Dạy dỗ con cái theo cách thao túng có thể gây ra những hậu quả lâu dài. Việc nuôi dạy con cái không thể tránh khỏi liên quan đến việc đưa ra những lựa chọn có ảnh hưởng đến cuộc đời của con bạn. Kiểu cha mẹ thụ động thường cho phép con cái tự đưa ra quyết định và biểu đạt thái độ thờ ơ. Còn cha mẹ kiểm soát quá mức lại cố gắng định hình cuộc sống của con cái họ theo cách họ mong muốn.

Ở một mức độ nhất định, nuôi dạy con theo kiểu thụ động hay kiểm soát đều nên phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Ví dụ cha mẹ sẽ không phải nhắc nhở đứa con tuổi teen đánh răng nhưng lại phải thúc giục nếu chúng ở tuổi mầm non. Thật không may, một số cha mẹ thấy phạm vi kiểm soát của họ bị giảm dần khi đứa trẻ trưởng thành và có thể chuyển sang tìm cách thao túng cảm xúc của con trong nỗ lực lấy lại ảnh hưởng trước đây của họ.

Nghiên cứu được công bố gần đây xác định ba hành vi thao túng con cái phổ biến nhất của cha mẹ.

1. Chỉ trích

162 img1
(Ảnh: Shutterstock)

Ở hành vi này, cha mẹ cố gắng thiết lập sự kiểm soát tâm lý đối với con cái bằng cách làm tổn thương lòng tự trọng của chúng. Trong một nghiên cứu gần đây, hành vi chỉ trích này bao gồm: Đổ lỗi cho con về các vấn đề của các thành viên khác trong gia đình, nhắc lại những sai lầm trong quá khứ, nói với con rằng chúng không phải là thành viên tốt trong gia đình, nhắc nhở con về những gì họ đã làm cho chúng, và đổ lỗi trẻ về những cảm xúc tiêu cực của chính họ.

Ví dụ, hãy xem xét tình huống sau: Một thiếu niên về nhà quá giờ giới nghiêm và phải đối mặt với cha mẹ.

Phụ huynh: “Làm thế nào con có thể làm điều này với bố mẹ? Con có biết bố mẹ lo lắng cho con như thế nào không? Bố mẹ không thể tin rằng con vô ý như thế. Con khiến bố mẹ rất bực mình đấy.”

Nhìn bề ngoài, phản ứng này dường như không quá vô lý, các bậc cha mẹ đều lo lắng cho sự an toàn của con mình. Nhưng, những bậc cha mẹ này – có lẽ đã vô tình gây ảnh hưởng đến tâm lý của con khi đổ lỗi cho chúng về cảm xúc tiêu cực của mình. Vấn đề ở đây là không phải cha mẹ đang bịa đặt những cảm xúc này (rốt cuộc chúng rất thật), đó là cha mẹ đang sử dụng cảm xúc đó để cố gắng gây áp lực tâm lý đối với con mình. Kiểu giao tiếp đổ lỗi này truyền đạt rằng cảm xúc cá nhân là trò chơi công bằng trong tranh cãi gia đình. Vì vậy họ không nên ngạc nhiên khi con họ cãi lại như này: “Con không thể điều khiển được bản thân mình, bố mẹ đã rất thô lỗ. Tất nhiên con đã xông vào nhà và đóng sầm cửa lại! Con còn có thể làm gì khác nữa?!”

2. Không lắng nghe con

mama hablando hijos
(Ảnh: Shutterstock)

Không lắng nghe con nói là một hành vi phổ biến trong quan hệ gia đình. Nó bao gồm: Cha mẹ kết thúc câu nói của con, ngắt lời con, hành xử như thể họ biết những gì con họ đang nghĩ hoặc cảm thấy, và cố gắng thay đổi cách con họ cảm nhận về vấn đề.

Thật khó để tìm thấy một đứa trẻ hoàn toàn chưa từng trải qua cảm giác này. Bản chất của con người là luôn coi trọng cảm xúc của bản thân hơn của người khác. 

Đối với những trẻ ở độ tuổi thiếu niên là giai đoạn đang bắt đầu hình thành cá tính, cảm giác không được coi trọng bởi cha mẹ có thể dẫn đến sự chống đối. Hành vi này gây tổn hại ở cả hai phía: một là tổn hại cho mối quan hệ giữa bố mẹ và con bằng cách thiết lập một hệ thống phân cấp cảm xúc (cảm xúc của bố mẹ quan trọng hơn của con cái), và hai là làm tổn thương cảm xúc cá nhân của trẻ (chúng cũng muốn cảm xúc của mình được bố mẹ tôn trọng).

3. Rút lại sự yêu thương

bo me khong quan tam con
(Ảnh: Shutterstock)

Nghiên cứu về sự gắn bó ruột thịt cho thấy ngay từ khi mới lọt lòng trẻ đã hình thành mối liên kết tình cảm sâu sắc với cha mẹ. Giải thích cho điều này bao gồm sự ôm ấp ấm áp và dịu dàng của cha mẹ với trẻ, mối liên hệ giữa cha mẹ với sự an toàn… Nhìn chung, mối gắn kết đó được gọi là tình yêu thương.

Tuy nhiên, đối với những cha mẹ muốn thao túng con, mối quan hệ yêu thương gắn bó có thể được tận dụng làm công cụ kiểm soát tâm lý. Trong nghiên cứu của Romm, Metzger và Alvis, hành vi rút lại tình yêu thương của cha mẹ thể hiện ở hành động tránh nhìn vào đứa con đã làm họ thất vọng và sẽ ngừng nói chuyện với con cho đến khi họ được xoa dịu.

Đọc đến đây chắc hẳn có người nghĩ rằng: “Vô lý, làm thế nào bố mẹ lại có thể sử dụng mối liên hệ thiêng liêng này để kiểm soát và buộc con phải làm những gì họ muốn chứ?” Có thể cha mẹ đã thử nhiều biện pháp khác trước và vì nhiều lý do mà các biện pháp như bảng việc tốt, cho thời gian suy nghĩ, tịch thu điện thoại, đổi mật khẩu Wifi, thậm chí là xuống nước đều không có tác dụng. Cha mẹ cảm thấy bất lực, và có lẽ bực bội vì các phương pháp này đã thất bại và sẽ muốn sử dụng bất cứ phương pháp nào mang lại hiệu quả. Họ chỉ còn lại với lựa chọn hạt nhân: Rút lại tình yêu thương.

Tại sao đây lại là biện pháp thao túng con? Chắc chắn, có một loạt các lý do giống như những lý do được liệt kê ở trên: Một cảm giác tuyệt vọng và bất lực. Một nghiên cứu đã xác định hai nhận thức dẫn đến hành vi nuôi dạy con cái theo kiểu thao túng là: Nhạy cảm với tổn thương và không chấp nhận cảm xúc tiêu cực. Có vẻ như câu ngạn ngữ cũ cũng có thể áp dụng cho việc nuôi dạy con theo kiểu thao túng: “Người làm tổn thương ta, ta lại làm tổn thương người.” Đây quả là một vòng luẩn quẩn. Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ bị lạm dụng tình cảm có nhiều khả năng đã bị tổn thương cảm xúc bởi cha mẹ.

Tác giả: Thạc sĩ Daniel Flint (chuyên nghiên cứu tâm lý quan hệ gia đình)

Xem thêm: