Bộ não của chúng ta giống như bộ vi xử lý của máy tính: Nó có một khả năng xử lý hữu hạn, các nguồn lực trí tuệ chỉ có thể được sử dụng trong một thời điểm nhất định.

Bất kỳ công việc đa nhiệm hay trạng thái cảm xúc nào chiếm quá nhiều “bộ nhớ” thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng tập trung và giải quyết vấn đề, sự sáng tạo hay việc sử dụng các khả năng nhận thức khác. Kết quả là chỉ số IQ đang hoạt động của chúng ta sẽ tạm thời bị giảm xuống.

Để chứng minh nguyên lý này, hãy thử đi bộ trong khi tính nhẩm từ 1000 trừ đi 7 (1000, 993, 986, 979,…). Bạn sẽ nhanh chóng phải ngừng đi bộ. Vì sao? Bộ não của bạn phải làm việc rất nỗ lực để thực hiện phép tính, nó không đủ nguồn lực để điều khiển đôi chân bạn tiếp tục di chuyển về phía trước.

Hầu hết các nhiệm vụ cạnh tranh thông thường không có tác động đáng kể đến khả năng học tập hay làm việc của chúng ta. Hầu hết chúng ta đều có thể làm bài tập về nhà trong khi đang nghe nhạc và có thể đọc sách say sưa trong khi đang ăn.

Tuy nhiên, một số thói quen tâm lý tiêu thụ một lượng lớn các nguồn lực trí tuệ khiến khả năng nhận thức của chúng ta bị giảm xuống. Rất ít người biết được rằng những thói quen tâm lý này có ảnh hưởng bất lợi như vậy, vì vậy họ không muốn ngừng lại những gì họ đang làm. Và chính điều này có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thực hiện nhiệm vụ hết công suất của một người.

Dưới đây là 5 thói quen tâm lý thường gặp làm suy yếu khả năng trí tuệ của chúng ta:

1. Trầm ngâm

Việc nhớ lại các sự kiện buồn, bực bội hay phiền toái nhiều lần, đặc biệt nếu những suy nghĩ này lặp lại thường xuyên, chúng có thể làm chúng ta hao tổn tâm lực, giảm sút tinh thần. Ngoài việc ảnh hưởng đến chức năng nhận thức, trầm ngâm suy nghĩ có thể gây ra những tác động nguy hiểm đến trạng thái cảm xúc và thậm chí là cả sức khỏe thể chất của chúng ta.

tâm lý
(Ảnh: vnphoto.net)

>> 6 phương pháp để bảo vệ sức sống của não

2. Cảm giác tội lỗi

Đôi khi, chúng ta đều cảm thấy mình có lỗi. Chúng ta thường xin lỗi hay thực hiện một số hành động để giải quyết những cảm giác tội lỗi của mình. Tuy nhiên, khi cảm giác tội lỗi không được giải quyết và liên tục xuất hiện trong tâm trí, nó tạo ra sự phân tâm làm suy yếu hoạt động nhận thức.

Giải pháp được đưa ra là hãy quên chúng đi vì quá khứ sẽ không thể quay trở lại, hay đưa ra lời xin lỗi và thực hiện những hành động chuộc lỗi ngay lập tức.

>> Dạy con rằng khi có thể nói “cảm ơn” thì đừng nói “xin lỗi”

3. Than phiền

Hầu hết mọi người hay kể về những thất vọng của họ đối với bạn bè hơn là thảo luận với những người có thể giúp giải quyết chúng. Vấn đề ở đây là, mỗi lần kể lại câu chuyện của mình, chúng ta trở nên nản lòng và tức giận. Tức giận và thất vọng đòi hỏi năng lượng xử lý đáng kể và việc than phiền thường xuyên làm bòn rút năng lực trí tuệ của chúng ta.

(Ảnh: Shutterstock)
(Ảnh: Shutterstock)

>> 7 cách đơn giản để loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực

4. Mặc cảm vì bị từ chối

Khi bị từ chối, chúng ta thường có cảm giác bị tổn thương và điều này tác động không nhỏ tới tâm trạng của chúng ta, đồng thời cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng nhận thức của bản thân. Nếu chúng ta nuôi dưỡng thói quen này lâu ngày thì còn nguy hại hơn nữa, nó sẽ khiến chúng ta có xu hướng oán trách bản thân, dần dần sẽ hình thành lối suy nghĩ tiêu cực, làm tổn thương lòng tự trọng, thời gian dài ở trong trạng thái căng thẳng, làm tổn hại khả năng nhận thức. 

tâm lý
(Ảnh: Twitter)

Tốt hơn hết là bạn nên lạc quan, vì việc bị từ chối diễn ra rất thường xuyên trong cuộc sống, bạn nên học cách quen dần với nó, chấp nhận khuyết điểm của bản thân và học cách phát triển bản thân một cách từ từ.

>> Thành thật nhưng thiếu lòng trắc ẩn cũng là một dạng của độc ác

5. Lo lắng

Nhiều người không cho rằng lo lắng là có hại. “Tôi chỉ hơi lo lắng một chút thôi”, chúng ta có thể nói lời này với nụ cười gượng gạo. Nhưng lo lắng tạo ra trạng thái cảm xúc không thoải mái và khó chịu và nó có thể làm phân tâm nghiêm trọng.

tâm lý
(Ảnh: Shutterstock)

Khi chúng ta lo lắng về điều gì đó, chúng có xu hướng chiếm quyền ưu tiên trong tâm trí và đẩy mọi thứ khác sang một bên. Vì vậy hãy tìm cách thư giãn bản thân hay tìm kiếm giải pháp cho vấn đề thay vì lo lắng một cách thụ động.

Theo tiến sĩ, nhà tâm lý học Guy Winch, Psychology Today
Hoàng Vũ

Xem thêm: