © glovnon / pikabu)

Tình trạng săn bắn và bắt trộm động vật bất hợp pháp đã khiến loài hổ Amur cạn kiệt nguồn thức ăn và chúng thậm chí phải “lộ diện” ở nhiều cung đường mới với hy vọng tìm được một chút gì đó để ăn. Thực tế, không chỉ duy nhất loài hổ rơi vào tình trạng này. Phá rừng hiện vẫn đang là vấn nạn nhức nhối đe dọa thế giới của chúng ta.

5. Rừng bị thu hẹp nghiêm trọng ở Brazil

1467760 RTS35W9 1516782447 650 2fc7817795 1528548315 image
(Ảnh: © reuters)

Tại Brazil, khi đất rừng không ngừng bị phá để lấy đất cho nông nghiệp thì diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp lại. Tiếp đà này, có lẽ đến khoảng năm 2040 thì  toàn bộ các khu rừng sẽ bị phá hủy.

6. Tấm biển quảng cáo nổi bật trong bầu không khí mù mịt do khói bụi ô nhiễm nghiêm trọng ở Trung Quốc

1467810 aFF6Jgz 1516602683 650 ec07920927 1528548315 image
(Ảnh: © namraka / reddit)

Tốc độ phát triển công nghiệp nhanh chóng đã khiến 85% người trên hành tinh chúng ta phải hít thở không khí ô nhiễm, đặc biệt là tại Trung Quốc.

7. Sắc hồng “kỳ dị” xuất hiện ở nhiều hồ chứa nước tại Nga

1467910 11229710 15 0 1516787332 1516787338 650 1 1516787338 650 0b1f23bd63 1528548315 image
(Ảnh: © dmitriy.korolkov / pikabu)

Sự thay đổi thành phần hóa học của khí quyển đã tạo nên những cơn mưa axit. Nó làm nhiễm độc môi trường và ô nhiễm các hồ chứa ở Nga.

8. Bãi biển” đông nghịt” người ở Rio de Janeiro, Brazil

1467960 C 1516697383 650 77633e25df 1528548315 image
(Ảnh:© jrmcg1 / reddit)

Theo dự đoán của các nhà khoa học, dân số thế giới sẽ chạm mốc 9 tỷ người vào khoảng năm 2030. Để thấy rõ sự bùng nổ nhanh chóng này, hãy so sánh với dân số thế giới cách đây 101 năm – vào năm 1927 – con số này mới chỉ ở mức 2 tỷ người.

9. Gấu Bắc Cực chết vì đói

1468010 11222310 12 0 1516786374 1516786415 650 1 1516786415 650 35b279dac0 1528548315 image
(Ảnh: © Kerstin Langenberger Photography)

Bức ảnh chú gấu Bắc cực  bị đói đến chết do không có thức ăn đã phản ánh thực trạng nóng lên toàn cầu trên hành tinh của chúng ta. Gấu Bắc cực là loài chuyên săn lùng hải cẩu từ các tảng băng trôi. Nhưng mỗi năm, lượng băng ngày càng giảm đi, điều này đồng nghĩa với việc loài động vật hoang dã này phải sống dựa vào lượng chất béo dự trữ của cơ thể được tích lũy vào mỗi mùa đông khi băng xuất hiện nhiều và chúng kiếm được thức ăn.

10. Dầu loang lổ khắp nơi: Hậu quả vụ nổ dầu năm 2010

1468060 11247860 16 0 1516788265 1516788274 650 1 1516788274 650 3b31c4eba4 1528548315 image
(Ảnh:© reuters   © reuters)

Mỗi năm, có hơn 12 triệu tấn dầu bị đổ ra đại dương. Nguyên nhân là do sự rò rỉ từ những chuyến tàu chở dầu và giếng dầu bị hư hỏng. Gần 25% nước biển bị bao phủ bởi lớp váng dầu với độ dày mỏng khác nhau. Năm 2010, vụ nổ dầu Deeperwater Horizon đã dẫn đến 1.000 tấn dầu đổ tràn ra đại dương. Kết quả, công ty dầu khí Anh phải chi ra hàng tỷ đô la để loại bỏ lớp dầu này, nhưng bất chấp mọi nỗ lực họ chỉ có thể loại bỏ 75% dầu mà thôi.

11. Bức ảnh chú cá ngựa ngậm phế thải do con người bỏ lại phản ánh thực trạng của đại dương hiện nay

 

Hàng năm, có 260 triệu tấn rác nhựa bị đưa vào đại dương, điều này đã tạo ra những “lục địa nhựa” khổng lồ. “Lục địa nhựa” lớn nhất” nằm tại vùng biển Thái Bình Dương, nó chiếm 10% bề mặt đại dương của chúng ta.

12. Cá voi “nghẹt thở” bụng đầy nhựa vụn

1468110 5abb81c044ec8 1528401640 728 0bdd45122a 1528548315 image
(Ảnh: © Greenpeace Media)

Vấn đề ô nhiễm rác nhựa ở các vùng biển và đại dương ngày càng trở nên trầm trọng qua từng năm. Tình trạng cá voi nghẹt thở bụng đầy nhựa vụn và bị dạt vào bờ đã từng diễn ra trước đây. Nhằm nâng cao nhận thức về thực trạng này, thành viên của Tổ chức Greenpeace Philippines đã tạo nên một mô hình cá voi giả (giống chú cá voi chết trên bãi biển ở Nam Manila trước đây). Toàn bộ thân của nó được tạo nên từ những xác tàu tìm thấy trong đại dương.

Con người phải làm thế nào để có thể cứu giúp hành tinh?

Ngày nay, con người đang phải đối mặt với vấn đề môi trường toàn cầu ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng hơn. Vì vậy, nhiều quỹ bảo tồn động vật hoang dã và quỹ từ thiện được lập ra để bảo tồn thiên nhiên. Ngoài ra, chính phủ còn phân bổ tiền vào việc bảo tồn hệ động thực vật thông qua các điều luật vì lợi ích của thiên nhiên. Các nhà khoa học cũng không ngừng nỗ lực giúp hành tinh chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn và hy vọng rằng, dự đoán tiêu cực nhất sẽ không xảy ra trong tương lai.

Theo Bright Side
Bảo Ngọc

Xem thêm: