Trở thành quốc vương hay nữ hoàng dường như là ước mơ của mọi đứa trẻ. Chúng muốn được ngồi lên ngai vàng nắm quyền lực vô hạn trong tay chỉ đơn giản là để không phải đi ngủ sớm, hay để được thỏa sức ăn bao nhiêu kẹo tùy thích mà không phải ăn bữa tối…

Tất nhiên đó chỉ là giấc mơ, trong đời thực, để trở thành người trị vì ngai vàng thật không đơn giản chút nào. Trong lịch sử có rất nhiều câu chuyện về những vị vua, nữ hoàng, hoàng đế, và sa hoàng lên ngôi khi còn chưa trưởng thành, họ nhận thấy một điều rằng lãnh đạo cả một quốc gia là việc làm khó khăn tột bậc. Họ phải đối mặt với nhiều khó khăn, bị tổn thương cũng như sự ép buộc trong việc lãnh đạo cả một quốc gia.

Dưới đây là những câu chuyện thú vị về những người cai trị nhỏ tuổi khắp các quốc gia trên thế giới.

1. Nữ hoàng Mary của xứ Scots, lên ngôi nữ hoàng khi chỉ mới 6 ngày tuổi

58a4bb64fbaed520008b465d 1334 1000
(Ảnh: Wikimedia Commons)

Hiển nhiên là một đứa trẻ mới chỉ 6 ngày tuổi thì không thể điều hành gì cả, do đó, mẹ của Mary đã giúp Nữ hoàng cai quản cả đất nước trong khi chờ bà trưởng thành tại Pháp.

Nhưng khi Mary tròn 18 tuổi, bà có thể tự mình cai trị Scotland, thì mọi chuyện trở nên tồi tệ khi nữ hoàng kết hôn với một người đàn ông. Bởi bị tình nghi sát hại chồng mình, bà bị ép phải từ bỏ ngai vàng. Mary đã bỏ trốn sang Anh quốc với hy vọng nương nhờ vào người chị họ là Nữ hoàng Elizabeth I. Nhưng nhận thấy Mary là một mối đe dọa, Elizabeth đã ra lệnh bắt giam bà.

Sau khoảng hơn 18 năm bị giam lỏng bà ở nhiều tòa lâu đài và thành ấp khác nhau tại Anh quốc, Mary bị buộc tội dính líu vào âm mưu ám sát nữ hoàng Elizabeth và bị hành hình năm 1587 ở tuổi 44.

2. Sa hoàng Nga Ivan và nguồn gốc của biệt hiệu bạo chúa

58a4bdb4c32d6b19008b4636 1334 1001
(Ảnh: Wikimedia Commons )

Ngay từ khi cha của Ivan qua đời năm 1533, lúc  Ivan được 3 tuổi đã trở thành hoàng tử vĩ đại của Moscow và là người thừa kế hợp pháp của ngôi vị Sa Hoàng. Vài năm sau, mẹ của Ivan cũng chết, để lại cậu thiếu niên mồ côi và để lại Moscow dưới sự kiểm soát của một nhóm quý tộc được gọi là các boyar – nhà quý tộc Nga.

Các quý tộc này đã ngược đãi Ivan, cậu trưởng thành trong sự đói khát, tức giận và cô lập. Cuối cùng, ở tuổi 16, Ivan đã triệu tập những quý tộc này trong một cuộc họp và ném một trong số họ vào đàn chó săn. Đó là một cách thể hiện uy quyền hiệu quả: những quý tộc kia đã từ bỏ quyền hạn của họ và Ivan trở thành Sa hoàng.

Trong suốt 37 năm trị vì, Ivan đã sử dụng rất nhiều biện pháp cứng rắn, và khiến biệt hiệu “Bạo chúa” của ông trở nên nổi tiếng khắp nơi, ông tạo ra một đội cận vệ hùng hậu để bảo vệ ngai vàng của mình, ông công khai xử tội các công dân không trung thành. (Những sĩ quan của lực lượng này cưỡi trên những con ngựa đen và treo đầu của những người bị họ hành hình trên yên ngựa). Ông cũng tấn công con dâu đang mang thai và giết chết con trai mình bằng cách đập vỡ đầu con trai bằng cây quyền trượng.

Ivan đột tử vì một cơn đau tim vào năm 1584.

3. Giáo hoàng Benedict IX, vị giáo hoàng trẻ tuổi nhất trong lịch sử, được miêu tả như một “con quỷ đến từ địa ngục”

58a4c1c5c32d6b27008b4663 750 563
(Ảnh: Wikimedia Commons)

Benedict IX đã trở thành giáo hoàng vào năm 1032, khi ông mới 12 tuổi. Thời kỳ đó, các vị giáo hoàng không chỉ là các nhà lãnh đạo của nhà thờ Công giáo, họ còn là những người cai trị vùng đất thuộc về giáo hoàng (Papal States).

Tuy các chính sách của ông không được biết đến nhiều, nhưng rõ ràng rằng Giáo hoàng Benedict không được yêu thích. Có nguồn tin nghi chép lại rằng ông là một con người phóng đãng và đáng trách. 

Những kẻ thù địch chính trị đã cố gắng ám sát ông, bởi vậy ông đã trốn khỏi Vương Cung Thánh Đường của Thánh Phêrô và trải qua một thời gian ở Rôma. Người ta cho rằng ở nơi đây, ông đã “trộm cắp, giết người và nhiều hành vi phạm tội khác, nhiều không kể xiết.”

Trong cuộc đời của mình, Benedict đã ba lần đắc cử Giáo hoàng và 2 lần trong số đó bị truất ngôi và một lần thoái vị.

4. Vua Oyo của Uganda hiện đang giữ kỷ lục thế giới về vị vua trẻ nhất đang trị vì

king+oyo
(Ảnh qua: watchuganda.blogspot.com)

Oyo, người lãnh đạo vương quốc Tooro ở Uganda, đã được trao vương miện vào năm 1995 ở tuổi lên 3 sau khi vua cha băng hà. Trong suốt thời gian của buổi lễ lên ngôi, ông ngồi trên một ngai vàng nhỏ chơi đồ chơi, cởi vương miện xuống và sà vào lòng mẹ.

Hiện nay, Oyo 24 tuổi và vẫn đang trị vì, ông làm việc với Liên Hiệp Quốc nhằm làm giảm sự lan tràn của bệnh AIDS.

5. Nữ hoàng Isabella II và cuộc chiến đoạt ngai vàng 

58a4c6c1c32d6b28008b4662 750 562
(Ảnh: Wikimedia Commons)

Isabella lên ngôi Nữ hoàng sau khi vua cha băng hà năm 1833, khi đó bà mới 3 tuổi.

Nhưng một số người Tây Ban Nha muốn chú của Isabella, Carlos, lên làm vua. Những người ủng hộ Carlos đã không chấp nhận nữ giới chấp chính. Sự hỗn loạn này đã dẫn đến các cuộc xung đột và nổ ra Chiến tranh Carlist.

Khi Isbella 13 tuổi, bà chính thức lên ngôi ở tuổi 13, nhưng triều chính rối ren. Những kẻ phản đối bà đã phát tán thông tin rằng bà không chung sống cùng với chồng để kích động dân chúng, và năm 1868, một cuộc nổi dậy đã khiến bà phải sống lưu vong ở Paris.

6. Nữ hoàng Christina của Thụy  Điển đã được nuôi dạy như một cậu bé

58a4c7c0c32d6b1a008b4654 750 563
(Ảnh: Wikimedia Commons)

Christina lên ngôi nữ hoàng lúc 6 tuổi khi cha bà qua đời, và bà chính thức tiếp quản chế độ quân chủ khi bà 18 tuổi. Trong thời gian đó, nữ hoàng trẻ tuổi lớn lên và học hành như một cậu bé và nhanh chóng trở nên nổi tiếng vì trí tuệ sắc bén. Là nữ hoàng, hằng ngày bà phải thức dậy lúc 5 giờ sáng để làm việc.

Năm 1654, bà đã gây sốc cho thế giới khi bà thoái vị chỉ sau 10 năm trị vì. Một số người cho rằng Christina không thích cuộc sống hôn nhân nên bà đã từ bỏ ngai vàng – những người khác lại nói là do bà bí mật chuyển đổi sang đạo Công giáo.

Sau đó, bà đã trốn đến Rome và sống những năm còn lại của cuộc đời ở đó. Bà kết bạn với các giáo hoàng và trở thành một người bảo trợ nghệ thuật.

7. Phổ Nghi bắt đầu cuộc sống là một vị hoàng đế nhưng khi qua đời lại là một người làm vườn

58a4cb81c32d6b20008b4655 750 563
(Ảnh: Wikimedia Commons)

Ái Tân Giác La Phổ Nghi lên ngôi Hoàng đế Trung Quốc năm 1908, khi ông mới 2 tuổi. Chỉ 3 năm sau, cuộc cách mạng lật đổ triều đình nổ ra và thành lập ra Trung Hoa Dân quốc. Hoàng đế nhỏ tuổi này đã không còn vương triều nữa.

Nhưng Phổ Nghi được phép tiếp tục sống cuộc sống xa hoa ở Tử Cấm Thành của Bắc Kinh. Mỗi lần đi dạo, ông được một nhóm người hầu mang theo thuốc men, trà và bánh ngọt, phòng khi Phổ Nghi cần sử dụng.

Cuối cùng, Phổ Nghi bị trục xuất khỏi Tử Cấm Thành và chạy trốn sang Nhật. Ngày 1/3/1932, Phổ Nghi đã được Nhật Bản dựng lên làm Quốc trưởng Mãn Châu Quốc, một vị trí bị nhiều nhà sử học coi là nhà nước bù nhìn của Đế quốc Nhật Bản, dưới niên hiệu Đại Đồng. Kết thúc Thế chiến II, ông bị Hồng quân Liên Xô bắt giữ khi đang trên đường chạy trốn sang Nhật, bị đưa về giam 5 năm trong trại tù binh ở Siberia.

Gần một thập niên sau đó, ông đã được ân xá và trở thành người làm vườn tại Bắc Kinh cho đến khi qua đời vì ung thư năm 1967. Cuộc đời của Phổ Nghi đã tạo cảm hứng cho bộ phim đoạt giải Oscar “The Last Emperor” (Hoàng đế cuối cùng).

Đón đọc Phần 2

Theo This Is Insider
Minh Nguyệt

Xem thêm: