Trong lịch sử cổ đại, có rất nhiều sự tương đồng đáng kinh ngạc giữa nền văn minh phương Đông và phương Tây.

1. Sự tương đồng về lịch pháp

Từ thế kỷ 20 TCN đến thế kỷ 18 TCN, thời Babylon cổ đại đã có lịch âm được tính bởi chu kỳ Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, không chỉ xuất hiện cùng lúc với lịch âm mà triều Hạ của Trung Hoa sử dụng, mà cả hai loại lịch này cách mỗi 2-3 năm đều có 1 tháng nhuận, vô cùng tương đồng.

6 sự trùng hợp đáng kinh ngạc trong lịch sử cổ đại
(Ảnh: Shutterstock)

2. Sự trùng hợp về sự khởi đầu của nền văn minh

Vào khoảng 3000 năm TCN, triều đại kim tự tháp Ai Cập được thành lập, trùng hợp với thời kỳ Viêm Đế, Hoàng Đế của Trung Hoa được ghi chép trong quyển “Sử Ký”. Cả hai triều đại này đều là nguồn gốc văn hóa cổ đại.

6 sự trùng hợp đáng kinh ngạc trong lịch sử cổ đại
Kim tự tháp Ai Cập. (Ảnh: Shutterstock)

3. Những bậc thầy văn minh cùng thời

Khổng Tử của Trung Quốc và Phật Thích Ca Mâu Ni của Ấn Độ xuất hiện cùng thời kỳ. Một vị đã khai sáng ra nền văn hóa truyền thống phương Đông kéo dài suốt 3000 năm – Nho học, một vị đã xây dựng nên một trong những tôn giáo lớn nhất trên thế giới – Phật giáo. Hai vị một Đông một Tây (Ấn Độ trước đây là Tây Trúc), một Nho một Phật này đã tạo ra sự ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với thế giới.

6 sự trùng hợp đáng kinh ngạc trong lịch sử cổ đại
Phật Thích Ca Mâu Ni. (Ảnh: Shutterstock)

4. Sự trùng hợp Thiên Cổ Nhất Đế

Peter Đại Đế của Nga và Hoàng đế Khang Hy của Trung Hoa đăng cơ cùng thời và lần lượt băng hà (Khang Hy băng hà vào năm 1722, Peter Đại Đế thì qua đời vào năm 1725). Peter Đại Đế đã thành lập nên Đế quốc Nga, còn Hoàng đế Khang Hy đã gây dựng đế chế hùng mạnh nhất phương Đông, cả hai người này đều là những vị vua có tài trí mưu lược kiệt xuất.

5. Sự trùng hợp về bậc thầy văn hóa

Shakespeare và Thang Hiển Tổ không chỉ là người cùng thời, mà còn cùng qua đời vào năm 1616. Shakespeare là cha đẻ của kịch phương Tây, còn Thang Hiển Tổ là ông tổ của kịch Trung Hoa.

6. Sự trùng hợp về văn học kinh điển

“Sử thi Homer” vĩ đại của phương Tây được viết vào thế kỷ thứ 9 TCN, xuất sinh cùng thời với “Kinh Thi” vĩ đại của Trung Hoa. Hai tác phẩm này là sự tương ứng của văn hóa Đông và Tây, là vầng hào quang sáng chói nhất trong làng thơ ca thế giới.

Mai Hoa

Xem thêm: