Phụ nữ hiện đại vừa thành công trong công việc vừa lại có một gia đình hạnh phúc mỹ mãn luôn là hình tượng mơ ước của nhiều phụ nữ. Tuy nhiên, để phụ nữ có thể chu toàn trách nhiệm trong tất cả các vai trò là điều không dễ dàng.

xung đột giữa công việc và gia đình
Liệu có giải pháp gì giúp phụ nữ hiện đại tránh được xung đột giữa công việc và gia đình một cách hiệu quả? (Ảnh: PRPicturesProduction/ Shutterstock)

“Xung đột giữa công việc – gia đình” là gì? Khi còn là một đứa trẻ, tôi thường thấy các phương tiện truyền thông xây dựng hình tượng về người phụ nữ thành công trong công việc và có mái ấm hạnh phúc. Sau khi lớn lên, tôi mới nhận ra thật khó khăn để có thể chăm chút cho mọi việc đúng cách và cảm thấy thoải mái từ trong nhà ra ngoài xã hội.

Xã hội ngày càng tiến bộ và cởi mở thì vai trò mà người mà phụ nữ phải đảm đương cũng càng ngày càng thêm nặng gánh. Ngoài vai trò ở nơi làm việc, người phụ nữ cũng đồng thời gánh vác vai trò làm mẹ, làm vợ, làm con dâu và người phụ nữ của gia đình. Đây đều là những vai trò khác nhau, bao hàm những trách nhiệm và cam kết khác nhau. Nhưng thời gian và thể lực của con người lại có hạn, chúng ta thường rất khó để có thể chu toàn được mọi phương diện, cho nên, áp lực cũng là điều khó tránh khỏi. Đây chính là “xung đột giữa công việc – gia đình” mà chúng ta đang nhắc đến. Trong đó bao gồm những khía cạnh dưới đây:

1. Xung đột về thời gian

Thời gian để đảm đương một trong những vai trò đó là rất nhiều, khi đó, người phụ nữ cũng không còn đủ tâm trí và sức lực để gánh vác những vai trò khác nữa, vì vậy mà họ khó lòng có thể hoàn thành hết trách nhiệm của bản thân ở tất cả các vai trò. 

Ví dụ, khi người phụ phải tăng ca vào những ngày nghỉ thì họ sẽ không thể tham dự vào những hoạt động ngoại khóa của con mình.

2. Xung đột về áp lực

Khi người phụ nữ cảm thấy áp lực ở một vai trò nào đó sẽ dẫn đến ảnh hưởng đến những vai trò khác. Do đó tạo thành tình huống mà các vai trò không thể dung hoà lẫn nhau và gây ra cảm giác uể oải, mất tinh thần.v.v. 

Ví dụ khi người phụ nữ cảm thấy áp lực và cảm xúc tiêu cực khi đi làm sẽ khiến cô ấy không thể dùng một tâm thái bình hoà mà kể cho con mình nghe những câu chuyện cổ tích trước lúc đứa trẻ chìm vào giấc ngủ.

3. Xung đột về hành vi

Khi đảm nhiệm một vai trò thì các đặc điểm yêu cầu đối với hành vi sẽ có thể không tương thích với những vai trò khác. 

Ví dụ những lúc cần tranh thủ thời gian cho công việc thì người phụ nữ sẽ khó có thể hòa hợp với các thành viên trong gia đình một cách mềm mại và linh hoạt. Hoặc là những giao tiếp xã giao trong công việc là điều quan trọng và cần thiết, tuy nhiên nếu dùng cách này đối đãi với người nhà thì không thể nào chấp nhận được.

Đã có nghiên cứu chứng thực rằng “xung đột công việc – gia đình” tạo thành ảnh hưởng tiêu cực đối với cá nhân và tổ chức. Ví dụ khi hiệu suất của người phụ nữ trong công việc thấp, họ sẽ muốn tạm rời công việc. Cảm giác chán nản mệt mỏi này sẽ ảnh hưởng sức khỏe thể chất, tạo thành áp lực lên tâm trạng và thân thể, thậm chí dẫn đến làm giảm sự hài lòng trong hôn nhân và gia đình.

4. Mâu thuẫn tiến thoái lưỡng nan trong việc hoàn thiện giữa bên trong và bên ngoài

Người phụ nữ hiện đại ngày càng được nâng cao về học thức, địa vị xã hội và chức vụ công việc, đồng thời quyền lợi của người phụ nữ cũng ngày càng được coi trọng. Tuy nhiên, mọi người hoặc xã hội cũng có sự kỳ vọng nhất định đối với họ ở thiên chức làm mẹ và vị trí trong gia đình như trước đây.

Xã hội luôn kỳ vọng người phụ nữ trở thành một người chăm sóc lý tưởng và người mẹ tốt luôn đặt con cái ở vị trí đầu tiên. Tuy nhiên, ông chủ cũng sẽ có kỳ vọng người phụ nữ trở thành một nhân viên lý tưởng và luôn đặt sự phát triển của công ty ở vị trí số một.

Thứ hai, phụ nữ sẽ có nhiều sự lo lắng hơn so với nam giới ở nơi làm việc, điều này cũng là hiện tượng phổ biến. Cho nên, không thể phủ nhận rằng nam giới dễ đạt được sự nhất quán trong các yêu cầu trên hơn phụ nữ. 

Định nghĩa về sự thành công của xã hội đối với nam giới phần lớn được quyết định bởi thành tích trong công việc của họ. Nam giới sẽ chuyên tâm làm việc, bởi vì phía sau họ luôn có người vợ làm hậu phương quản lý những việc trong gia đình và giáo dục con cái. Như vậy hình tượng nam giới đối ngoại, phụ nữ đối nội là một hiện tượng quen thuộc được mọi người trong xã hội chấp nhận. 

Nếu nam giới tham gia vào việc giáo dục con cái và những việc trong gia đình, thông thường họ sẽ không tốn quá nhiều công sức để đạt được danh hiệu và phần thưởng của một người chồng ấm áp hay một người đàn ông tốt. Tuy nhiên, phụ nữ trong vai trò gia đình và công việc thường phải đối diện với một trạng thái “mâu thuẫn văn hoá” .

Với vai trò người mẹ, người phụ nữ được kỳ vọng sẽ tận tâm hi sinh và ưu tiên cho gia đình và con cái một cách vô tư. Với vai trò trong công việc thì người phụ nữ cũng cần tận tâm tận lực mà đặt lợi ích công ty ở vị trí số một. Nếu bạn muốn đặt cả 2 vai trò ở vị trí ưu tiên như nhau cũng không phải là không được, nhưng trong những hoàn cảnh khó khăn nhất định thì người phụ chỉ có thể chọn một bên. Vì vậy, bản thân người phụ nữ cũng sẽ luôn bị hãm sâu vào trong loại “mâu thuẫn văn hoá” như vậy.

Ngày càng có nhiều phụ nữ coi trọng độc lập tự chủ, tự do kinh tế và cho rằng cuộc đời người phụ nữ không chỉ giới hạn trong hôn nhân và gia đình. Đồng thời, họ cũng mong muốn nhận được sự công nhận và cống hiến hết mình trong công việc.

Trong việc kinh doanh gia đình, người phụ nữ cũng có kỳ vọng nắm giữ quyền chủ đạo. Nhưng không phải vì điều này mà hạ thấp tiêu chuẩn yêu cầu đối với người phụ nữ trong vai trò làm mẹ hoặc thời gian và tâm lực trong việc chăm sóc con cái. Bởi vậy bản thân họ sẽ rất dễ đổ lỗi cho những khó khăn trong việc cân bằng giữa công việc và gia đình, dẫn đến trạng thái tiến thoái lưỡng nan và tự trách. Dưới những mẫu và tác động như vậy, cái gọi là người phụ nữ hiện đại độc lập tự chủ thời nay thực sự không có bất kỳ chỗ tốt nào.

Làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn gia đình – công việc

Đầu tiên, trong công việc và gia đình khi phát sinh sự xung đột giữa 2 vai trò là việc không thể trốn tránh được và cũng sẽ không tự nhiên mà chuyển biến tốt đẹp. Sự kỳ vọng ở cả 2 “vai trò” đòi hỏi sự quản lý đặc biệt và liên tục hoàn thiện chứ không phải tự nhiên mà mọi việc trở nên thuận buồm xuôi gió.

Khi đối diện với áp lực xung đột vai trò trong “mâu thuẫn gia đình – công việc”, người phụ nữ nên giải quyết như thế nào? Dưới đây là một vài gợi ý dành cho bạn:

1. Loại bỏ hoàn cảnh căng thẳng

Hãy đối diện với những điều gây căng thẳng cho bạn, thấu hiểu kỳ vọng, yêu cầu hoặc tiêu chuẩn của các vai trò khác nhau đối với mình. Đồng thời, cân đối lại giữa trách nhiệm và nhiệm vụ để cả 2 vai trò đều có thể đảm đương mà không xảy ra mâu thuẫn.

Ví dụ, khi hai vợ chồng thường xuyên cãi vã trong việc phân công việc nhà, thì cả hai cần có sự kết nối và chia sẻ với nhau. Khi mà hai bên đều có sự đồng thuận rằng: “Chỉ cần ai đó có thể chia sẻ công việc là ổn thỏa rồi, không nhất định phải một mình tự lực cánh sinh”. Lúc này, uỷ thác việc nhà nhờ vào sự giúp đỡ của các thành viên trong gia đình là một cách hiệu quả để loại bỏ hoàn cảnh căng thẳng.

2. Ưu tiên thứ tự các vai trò khác nhau một cách phù hợp

Kỳ vọng và nhận thức của bạn về vai trò của một người vợ, người mẹ và nơi làm việc là gì? ít nhất là phải đạt được mức độ nào? Có bất kỳ nguyên tắc hoặc điểm mấu chốt nào không? 

Đôi khi không nhất thiết phải đạt được 100% trong mọi việc, bạn cần nắm vững được những điểm mấu chốt và một số thứ chỉ cần “đủ tốt” cũng có thể tạo nên sự hài hòa và giá trị tối đa cho tổng thể công việc.

3. Kiểm kê tài nguyên

Khi bạn đối mặt với nguồn gốc của vấn đề, hãy xem xét các nguồn lực hiện có và phân bổ chúng một cách hợp lý. Ví dụ, bạn có sự sắp xếp linh hoạt tại nơi làm việc hay không? Có quản lý và đồng nghiệp để hỗ trợ và giúp đỡ bạn không? Có trung tâm chăm sóc trẻ em hoặc bất kỳ chính sách thân thiện với gia đình nào gần công ty không? Và liệu có sự hỗ trợ của gia đình (họ hàng, cha mẹ, người thân ủng hộ, v.v.) và các khoản trợ cấp chăm sóc trẻ em liên quan hay không. 

Đây là một con đường đòi hỏi việc không ngừng câu thông và dung hòa các vai trò khác nhau. Nhưng đó cũng là một hành trình cho phép chúng ta hiểu rõ hơn về suy nghĩ và nhu cầu của bản thân, đối tác và những người thân yêu của chúng ta. 

Làm thế nào để người phụ nữ hiểu biết về bản thân mình? Họ có những kỳ vọng gì? Nhịp sống nào có thể giúp bạn có được sự bình tĩnh ổn định trong nội tâm? Khi kinh nghiệm tích lũy ngày càng nhiều thì bạn càng có thể kiểm soát ngày càng nhiều công việc hơn, con đường bước đi cũng sẽ ngày càng thuận lợi và thoải mái hơn. Nếu bạn cảm thấy mệt rồi thì hãy ở nhà và xin nghỉ làm vài ngày, lắng nghe tiếng nói của chính mình, sau đó hãy tiếp tục bước đi về phía trước.