Mỗi đứa trẻ sinh ra đều là một trang giấy trắng, tương lai của chúng ra sao kỳ thực đều được quyết định bởi cách giáo dục của cha mẹ.

Dũng là cậu thanh niên con trai của bà Lâm hàng xóm của tôi. Năm nay Dũng đã hơn 30 tuổi nhưng vẫn chưa kết hôn và còn sống chung với bố mẹ. Tôi nghe nói Dũng có công việc tốt cũng không làm được lâu, hiện nghỉ ở nhà không đi làm nữa. Ngày nào Dũng cũng chơi điện tử, hoặc đi mua sắm, nếu không thì gần như chỉ ở nhà chứ không ra khỏi cửa. Mọi chi phí sinh hoạt của Dũng đều do bố mẹ chu cấp, cậu giống như bảo vệ giữ nhà, không học vấn, không việc làm, không được đào tạo.

shutterstock 1398355490 image
(Ảnh minh họa: John-Mark Smith from Pexels)

Thấy con trai sắp trở thành người vô dụng, trong tâm bà Lâm luôn lo lắng bất an. Bà cũng thường thể hiện sự oán trách con mình khi nói chuyện với bạn bè. Bà giận cả ông chồng, cảm thấy đều là do chồng đã dung túng con trai. Mặc dù vậy, vợ chồng bà cũng không biết làm gì hơn vì Dũng đã qua tuổi 30, đánh không được, mắng cũng không xong, hình thế đã định lại như vậy rồi. 

Trong cuộc sống có nhiều người giống như Dũng và điều đó có quan hệ mật thiết đến cách giáo dục của các bậc phụ huynh. Dưới đây là 3 kiểu cha mẹ “đào tạo” ra những đứa trẻ nhu nhược chỉ biết dựa dẫm phụ thuộc:

1. Cha mẹ bao biện

Nhiều đứa trẻ khi còn nhỏ cũng rất thích làm việc nhà, nhưng một số cha mẹ lại cho rằng như vậy mất thời gian của trẻ, ảnh hưởng đến học tập, vì thế chỉ để chúng chuyên tâm học, tất cả những việc khác đều không cần làm. Hồi nhỏ tôi từng đọc qua câu chuyện về một thiếu niên thi lấy học bổng du học, cậu ấy vừa đọc sách, mẹ cậu vừa bên cạnh bón cơm. Kết quả là mặc dù cậu có thể thi đỗ vào trường danh tiếng, nhưng bởi vì năng lực sống quá kém, không cách nào tự lo liệu cho mình nên đành phải nghỉ học. 

Cha mẹ bao bọc quá mức khiến trẻ không biết làm gì, đến ngay bản thân mình cũng không thể nào tự chăm sóc, sau này liệu có thể không trở thành vô dụng sao?

2. Cha mẹ không cầu cố gắng

Có những bậc cha mẹ mà bản thân không có đến một chút bản lĩnh, chỉ dựa vào người già mà sinh tồn. Kiểu hình tượng này của họ sẽ in sâu trong tư tưởng của trẻ và chúng sẽ học theo. Khi những họ muốn giáo dục con cái, chúng sẽ nói: “Bố mẹ cũng đều không học vấn, không việc làm, không đào tạo, không có ý chí cầu tiến, toàn sống dựa dẫm thì làm sao có thể dạy được con chứ? 

Vậy nên mới nói, cha mẹ chính là người thầy đầu tiên của con cái, cũng là người thầy thân thiết nhất. Tục ngữ nói “có thế nào, học thế nấy”, ví dụ cha mẹ đều là những người vô dụng, vậy thì oán trách con cái thế nào đây?

3. Cha mẹ có tính áp đặt

Còn có một số cha mẹ có tính cách tương đối mạnh mẽ, trong quá trình đứa trẻ trưởng thành, họ quen với việc đưa ra quyết định cho con. Họ yêu cầu đứa trẻ bắt buộc phải nghe mình. Lâu dần đứa trẻ đó sẽ mất đi khả năng độc lập trong suy nghĩ, trở thành người không có chủ kiến và hình thành thói quen mọi thứ đều nghe theo bố mẹ.

Khi những đứa trẻ này trưởng thành, bởi vì chúng từ nhỏ đã dưỡng thành tâm lý ỷ lại vào bố mẹ, thì sẽ bất giác biến thành những người vô dụng.

Vậy mới nói, sinh con là chuyện rất nhiều người biết, nhưng giáo dục con ra sao thì không phải ai cũng biết. Ví dụ đứa trẻ sau khi sinh ra, bạn nuông chiều chúng, dung túng chúng, mệnh lệnh chúng, khống chế chúng, vậy thì đợi đến tương lai khi chúng trở thành người vong ân phụ nghĩa, bạn sẽ giống như người mẹ ở đầu bài viế này, hối hận cũng đã muộn.

Linh Chi