Trẻ mong muốn sự khẳng định từ cha mẹ, khi cha mẹ sử dụng các phương pháp gợi ý tâm lý, trẻ sẽ không chỉ trở nên vui vẻ mà còn sẵn sàng làm những điều cha mẹ mong đợi.

nuôi dạy con
Nắm vững 4 “phương pháp gợi ý” để nuôi dạy những đứa trẻ ngoan. (Ảnh: Shutterstock)

Bé Na với các bạn trao đổi đồ chơi với nhau, nhưng khi các bạn muốn về nhà, bé Na vẫn còn mải mê chơi và không muốn trả lại đồ chơi cho bạn. Lúc này, mẹ nhẹ nhàng nói: “Bé Na là một bạn nhỏ ngoan ngoãn và sẽ trả lại đồ chơi cho các bạn.” Quả nhiên, sau khi nghe điều này, bé Na đã nhanh chóng trả lại đồ chơi. 

Kiểu “phương pháp gợi ý tâm lý” này có vẻ là khen trẻ, nhưng thực chất là để khuyến khích trẻ thực hiện một số hành động nhất định. Hiệu ứng của gợi ý này khiến trẻ có xu hướng hợp tác vì trẻ thích được khen ngợi và muốn được cha mẹ thừa nhận. 

Sau đây là 4 phương pháp tạo hiệu ứng gợi ý thường được sử dụng, rất hiệu quả trong việc uốn nắn những đứa trẻ ngoan.

1. Gợi ý bằng ngôn ngữ: Khuyến khích tích cực sẽ hiệu quả hơn 

Khi con tranh giành đồ chơi với những đứa trẻ khác, nếu người mẹ cứ luôn quở trách trẻ một cách mù quáng, phủ nhận trẻ sẽ khiến lòng tự trọng của trẻ bị tổn thương và gây phản cảm. Nếu người mẹ áp dụng phương pháp gợi ý bằng ngôn ngữ, nói với trẻ rằng “Bé nhà mình thích chơi đồ chơi cùng bạn bè nhất”, trẻ nghe được lời khen từ mẹ, sẽ sẵn sàng làm theo những gì mẹ mong đợi. 

Rất nhiều người khi còn nhỏ đều có một “kẻ đáng ghét”, đó chính là “con nhà người ta”, nhiều bậc cha mẹ thích khuyến khích con mình trở nên xuất sắc bằng cách khen ngợi con của người khác, nhưng điều đó thường phản tác dụng. 

Đối với trẻ em, chúng khao khát sự khẳng định và khuyến khích của cha mẹ, khi cha mẹ học cách sử dụng những lời nói gợi ý, trẻ sẽ không chỉ trở nên vui vẻ mà còn dần làm những điều cha mẹ mong đợi. Điều này hữu ích hơn nhiều so với những lời trách móc và đòi hỏi của cha mẹ, và tốt hơn cho sức khỏe tâm thần của trẻ.

2. Gợi ý tâm lý: Làm cho trẻ ngày càng ngoan hơn 

Có một câu chuyện kể về hai bệnh nhân cùng lúc được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, một người không biết mình mắc bệnh ung thư nên hằng ngày vẫn làm những việc như bình thường, cô ấy sống rất vui vẻ. Không lâu sau đó, bác sĩ đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng cô ấy đã được chữa khỏi. Một người khác khi biết rằng mình bị ung thư thì trở nên buồn bực không vui, và mỗi ngày đều sống rất đau khổ, người ấy đã qua đời sau đó không lâu.

Mặc dù ví dụ này cũng không thật khớp lắm, nhưng nó cũng phản ánh tầm quan trọng của việc gợi ý tâm lý. 

Khi thấy hành vi của trẻ không phù hợp hoặc không đáp ứng được mong muốn của mình, cha mẹ không nên vội chỉ trích hay phủ nhận trẻ mà có thể sử dụng các gợi ý tâm lý, chẳng hạn như nói với trẻ “con đã tiến bộ hơn lần trước”, “mặc dù con vẫn chưa đạt, nhưng chỉ cần con tiếp tục cố gắng, điểm số của con nhất định sẽ tốt thôi”. Thông qua hình thức gợi ý tâm lý tích cực này, có thể giúp trẻ lấy lại sự tự tin và trở nên xuất sắc. 

chi phí nuôi con
Nụ cười của mẹ là lời khẳng định đối với hành vi của trẻ. (Ảnh: Ketut Subiyanto / Pexels)

3. Gợi ý hành vi: Hãy để hành động cải biến đứa trẻ 

Ví dụ, khi trẻ hoàn thành cuộc đua 100 mét mà thành tích không đạt yêu cầu, nếu cha mẹ thở dài, trẻ sẽ tự nhiên nản chí. Nếu cha mẹ vỗ vai trẻ và nói “không sao đâu, con tiếp tục cố gắng nhé” thì đứa trẻ sẽ không ngừng cố gắng.

Nếu cha mẹ muốn con mình trở nên xuất sắc thông qua việc gợi ý hành vi thì cần phải bắt đầu từ chính bản thân mình, ví dụ cha mẹ yêu cầu con đọc sách thường xuyên thì bản thân cha mẹ cần hình thành thói quen đọc sách. Cha mẹ là người thầy tốt nhất cho con, vì vậy nên tự mình làm gương cho con. Khi đứa trẻ có thể tự nhận thức ra tầm quan trọng trẻ sẽ làm việc đó một cách tự nguyện, độc lập và tự giác. 

4. Phương pháp gợi ý qua biểu cảm: thay đổi đứa trẻ qua những biểu cảm tinh tế

Có một người mẹ từng nói rằng chỉ cần cô thay đổi sắc mặt thì đứa trẻ sẽ ngoan ngoãn hơn, cô ấy đã áp dụng rất tốt phương pháp biểu cảm này, nhưng những dấu hiệu biểu cảm nên mang tính tích cực hơn và gợi ý khích lệ cho trẻ.

Khi trẻ đã làm được điều gì đó đáng được khen ngợi, cha mẹ có thể kịp thời gửi đến con một nụ cười khẳng định. Còn khi trẻ là điều mà đáng bị phê bình thì cha mẹ cũng nên chú ý trong việc thể hiện thái độ nghiêm nghị, điều quan trọng là khiến cho các biểu cảm đạt được hiệu quả tốt cho việc giáo dục mà không phản tác dụng. 

Thông thường, nụ cười chân thành của người mẹ chính là thông điệp tuyệt vời gửi đến trẻ khi muốn công nhận hành vi đáng khen của con. Và nó có tác dụng rất tích cực trong việc nuôi dưỡng nên một đứa trẻ ngoan.