Sushi là món ăn truyền thống của Nhật Bản được ưa chuộng trên khắp thế giới. Tuy vậy, với nguyên liệu đặc trưng là cá sống, ăn sushi quá nhiều có thể dẫn đến nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe của bạn.

Ăn sushi
(Ảnh: Shutterstock)

1. Ngộ độc thủy ngân

Tất cả các loại cá đều chứa một số lượng thủy ngân nhất định, nhưng hầu hết các loại cá được sử dụng trong cuộn sushi và sashimi đều là những loài cá lớn (như cá ngừ, cá đuôi vàng, cá ngừ vây xanh, cá vược và tôm hùm) có lượng thủy ngân cao nhất. Nhiễm độc thủy ngân có thể dẫn đến các vấn đề về trí nhớ, yếu cơ, tê và ngứa ran, run rẩy và mệt mỏi.

2. Sán dây ký sinh

Trên thế giới đã có một số trường hợp bị mắc sán dây do ăn cá sống. Năm 2018, một người đàn ông đã được bác sĩ rút một con sán dây dài 5 feet (1 mét 52) ra khỏi cơ thể. Bác sĩ nhận định nguyên nhân cao nhất là do người này ăn sushi sống. Đa phần bệnh nhân nhiễm sán dây cá thường không biểu hiện triệu chứng khi nhiễm lượng sán ít. Trường hợp nhiễm nhiều, bệnh sẽ có những triệu chứng rõ ràng hơn, như đau bụng, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, liệt các chi, thậm chí có thể dẫn đến những biến chứng nặng, chẳng hạn như tắc ruột, nôn ói ra nhiều nước sán dẫn đến nghẹt thở, đôi khi gây trụy tim mạch. Bệnh do sán dải cá có đặc điểm là gây ra hội chứng thiếu máu do thiếu hụt vitamin B12, xét nghiệm cận lâm sàng thấy hồng cầu to và non, tăng sắc.

3. Bệnh nhiễm trùng Listeria 

Các vi khuẩn gây bệnh như Listeria monocytogenes, Staphylococcus aureus và Bacillus cereus có thể tàn phá nghiêm trọng đường ruột của bạn. Tiêu thụ lượng lớn cá sống có thể khiến bạn mắc các bệnh truyền nhiễm có triệu chứng như đau bụng, buồn nôn và nôn mửa nghiêm trọng.

4. Bệnh Salmonella

Salmonella là một loại vi trùng (vi khuẩn) có thể gây một chứng bệnh ruột nơi người và động vật gọi là bệnh nhiễm Salmonella. Tuy hiếm khi xảy ra nhưng bệnh nhiễm salmonella có thể truyền từ ruột sang máu và đến những nơi khác trong cơ thể. Salmonella sẽ xuất hiện khi bạn ăn cá sống và thịt không được chế biến đúng cách. Triệu chứng có thể tiến triển từ 12 đến 72 tiếng sau khi nhiễm khuẩn. Các triệu chứng thường kéo dài trong vòng từ 4 đến 7 ngày và có thể bao gồm: tiêu chảy, co thắt dạ dày, đau đầu, sốt, nôn mửa, mất nước (mất dịch cơ thể), đặc biệt ở trẻ sơ sinh và người già.

tăng cân
(Ảnh: Shutterstock)

5. Ngộ độc thực phẩm scombroid

Scombroid xảy ra do ăn cá chứa nhiều histamine do bảo quản hoặc chế biến không đúng cách. Histamin là một trong những chất có liên quan mật thiết tới tình trạng sốc phản vệ, phản ứng viêm, dị ứng, dẫn truyền thần kinh và sự bài tiết dịch vị. Histamin được phát hiện ở khắp các mô trong cơ thể với mật độ phân bố không đồng đều, chủ yếu ở các mô phổi, ruột, da. Các loại cá thường liên quan bao gồm cá ngừ, cá thu, cá nục heo cờ, cá mòi, cá cơm,  cá trích, bluefish, amberjack, và cá buồm. Những con cá này vốn có hàm lượng histidine cao được chuyển đổi thành histamine khi vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản không đúng cách. Các histamine dư thừa không bị phá hủy trong quá trình sưởi ấm và có thể gây ra phản ứng dị ứng và thậm chí sốc phản vệ. Một báo cáo năm 2008 của Food Safety Watch lưu ý rằng ngộ độc scombroid chiếm 38% trong tất cả các vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến hải sản ở Hoa Kỳ.

6. Chất độc nhân tạo

Cá nuôi trong trang trại không có nguy cơ nhiễm giun ký sinh, nhưng sẽ bị tiếp xúc với chất độc nhân tạo. PCB (hợp chất clo) và thuốc trừ sâu có thể làm ô nhiễm môi trường sống của cá nuôi cũng như cá hoang dã từ Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Ciguatoxin là độc tố được sản xuất bởi các vi sinh vật tảo biển làm ảnh hưởng đến cá ăn gần các rạn san hô như cá hồng, cá mú, jack và barracuda. Nuốt phải ciguatoxin với số lượng lớn có thể gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy, sau đó dẫn tới là các triệu chứng thần kinh (trong một số trường hợp hiếm gặp, người bệnh sẽ gặp ảo giác hoặc bồn chồn, lo lắng).

Minh Minh

Xem thêm: