Gặp phải người thiếu trách nhiệm hẳn là không mấy dễ chịu, nhất là khi bạn là người phải gánh hậu quả từ họ. 6 bước để đối phó dưới đây sẽ cho bạn cách xử lý vấn đề một cách sáng suốt, hiệu quả và tránh gây thù chuốc oán với kiểu người này.

thiếu trách nhiệm
(Ảnh: Antonio Guillem/ Shutterstock)

Hẳn là ai cũng từng gặp phải những người hay trốn tránh trách nhiệm. Nếu đó là bạn bè bình thường, chúng ta có thể dễ dàng phân biệt đây là vấn đề của mình hay của đối phương, đa phần sẽ không cần quá lo lắng, cũng không cần cố gắng thay đổi họ. Còn nếu đó là vợ/chồng, con cái hay đồng nghiệp của bạn thì không thể không quan tâm điều này được. Bởi vì, khi họ trốn tránh trách nhiệm thì hậu quả thường sẽ đổ lên đầu bạn. Khi bạn buộc phải giải quyết hậu quả do đối phương gây ra, khối lượng công việc nặng nề sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn.

Trên thực tế, có nhiều kiểu người thiếu trách nhiệm khác nhau. Bạn có thể lắng nghe cái dạng các loại lý cớ che đậy của họ, từ đó dựa theo đặc điểm tính cách của họ để tìm ra cách hiệu quả để khiến họ có thể gánh vác trách nhiệm của mình.

Cách hoá giải vấn đề với người thiếu trách nhiệm

Kiểu người này thường sử dụng câu “tôi không biết” để trốn tránh trách nhiệm, điều đó có nghĩa là họ đã kích hoạt cơ chế bảo vệ bản thân họ. Lúc này, để họ phải chịu trách nhiệm, trước tiên bạn hãy làm rõ mọi thứ, sau đó hạ thấp thái độ phòng thủ của họ và bắt đầu suy nghĩ về các giải pháp. 

Bạn có thể đặt các câu hỏi như: 

“Việc đó không thể thực hiện được bây giờ sao?” 

“Làm sao để điều này có thể thực hiện được?” 

Như vậy có thể hạ thấp thái độ phòng thủ và khiến đối phương nghĩ cách thực hiện kế hoạch được cho là không khả thi, đồng thời họ sẽ hợp tác với bạn.

Cách đối đáp với người muốn thu hẹp trách nhiệm bản thân

Khi bạn gặp một người muốn “thu hẹp trách nhiệm của mình”, trước tiên bạn cần có thể đồng cảm với cảm xúc của đối phương. 

Sau đó bạn có thể nói như thế này với họ: “Tôi đoán, bạn thực sự muốn nói với tôi rằng bạn không thể làm điều đó, phải không?” 

Tiếp đến hỏi đối phương: “Bạn nghĩ rằng bạn cần phải hoàn thành vấn đề này, trừ khi có một tình huống…” 

Hãy để bên kia đưa ra giải pháp thực hiện hiệu quả, điều này sẽ khiến họ có động lực hơn, tự tin hơn và có trách nhiệm hơn trong việc thực hiện kế hoạch. 

6 bước khơi dậy tinh thần trách nhiệm ở những người có năng lực nhưng chưa nỗ lực hết mình 

Những người có thái độ thụ động có xu hướng không giải quyết vấn đề và để vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Kiểu người như vậy thường tự nói với bản thân những câu như: “Chờ một chút xem tình hình thế nào”, “Sớm muộn gì cũng có người đứng ra giải quyết thôi”. 

Nhiều người có thái độ thụ động, thuộc về kiểu người “có khả năng nhưng không làm hết sức mình”. Nếu bỏ mặc để họ làm qua loa cho qua chuyện thì vấn đề sẽ ngày càng tệ hơn. Muốn để những người thụ động chịu trách nhiệm, hãy sử dụng cách “đồng cảm với họ” “đưa ra các phương án giải quyết”, đồng thời giúp họ nhận ra ảnh hưởng và tính nghiêm trọng của vấn đề.

Bạn nên chú ý đừng chỉ trích hay đổ lỗi cho những người thụ động mà hãy để họ cảm thấy rằng họ đang được bạn hỗ trợ và khuyến khích.

Khi bạn gặp một người “có năng lực nhưng không làm hết sức mình”, bạn có thể thử 6 bước sau, điều này có thể dần dần nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ.

Bước 1: Giao tiếp hiệu quả 

Nói với đối phương rằng bạn muốn dành 10 phút trò chuyện với anh ấy. Thời gian tốt nhất là vào lúc anh ấy có thể tập trung vào cuộc trò chuyện. Nếu bên kia nói rằng anh ấy có thể bỏ việc đang làm và đến chỗ của bạn thì bạn cũng có thể nói một cách lịch sự: “Không có việc gì gấp, xong việc anh có thể đến”.

Bước 2: Suy nghĩ từ vị trí người khác

Đầu tiên hãy nghĩ đến 3 điều có thể khiến đối phương cảm thấy không hài lòng, càng rõ ràng và càng cụ thể càng tốt. Ví dụ, bạn nghĩ rằng đối phương sẽ không hài lòng với những dự án nhàm chán thường giao cho mình, hay là không hài lòng về việc không giao cho anh ấy đủ ngân sách để mua thiết bị mình muốn, hay đôi khi anh ta sẽ đổ lỗi cho sự lộn xộn do người khác gây ra. Lúc này, trước tiên bạn cần buông bỏ sự bất mãn với anh ấy, đặt mình vào vị trí của đối phương để suy nghĩ. 

Bước 3: Lời mở đầu bất ngờ 

Trong cuộc gặp gỡ với người khác, người kia có thể muốn phòng thủ rằng bạn chắc hẳn sắp đổ lỗi cho anh ta. Tuy nhiên, bạn hãy nắm trong tay chìa khóa thành công của mình. Chính là làm cho người kia ngạc nhiên bằng một câu mở đầu đầy bất ngờ: “Có lẽ bạn đoán rằng tôi sẽ nói cho bạn biết điều gì đó có vấn đề và bạn đã sai ở đâu như thường lệ. Nhưng thật ra tôi đang nghĩ tại sao bạn lại có thái độ như vậy, có lẽ tôi đã làm bạn thất vọng, có một vài điều mà bạn có thể không dám nói, những điều này hẳn là…” 

Bằng cách này bạn có thể nói cho đối phương biết rằng bạn đang cảm thấy mình đã làm họ thất vọng.

Bước 4: Hỏi chân thành và kiên nhẫn lắng nghe

Hãy hỏi đối phương một cách chân thành: “Những gì tôi nói có đúng không? Nếu không, tôi đã làm gì khiến bạn cảm thấy khó chịu? Bạn có thể cho tôi biết về điều đó không?”

Lắng nghe cẩn thận những gì người kia nói, sau đó dừng lại một chút trước khi nói tiếp: “Bạn cảm thấy phiền lòng về những điều này như thế nào?” 

Bước 5: Chân thành xin lỗi và cảm ơn đối phương đã bày tỏ

Sau khi người kia trả lời câu hỏi của bạn, hãy nói một cách chân thành: “Vâng! Tôi không nhận ra điều đó, tôi xin lỗi, sau này tôi sẽ điều chỉnh lại”. Bạn hãy dừng lại một chút và chờ họ lên tiếng.

Nếu người kia hỏi bạn: “Còn chuyện gì nữa không?” Bạn nên nói một cách chân thành: “Không, tôi chỉ muốn nói thế thôi. Cảm ơn bạn đã cho tôi biết thực tế.”

Bước 6. Tránh tạo ra kẻ thù mới và buộc đối phương phải chịu trách nhiệm 

Bạn có thể nói với đối phương: “Tôi biết có một số chỗ tôi đã bỏ qua và tôi biết bạn ngại nói với tôi. Nếu tôi có thể biết được những điểm thiếu sót của mình, tôi có thể làm tốt hơn và tạo ra một môi trường làm việc tốt hơn.”.

Tiếp đó, bạn có thể thảo luận với bên kia về việc làm thế nào để tạo môi trường làm việc tốt cho họ. Bạn muốn những người có thái độ thụ động chịu trách nhiệm, nếu bạn chỉ ra lỗi sai của đối phương và yêu cầu đối phương hứa sẽ cải thiện trong tương lai, thi trên thực tế, bạn chỉ đang tạo ra một kẻ thù mới. Cho dù đối phương trên bề mặt vẫn nghe theo bạn, nhưng chỉ cần có cơ hội, họ sẽ tìm cách để trốn tránh trách nhiệm. 

shutterstock 1622932090
6 bước trên cũng rất hữu ích cho các bậc cha mẹ muốn giáo dục tính trách nhiệm cho con trẻ. (Ảnh: BearFotos/ Shutterstock)

6 bước trên rất hữu ích cho những người quản lý sử dụng để xây dựng ý thức trách nhiệm giữa các thành viên trong công ty. Nó cũng rất hữu ích cho các bậc cha mẹ muốn giáo dục tính trách nhiệm cho con trẻ. Nhưng mấu chốt thành công nằm ở sự thuần thục trong việc sử dụng ngôn ngữ và hiểu được ý định của từng bước. Sau khi nắm vững chúng, hầu hết các trường hợp đều cho hiệu quả tốt.

Sơ Tân, Vision Times

  • Mời xem video: 6 tu dưỡng để trở thành người biết tôn trọng người khác