Chúng ta chớp mắt khoảng 10 đến 15 lần mỗi phút và dành khoảng 10% thời gian thức của mình để làm việc đó. Hành động chớp mắt chỉ xảy ra trong tíc tắc nhưng lại có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của mỗi người.

chớp mắt
(Ảnh: aslysun/Shutterstock)

1. Chớp mắt để não được nghỉ ngơi

Hành động chớp mắt có tác dụng làm sạch, giữ ẩm, ngăn ngừa nhiễm trùng, nuôi dưỡng cho nhãn cầu khỏe mạnh để bảo vệ thị lực cho chúng ta. Không chỉ thế, hóa ra cái chớp mắt với não bộ lại có sự liên kết chặt chẽ với nhau. 

Có thể nói chớp mắt (nói chung) giống như một sự tạm dừng của não bộ, một sự nghỉ ngơi để tìm lại sự tỉnh táo giữa những suy nghĩ bộn bề. Bộ não của chúng ta tận dụng những giây ngắn ngủi này để tâm trí được “đi lang thang” và “chuyển sang chế độ ngoại tuyến”. 

2. Chớp mắt “đồng bộ hóa theo nhóm”

Mắt của chúng ta sẽ chớp ít hơn khi làm công việc yêu cầu sự tập trung của thị giác, như khi làm việc với máy tính. Chúng ta cũng sẽ đồng bộ hóa việc chớp mắt khi nói chuyện mặt đối mặt với người khác, đặc biệt là khi nói về chủ đề chúng ta quan tâm. 

Khi một nhóm người cùng xem một bộ phim, họ sẽ đồng bộ hóa thời gian chớp mắt của mình với nội dung được trình chiếu, dẫn đến sự đồng bộ hóa của cả nhóm người. 

Chúng ta có xu hướng chớp mắt khi một cảnh phim hành động kết thúc hoặc mắt tập trung hơn khi thấy một phân cảnh xúc động. Chính xu hướng phản ứng này đã tạo ra sự đồng bộ chớp mắt theo nhóm.

3. Chúng ta thường chớp mắt ít hơn khi yêu

tinh yeu thuong
(Ảnh: ShutterStock)

Chúng ta có xu hướng đồng bộ hóa việc chớp mắt theo sở thích của mình. Khi hẹn hò với ai đó, bạn có xu hướng duy trì giao tiếp bằng ánh mắt với họ, điều này khiến tình cảm trở nên mãnh liệt hơn. 

Khi bạn nhìn chằm chằm vào mắt ai đó (đặc biệt là với người mà bạn cảm thấy thu hút và không ở trong tình huống khó xử) cơ thể sẽ giải phóng hormone (phenethylamine và oxytocin) liên quan đến niềm đam mê và tình cảm. Hành động giao tiếp bằng mắt sẽ giúp đồng bộ hóa hoạt động chớp mắt và não bộ, cho thấy sự gắn kết thực sự của 2 người vào một “hệ thống được kết nối đơn lẻ”.

4. Chớp mắt có thể là dấu hiệu của sự lừa dối

Nói dối là một hoạt động căng thẳng nên người nói dối có xu hướng chớp mắt nhiều hơn. Vì bộ não phải bận rộn xử lý các thông tin dối trá nên mắt sẽ bị nháy tự động. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng những người nói dối có ý thức chớp mắt ít hơn người bình thường. Thậm chí người nói dối còn cố nhìn thẳng vào mắt đối phương để dễ thuyết phục họ hơn. Trong trường hợp này, hiện tượng chớp mắt diễn ra ít hơn bình thường 8 lần. Nhưng phần lớn các nghiên cứu ủng hộ giả thuyết tỷ lệ chớp mắt tăng là dấu hiệu phi ngôn ngữ cho thấy sự lừa dối.

5. Chớp mắt một bên có thể gây hiểu nhầm

Chớp mắt một bên, còn được gọi là nháy mắt, thường được cho là tín hiệu tán tỉnh và có thể tạo ra phản ứng hưng phấn nội tiết tố. Khi bị thu hút bởi ai đó, chỉ cần giao tiếp qua ánh mắt cũng đủ để hai người trao đổi nhiều thông điệp bí mật. Nháy mắt cũng là một biểu hiện phổ biến khi ai đó bày trò tinh quái, một trò chế nhạo, một tín hiệu trong thể thao, dấu hiệu của sự thô tục…Tốt nhất là bạn nên chú ý không nháy mắt bừa bãi khi đến thăm một nền văn hóa mình không hiểu rõ.

chớp mắt
(Ảnh: Asier Romero/Shutterstock)

6. Chúng ta có thể tự rèn luyện khả năng chớp mắt

Bạn sẽ có một cái chớp mắt đúng nghĩa khi mí mắt được khép lại hoàn toàn. Hành động đơn giản này mang đến rất nhiều lợi ích như làm mắt giảm khả năng bị nhiễm trùng, hạn chế mẩn đỏ, làm thị lực rõ nét hơn. 

Hãy luyện tập bài tập 1 phút sau để giữ gìn đôi mắt khỏe mạnh: Nhìn theo mỗi hướng (lên / xuống / trái / phải / thẳng) rồi chớp mắt 10 lần ở mỗi vị trí. Mỗi lần chớp mắt, bạn không cần ép chặt mí mắt mà chỉ cần nhắm mắt hoàn toàn, sau đó mở ra. Thực hiện 5 lần một ngày.

Minh Minh (Theo Bright Side)

Xem thêm: