Mua sắm là một nhu cầu thiết yếu, còn trở thành thói quen cũng như sở thích của nhiều người chúng ta. Nhưng vào dịp cuối năm, khắp nơi đều đồng loạt giảm giá, khuyết khích tiêu dùng thì chúng ta cũng nên cân nhắc để tránh việc chi tiêu quá nhiều.

Với một số lưu ý nhỏ, có thể giúp bạn cân bằng chi tiêu và tiết kiệm trong mùa giảm giá cuối năm.

Lên danh sách những sản phẩm theo thứ tự ưu tiên

Những lưu ý khi mua sắm vào mùa giảm giá cuối năm
(Ảnh: internet)

Những món đồ phát sinh trong khi đi mua sắm có thể khiến bạn bội chi. Để tránh tình trạng này, trước khi đi, hãy lên một danh sách những món đồ muốn mua, ước tính giá cả và cân nhắc ngân sách kỹ lưỡng. Việc lên danh sách không những giúp bạn giảm mức chi tiêu khi mua sắm đến mức tối thiểu mà còn giúp tránh xa những món hàng không cần thiết.

Khi lên danh sách, bạn có thể ước tính được số tiền cần dùng để tránh mang theo tiền quá nhiều vì khi có nhiều tiền trong túi sẽ khiến bạn không kiềm chế được sở thích mua sắm của mình. Khi thấy một món đồ muốn mua mà trong túi không còn tiền, bạn sẽ phải hạn chế những mong muốn không cần thiết lại thôi.

Mua hàng giảm giá

Image result for hàng giảm giá
(Ảnh: internet)

Đăng ký nhận bản tin khuyến mãi từ các trang bán hàng uy tín để nhận được những cơ hội mua hàng giảm giá chất lượng. Luôn tận dụng những chương trình tặng voucher hoặc mã giảm giá để mua sắm một cách hiệu quả, đặc biệt là những ngày Black Friday hay Cyber Monday v.v.. Trước khi mua hàng, hãy dành một chút thời gian để tìm hiểu các chương trình khuyến mại trên các trang mạng hoặc mạng xã hội để nhận được ưu đãi từ người bán với những “mã coupon” hay “mã giảm giá” v.v.. Bạn có thể tìm thấy những nơi mua sắm tiết kiệm chi phí nhất, có thể là miễn phí vận chuyển hoặc giảm 10% tổng tiền hàng v.v..

Để có thể trở thành một người tiêu dùng thông minh, chúng ta cần tỉnh táo trước sự cám dỗ của những món hàng. Có những thứ ta muốn và những thứ ta cần. Vậy nên hãy ưu tiên cho những gì cần trước để tránh việc chi tiêu lãng phí không cần thiết.

Mua hàng qua mạng

Những lưu ý khi mua sắm vào mùa giảm giá cuối năm
(Ảnh: shutterstock.com)

Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam trong vài năm gần đây có những bước tiến đáng kể, tạo điều kiện phát triển mảng mua sắm trực tuyến. Đây là mảnh đất màu mỡ, giàu tiềm năng để các nhà bán lẻ khai thác cũng như mang đến nhiều lợi ích cho người tiêu dùng.

Giá cả là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định chi tiêu mua sắm của người tiêu dùng. Thông thường, các doanh nghiệp kinh doanh qua mạng không những mang đến mức giá cạnh tranh so với thị trường, mà họ còn triển khai các chương trình quà tặng, ưu đãi hấp dẫn với lợi ích lâu dài.

Vào những dịp đặc biệt như Noel, Tết… chúng ta hãy lướt mạng tìm kiếm để có thể mua sắm với mức giảm giá hấp dẫn các mặt hàng như: sách, voucher ăn uống, quần áo hay phụ kiện thời trang… Thật thú vị khi cùng một món hàng yêu thích, bạn lại có thể mua với mức giá chỉ bằng một nửa ngày thường.

Tham khảo giá cả nhiều nơi trước khi quyết định mua

Image result for so sánh giá
(Ảnh: mediabakery.com)

Nếu bạn có nhu cầu mua sắm một món hàng nào đó, thì tốt nhất bạn nên bỏ chút thời gian để nghiên cứu về giá cả để tìm được nơi bán với giá hợp lý nhất. Bạn có thể  tham khảo giá trên các trang mạng xem mặt hàng đó có giá chung tầm bao nhiêu. Còn nếu mua tại cửa hàng bạn nên đi tham khảo giá ở nhiều cửa hàng khác vì mẫu mã ở các cửa hàng trong cùng một khu vực sẽ tương đối giống nhau.

Không nên mua quá nhiều

Image result for mua sắm quá nhiều
(Ảnh: toplist)

Với tâm lý hàng giảm giá, rẻ hơn rất nhiều nên cứ mua để sử dụng dần dần sẽ khiến bạn chi tiêu quá ngân sách đã định ra. Chúng ta nên cân nhắc số lượng để đảm bảo phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Đối với thực phẩm, nên chú ý đến hạn sử dụng khi bạn có ý định mua để dự trữ trong lúc giảm giá tránh việc mua quá nhiều, dẫn đến việc quá hạn trước khi dùng hết.

Thật ra chương trình giảm giá vẫn thường xuyên được diễn ra, chỉ cần lưu ý chúng ta vẫn có thể mua được hàng giá rẻ hàng tháng hoặc hàng tuần, do đó không cần thiết phải mua quá nhiều trong một lúc, làm cho ngân sách mất cân bằng vì những sản phẩm chưa thực sự cần thiết.

Thanh Minh

Xem thêm: